Vũ “nhôm” muốn đặt câu hỏi với bị cáo khác, Chủ tọa chưa cho phép
Sáng 12/12, phiên tòa xét xử các bị cáo trong vụ án xảy ra tại Ngân hàng Đông Á ( DAB) tiếp tục với phần bào chữa của các luật sư.
Phan Văn Anh Vũ muốn hỏi các bị cáo khác nhưng chưa được chấp nhận.
Mở đầu buổi làm việc, Chủ tọa Phạm Lương Toản đã công bố đề nghị của luật sư bảo vệ quyền lợi cho Phan Văn Anh Vũ. Theo đó, Vũ tiếp tục xin giấy bút để ghi chép và muốn được đặt câu hỏi với các bị cáo khác.
Sau khi xem xét, gần cuối buổi xét xử, Chủ tọa cho biết về yêu cầu được đặt câu hỏi với các bị cáo khác, HĐXX “sẽ điều hành theo quy định, chứ không phải yêu cầu sẽ được chấp nhận”. Trước mắt, HĐXX chỉ chấp nhận quyền bào chữa bổ sung.
Cũng trong buổi sáng, các bị cáo, luật sư tiếp tục phần bào chữa trước tòa. Đây là những bị cáo cuối cùng trong vụ án, có ảnh hưởng không lớn và được VKS đề nghị mức án nhẹ hơn so với những bị cáo “chủ mưu”.
Trước HĐXX, bị cáo Trương Hoàng Khải (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Sao Việt Nam) cho biết mình đồng ý với cáo trạng của VKS nên không có tranh luận gì thêm. Tuy nhiên, bị cáo xin được trình bày hoàn cảnh để HĐXX xem xét như: bị cáo có cha là liệt sĩ, mẹ từng bị địch bắt tù đày, các anh em đều là những người có đóng góp với cách mạng.
Riêng luật sư của bị cáo Khải không có mặt tại phiên tòa sáng nay vì bận một vụ án ở tỉnh khác nên ông đã gửi bài bào chữa cho tòa. Chủ tọa Phạm Lương Toản đã thay mặt luật sư trình bày bài bào chữa này trước HĐXX.
Trong bài bào chữa, luật sư đề nghị HĐXX áp dụng tội “Thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, xem xét cho bị cáo được hưởng mức án nhẹ hơn mức VKS đề nghị.
Theo cáo trạng, bị cáo Trương Hoàng Khải phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Khải bị cáo buộc ký hồ sơ vay 102 tỷ đồng của DAB sai quy định, tạo điều kiện để Trần Phương Bình và Nguyễn Thị Kim Xuyến sử dụng cá nhân gây thiệt hại cho DAB 102 tỷ đồng nên phải liên đới chịu trách nhiệm về số tiền này. Bị cáo bị VKS đề nghị từ 24 – 36 tháng tù treo.
Trong khi đó, bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Nguyễn Đỗ Thành Trung (nguyên Phụ quỹ DAB Sở Giao dịch), luật sư Trần Ngọc Thành cho rằng mức đề nghị từ 7-8 năm tù của VKS có phần nghiêm khắc vì bị cáo có vai trò giúp sức nhưng rất mờ nhạt. Theo luật sư, thời điểm phạm tội, bị cáo chưa được đào tạo về ngân quỹ, tuổi đời còn trẻ, vừa học vừa làm.
Bị cáo lại làm theo chỉ đạo cấp trên để không bị đuổi việc, không hưởng lợi từ việc làm sai trái của mình và chỉ hưởng lương khoảng 3,5 triệu đồng. Luật sư đề nghị HĐXX tuyên bị cáo mức án từ 2-3 năm tù, cho hưởng án treo để thể hiện tính nhân văn.
Video đang HOT
Theo cáo trạng, Nguyễn Đỗ Thành Trung phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Trung đã lập chứng từ thu, chi sai nguyên tắc, tất toán khống, tổng cộng gây thiệt hại cho DAB hơn 354 tỷ đồng.
Theo infonet
Vũ 'nhôm' được cho ngồi viết tại tòa, có đúng luật?
Vũ "nhôm" được HĐXX chấp thuận cho ngồi viết nội dung sẽ trình bày ngay tại toà, đây được xem là việc chưa có tiền lệ, vậy luật có cho phép?
Như Pháp Luật TP.HCM đã phản ánh ngày 3-12 trong phiên toà xét xử vụ thất thoát 3.608 tỉ đồng xảy ra tại Ngân hàng Đông Á, luật sư của bị cáo Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm) đã chuyển lời của Vũ. Theo luật sư Vũ "nhôm" mong muốn được HĐXX cho phépngồi ghi các ý kiến mà sẽ trình bày tại tòa.
Đề nghị này được HĐXX chấp nhận. Sau đó thư ký phiên tòa đã chuẩn bị giấy và bút để Vũ "nhôm" chuyển lên phía trên ngồi vào bàn và viết. Theo ghi nhận Vũ "nhôm" ngồi viết khá dài với gần 10 trang giấy trong gần một tiếng đồng hồ trong sự giám sát của cảnh sát. Trong khi các bị cáo khác vẫn tiếp tục trả lời luật sư tại phiên tòa.
Phan Văn Anh Vũ đang ngồi viết tại phiên tòa sáng 3-12. Ảnh: PLO
Theo quy định tại BLTTHS 2015 bị cáo có các quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật và nhữngyêu cầu thuộc một trong những quyền của bị cáo. Thông thường thì những bị cáo thực hiện những quyền này với mong muốn thực hiện nhằm mục đích gỡ tội và chứng minh không phạm tội hoặc có những tình tiết giảm nhẹ hình phạt.
Ngoài ra, bị cáo có quyền được trình bày lời khai, ý kiến về tài liệu được đọc, ghi chép những tài liệu liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc những tài liệu khác liên quan đến vụ việc.
Bị cáo còn được đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự hỏi người tham gia nếu được chủ tọa đồng ý, được xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa .
Việc yêu cầu được viết ngay tại tòa để gửi cho HĐXX là điều được cho là hiếm thấy. Tuy nhiên tại điểm o khoản 2 điều 61 BLTTHS 2015 cũng quy định bị cáo có "Các quyền khác theo quy định của pháp luật". Những quyền này sẽ được thể hiện rõ sau khi các văn bản hướng dẫn có hiệu lực.
Theo luật sư Bùi Quốc Tuấn (Đoàn Luật sư TP.HCM) việc HĐXX cho bị cáo Vũ viết nội dung trình bày tại toà là hợp lý. Vì theo Điều 98 BLTTHS 2015 thì lời khai của bị cáo Vũ sẽ được coi là chứng cứ nếu phù hợp với các chứng cứ khác và đây là quyền của bị cáo.
Trong khi Luật sư Nguyễn Văn Nhàn (Đoàn Luật sư Tp.HCM) cho rằng, việc cho bị cáo viết lời trình bày tại phiên toà về bản chất cũng cũng giống như một bản tự khai, không vi phạm thủ tục tố tụng.
Bị cáo có quyền:
a) Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
b) Tham gia phiên tòa;
c) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
d) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa;
đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
g) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
h) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
i) Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa;
k) Nói lời sau cùng trước khi nghị án;
l) Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa;
m) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;
n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
o) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Khoản 2 điều 61 BLTTHS 2015
Lời khai của bị can, bị cáo
1. Bị can, bị cáo trình bày những tình tiết của vụ án.
2. Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án.
Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội. Điều 98 , BLTTHS 2015
MINH VƯƠNG
Theo PLO
Tiết lộ bất ngờ về thân thế nguyên Tổng giám đốc DongAbank Trước khi về làm Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á (DAB), ông Trần Phương Bình khai nhận làm giáo viên giảng dạy môn kinh tế xã hội chủ nghĩa tại trường Trung cấp Tài chính TPHCM từ năm 1983-1992. Ngoài ra, ông Bình khai là người viết đề án thành lập ngân hàng này.... Tại phiên tòa chiều 27/11, HĐXX đã bắt...