Vụ nhập đường của HAGL: Chờ Thủ tướng Chính phủ quyết định
Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thuỷ sản và Nghề muối cho hay: Quyết định có hay không cho phép nhập đường Lào của HAGL vào Việt Nam phải chờ ý kiến của Thủ tướng CP.
Chờ Thủ tướng Chính phủ quyết định
Thời gian vừa qua dư luận và báo chí tranh cãi khá nhiều về việc nhập đường của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) về Việt Nam cho công ty đường Biên Hòa tinh chế để xuất khẩu sang Trung Quốc.
Đặc biệt, cuộc “khẩu chiến” giữa 2 bên là ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức – Chủ tịch HAGL) và Hiệp hội mía đường Việt Nam diễn ra vô cùng căng thẳng, tới mức Bầu Đức phải kêu lên “không nên sát phạt chúng tôi”.
Cần phải nhắc lại điều này, ban đầu, kiến nghị đưa đường sản xuất tại Lào của HAGL về Việt Nam nhằm mục đích tiêu thụ trong nước, chứ không phải là xuất khẩu ra nước ngoài.
Trong Công thư gửi của Phó Thủ tướng Lào gửi cho Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 23/9/2013 có nêu rõ nguyện vọng: “Đề nghị Chính phủ Việt Nam chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan xem xét, giải quyết hạn ngạch nhập khẩu 40.000 tấn đường sản xuất tại tỉnh Ất-ta-pư, CHDCND Lào về tiêu thụ tại Việt Nam trong năm 2013 – 2014 và sẽ tăng theo mức độ hàng năm, góp phần nâng cao kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt mục tiêu mà hai bên đã đề ra…”.
Với kiến nghị từ Công thư này, văn phòng Chính phủ đã giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan báo cáo Phó Thủ tướng phương án xử lý.
Tuy nhiên, theo quy định tại thông tư 04/2013/TT-BCT ngày 8/2/2013 quy định về nguyên điều hành hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2013 đối với mặt hàng đường, muối, trứng, gia cầm, Bộ Công thương cho biết: “Công ty cổ phần HAGL không thuộc đối tượng được phân giao hạn ngạch thuế quan đường”.
Việc Biên Hòa nhập đường thô của HAGL vào Việt Nam tinh chế để xuất sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch đang gây tranh cãi trong thời gian qua.
Ngoài ra, ngày 20/9/2013, Bộ Công thương cũng đã phân giao hết lượng hạn ngạch thuế quan đường năm 2013 cho 30 doanh nghiệp sử dụng đường để sản xuất (73.500 tấn). Do đó, việc nhập đường về Việt Nam để tiêu thụ trong nước đối với HAGL là không thể.
Từ thế bí này, công ty Đường Biên Hòa và HAGL đã cùng ngồi lại với nhau để tìm ra phương án mới. Biên bản cuộc họp giữa 2 bên diễn ra vào ngày 24/09/2013 có ghi rõ: “Do việc tiêu thụ đường trong nước đang gặp khó khăn, việc hợp tác trên đây chỉ có thể được thực hiện trong trường hợp Công ty CP Đường Biên Hòa được chấp thuận xuất khẩu qua lối mở biên giới/cửa khẩu phụ”.
Do vậy, hai công ty đã cùng kiến nghị đến các cơ quan quản lý để “xin” được phép tạm nhập đường thô và tái xuất qua lối tiểu ngạch sang Trung Quốc.
Nhận thấy điều này sẽ giúp cho công ty Đường Biên Hòa tận dụng công suất dư thừa của nhà máy, không ảnh hưởng đến nhu cầu trong nước, mặt khác, cũng tạo điều kiện cho HAGL tiêu thụ đường sản xuất tại Lào nhằm nâng kim ngạch xuất khẩu giữa 2 nước, ngày 30/10/2013 trong công văn gửi các bộ, ngành liên quan, Bộ Công thương đã đề xuất phương án cho phép công ty CP Đường Biên Hòa được xuất khẩu qua cửa khẩu Bản Vược, Bát Xát, Lào Cai (tương tự như hiện nay vẫn cho phép đường sản xuất trong nước được xuất khẩu qua cửa khẩu này).
Bộ Công thương đề nghị các Bộ (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao) cùng tham gia ý kiến để có cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Video đang HOT
Trong phiên chất vấn Quốc hội vào chiều 19/11, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát khi được hỏi về việc nhập đường của HAGL, đã bỏ ngỏ câu trả lời.
Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ nói “nước đôi” rằng: “đây là một tình huống cụ thể, tôi chưa được rõ những chi tiết, nên xin phép không trả lời”.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng cho biết: “tinh thần là chúng tôi thấy rằng trong nước đã dư thừa và bây giờ ngành nông nghiệp, ngành công thương sẽ phải phối hợp để tham mưu cho Chính phủ thực hiện các biện pháp hỗ trợ để tiêu thụ đường để giữ giá mía có lợi cho nông dân”.
Bộ Tài chính cũng tỏ vẻ ủng hộ việc tạm nhập và tái xuất đường của HAGL và Biên Hòa. “Đối với HAGL chúng tôi quản được tận gốc, vì họ có diện tích sản xuất mía tại Lào, nhập khẩu qua cung đường bộ nên có thể giám sát được” – Bộ Tài chính khẳng định.
Trao đổi với chúng tôi vào chiều 27/11, Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thuỷ sản và Nghề muối, Bộ Nông nghiệp cũng cho rằng: Quyết định cuối cùng có hay không cho phép việc nhập đường Lào của HAGL vào Việt Nam rồi tinh chế xuất sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch, cần phải chờ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ. Bởi việc làm này có liên quan tới lĩnh vực ngoại giao, nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác kinh tế – thương mại giữa 2 nước Việt Nam và Lào.
Hai bên sẽ gặp nhau để giải quyết mâu thuẫn
Trong khi đó, cho tới thời điểm này, phía Bầu Đức và đường Biên Hòa đều muốn “né” các cơ quan báo chí. Bầu Đức nói, ông không muốn bình luận gì thêm, còn ông Nguyễn Văn Lộc, Phó chủ tịch HĐQT công ty Đường Biên Hòa đã thông báo đi công tác nước ngoài. Điện thoại của ông Bùi Văn Lang, Tổng giám đốc đường Biên Hòa có đổ chuông nhưng nhiều lần không nghe máy.
Đối với những người trồng mía, khi lượng đường trong nước dư thừa, họ đang như “chim sợ cành cong” khi biết sẽ có thêm 300.000 – 400.000 tấn đường từ Lào sẽ đổ về Việt Nam.
Những người nông dân trồng mía như “ngồi trên đống lửa” khi nghe thông tin nhập đường thô của HAGL về Việt Nam.
Những người nông dân trồng mía như “ngồi trên đống lửa” khi nghe thông tin nhập đường thô của HAGL về Việt Nam.
Theo khảo sát của Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), hàng ngày có khoảng 20 xe vận chuyển gần 800 tấn đường lậu từ tỉnh Vĩnh Long về TPHCM. Ước tính mỗi năm khoảng 500.000 tấn đường lậu, chiếm 1/3 thị trường tiêu thụ trong nước.
Trong lúc mỗi năm lượng đường lậu bị tịch thu ở mức 1.000 tấn, từ năm 2011 đến tháng 6-2013 có tới 102 vụ vi phạm của hơn 100 doanh nghiệp tham gia kinh doanh tạm nhập tái xuất đường.
Những điều đó tăng sức ép lên ngành mía đường trong nước, cung vượt cầu, tồn kho cao, khi biết tin HAGL định bán 30 – 40.000 tấn đường sản xuất ở Lào cho công ty Biên Hòa, những người trồng mía như “ngồi trên đống lửa”.
Xét về luật, HAGL và Biên Hòa đều không vi phạm luật, Việt Nam không thể cấm cửa HAGL. Vấn đề ở đây là bàn cách nào có thể giải quyết ổn thỏa cho cả đôi bên.
VSSA cho biết: Họ sẵn sàng gặp HAGL để tìm ra phương án tốt nhất cho cả hai. Còn Chủ tịch Tập đoàn HAGL Đoàn Nguyên Đức khi trả lời báo chí cũng nhấn mạnh sẽ gặp VSSA để trao đổi, tránh những hiểu lầm không đáng có.
Theo Trí Thức Trẻ
Tâm sự "để đời" của đại gia thời khốn khó
Những lúc khó khăn, các doanh nhân lớn vẫn có những cách thể hiện đáng chú ý. Đặc biệt, không ít người đã có những nhận định, phát ngôn gây sóng, được xem là để đời.
Tuy chỉ có điều, những phát ngôn thời điểm này mang nhiều nét tâm sự, chia sẻ và đôi khi mang màu sắc bi quan thay cho những tuyên bố hoành tráng trước đây.
Phát ngôn ấn tượng
Xuất hiện tại kỳ họp thứ 6 quốc hội khóa XIII với gương mặt tươi tắn hơn rất nhiều so với lần trước, ông Đặng Thành Tâm, một doanh nhân nổi tiếng và từng là người giàu nhất trên TTCK (năm 2007) được nhiều người mong đợi vì địa biểu này thường có những ý kiến đóng góp về kinh tế, DN.
Tuy nhiên, với vị trí là một doanh nhân và DN của mình cũng gặp nhiều khó khăn nên ông Đặng Thành Tâm cũng đã có nhiều chia sẻ gây chú ý.
Trao đổi với báo chí bên lề phiên họp, ông đã không giấu giếm, lắm lúc muốn uống thuốc sâu tự tử cho xong chuyện. Điều này có thể bắt nguồn từ những khó khăn của ông Tâm cùng các DN của ông như Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC), Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA), SaigonTel... là rất rõ ràng và được nhận thấy qua những kết quả kinh doanh thua lỗ, doanh thu tụt giảm, lãi vay ngân hàng phải trả khoảng 1 tỷ đồng/ngày.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: [INFOGRAPHIC] Tốc độ tăng trưởng của LINKEDIN Nợ xấu Trung Quốc tăng mạnh nhất 8 năm Vì sao SCIC "thoát" tăng thu cho ngân sách? Ngọt, đắng cùng... đường
Trước đó, ông Đặng Thành Tâm cũng đã rất nổi tiếng trong cộng đồng doanh nhân Việt Nam bởi nhiều phát ngôn ấn tượng như: "Tôi không lấy những gì thuộc về tôi", "Điều tôi quan tâm nhất bây giờ là trả nợ", "Không trả được nợ bắt tôi bỏ tù thì giải quyết được gì"...
Trên thực tế, một số DN trụ cột của ông Tâm đã có những bước tái cấu trúc mạnh mẽ trong thời gian gần đây và có tín hiệu ổn định trở lại. Hồi đầu tháng 9, KBC đã trao giấy chứng nhận dự án 1,5 tỷ USD tại Hải Phòng cho LG. DN này cũng đã lên phương án chào bán 100 triệu cổ phiếu, trị giá khoảng 1.000 tỷ đồng để cấn trừ công nợ. Một DN khác là Itaco (ITA) hồi tháng 3 cũng đã phát thành công 115 triệu cổ phiếu, thu ròng hơn 1.100 tỷ đồng...
Tuy nhiên, khó khăn là vẫn còn rất lớn, ông Tâm đang có kế hoạch thoái gánh nặng nợ nần trong vòng 2 năm. Khoản nợ còn nhiều, khoảng 5.000 tỷ đồng nhưng có lẽ cũng sẽ vơi dần đi nhờ vào những nỗ lực khoanh nợ, giãn nợ, xử lý nợ...
Cũng từng là người giàu nhất trên TTCK, ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) cũng có mức độ nổi bật không hề thua kém ông Đặng Thành Tâm, kể từ các hoạt động kinh doanh xuất chúng cho tới những phát ngôn ấn tượng, gây sốc.
Ông Đoàn Nguyên Đức từng nhiều lần cho rằng, ông và Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG) chỉ thích làm những gì không ai làm, những gì người khác làm rồi thì thôi. Đại gia đam mê bóng đá này từng làm phát nổ thị trường với những tuyên bố nổi cộm trên báo chí như: "Sẽ giảm giá BĐS 50%"; "BĐS Việt Nam bây giờ càng làm càng chết"; "tôi vẫn ngủ ngon trên đống nợ"...
Hay những phát ngôn gắn liền với những vụ kiện cáo ấm ĩ như: "Giàu cỡ Bill Gate sang Việt Nam cũng... chết" của ông chủ các khu công nghiệp Sóng Thần, Huỳnh Uy Dũng. Trong khi đó, khá nhiều doanh nhân nổi tiếng khác cũng có những phát ngôn "để đời" như: "Cứu DN là cứu chính ngân hàng" của ông trùm gỗ Võ Trường Thành hay nhã nhặn hơn "Mong quý cổ đông ủng hộ để Mai Linh vượt qua khó khăn" của ông chủ taxi Mai Linh, Hồ Huy.
Đáng chú ý, sau rất nhiều biến cố thì việc "Chỉ mong hai chữ bình yên" của đại gia thủy sản Diệu Hiền; "Ai khó nhưng với tôi có khó đâu" của bầu Thụy; có lẽ nhận được nhiều lời chia sẻ.
Nói cho bớt bức xúc?
Có lẽ những phát ngôn ấn tượng của nhiều doanh nhân được lan tỏa rộng khắp một phần là bởi chúng khá lạ và quan trọng hơn là do chúng được phát ngôn bởi những người nổi tiếng trong những hoàn cảnh có nhiều khó khăn bức xúc.
Đã có lần chia sẻ với báo chí, ông Đoàn Nguyên Đức cho rằng, người Việt có cái tật cứ hễ thấy ai làm một điều gì đó lạ lạ, vượt ngoài tầm một chút là lại cho là nổ.
Đi đầu, kiếm nhiều tiền và cũng sớm nhận ra chu kỳ suy thoái của các ngành nghề, bầu Đức đã gây dựng lên một Hoàng Anh Gia Lai có quy mô thuộc tốp đầu ở Việt Nam. Tuy nhiên, những phát ngôn, những dự báo, những chia sẻ của doanh nhân này đôi khi hơi sớm và không hợp tư duy của phần đông khác. Bên cạnh đó, tình trạng nợ khá cao của DN này cũng khiến những phát ngôn của doanh nhân này cần thời gian kiểm chứng.
Nhiều doanh nhân khác cũng vậy, họ nhận ra được cái khó của cơ chế, cái sốc của chính sách, cái gông è cổ của vốn vay ngân hàng... và chia sẻ những điều mình cảm nhận được.
Tất nhiên, ở chiều ngược lại, không ít các doanh nhân rơi vào tình cảnh "cái khó bó cái khôn", "khó làm liều", phát ngôn rùm beng, kêu gào khó khăn để chây ì trả nợ. Đứng ở vị trí chủ nợ, không ít người dở khóc dở cười với những con nợ kiểu này.
Ở tầm vĩ mô, tình trạng nợ xấu dồn đống, tăng cao trong hệ thống ngân hàng đã khiến Chính phủ phải thành lập ra Công ty mua bán nợ VAMC cho dù chưa thể xác định mức độ thành công trong việc xử lý "cục máu đông" của nền kinh tế này.
Việc các tập đoàn, các DN xin khoanh nợ, khất nợ, giãn thuế, giảm thuế... cùng với nhiều phát ngôn "ấn tượng" cũng phản ánh được phần nào tình trạng nợ nần chất đống, nợ nần bê bết và vòng quanh của các tế bào của nền kinh tế.
Với nhiều ngân hàng, việc thu nợ ngày càng trở nên khó khăn bởi con nợ trốn mất; con nợ không còn gì, chỉ còn cách vào tù; con nợ chây ì... Nhiều ngân hàng chết đứng khi biết con nợ đã cùng đường và mọi nỗ lực chỉ làm tăng thêm chi phí đòi nợ. Ngẫm cái câu "đứng cho vay, quỳ thu nợ" phần nào đúng trong các trường hợp khó đòi này.
Trong khó khăn, nhất cử nhất động của những người đại diện DN có thể phản ánh được tình hình thực sự của DN. Có lẽ vì thế, phát ngôn của các doanh nhân, đại gia luôn là tâm điểm gây sóng cho những cơn dư luận đa chiều.
Theo Huấn Tú
VEF
Những cánh tay đắc lực của bầu Đức: Tổng quản Lê Ngọc Lân Đã 60 tuổi, chấp nhận lên phố núi Pleiku (Gia Lai) sống một mình, xa gia đình với vợ, con, cháu nội, ngoại đủ cả ở Quy Nhơn (Bình Định), "lão tướng" Lê Ngọc Lân dồn hết tâm huyết giúp bầu Đức cai quản cơ ngơi Học viện HAGL-Arsenal có giá trị cả trăm tỷ đồng... Ông Lê Ngọc Lân trong phòng truyền...