Vụ ‘Nhà mua 58 tỉ, bán lại 28 tỉ siêu tốc’: Chánh án TAND TP.HCM làm việc với ông Quyện
TAND TP.HCM có văn bản yêu cầu chánh án TAND quận Tân Bình chỉ đạo thẩm phán đeo bám hồ sơ, xử lý quyết liệt vụ án, thu thập chứng cứ khắc phục các nội dung theo bản án giám đốc thẩm.
TAND TP.HCM vừa có buổi làm việc với ông Nguyễn Văn Quyện – nguyên đơn của vụ án “Mua nhà 58 tỉ, bán lại 28 tỉ siêu tốc” để giải quyết đơn tố cáo của ông Quyện.
Theo đơn, ông Quyện phản ánh chánh án TAND quận Tân Bình và thẩm phán được phân công vụ án giải quyết trì hoãn việc đưa vụ án ra xét xử dù thụ lý lại đã hơn hai năm (ngày 16-12-2020). Những vấn đề mà quyết định giám đốc thẩm của TAND Cấp cao tại TP.HCM chỉ ra khi hủy cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm vẫn chưa được thực hiện. Thẩm phán mở phiên tòa vào ngày 27 tháng Chạp dù đương sự ở Hà Nội, khó khăn đi lại trong dịp cận Tết, khiến phiên tòa phải hoãn vì vắng bị đơn và người liên quan.
Ông Nguyễn Văn Quyện theo kiện đã gần 10 năm. Ảnh: PL
Tại buổi làm việc, ông Quyện đề nghị TAND TP.HCM giải quyết đơn tố cáo, thông báo cho ông biết nội dung tố cáo đúng sai chỗ nào.
Sau khi lắng nghe nội dung tố cáo, ông Lê Thanh Phong, chánh án TAND TP.HCM, đã có chỉ đạo:
Phòng Tổ chức cán bộ, Thanh tra và Thi đua khen thưởng kiểm tra, xem xét đơn tố cáo của ông Quyện, nghiên cứu hồ sơ xem xét trách nhiệm của chánh án TAND quận Tân Bình có đôn đốc thẩm phán giải quyết hồ sơ của hai giai đoạn thụ lý hay không.
Phòng Kiểm tra nghiệp vụ và Thi hành án xem xét và có văn bản yêu cầu chánh án TAND quận Tân Bình, thẩm phán giải quyết hồ sơ xem xét kỹ lưỡng hồ sơ, bản án giám đốc thẩm, làm rõ các tình tiết vụ án, tránh ảnh hưởng quyền lợi của người dân, chỉ đạo thẩm phán đeo bám hồ sơ, xử lý quyết liệt vụ án, thu thập chứng cứ khắc phục các nội dung theo bản án giám đốc thẩm.
Video đang HOT
Ông Quyện yêu cầu thay thẩm phán
Về việc ông Quyện yêu cầu thay đổi thẩm phán chỉ vài ngày trước ngày tòa mở lại phiên xử (ngày 12-4), Chánh án TP.HCM cho rằng đây là quyền của ông nhưng cần cân nhắc xem có cần thiết không, vì cần phải chứng minh sự không vô tư. Rồi thẩm phán mới được phân công giải quyết cần thời gian để nghiên cứu hồ sơ. Ngoài ra, ông Quyện còn quyền kháng cáo nếu thấy tòa sơ thẩm giải quyết không thỏa đáng
Tuy nhiên, ông Quyện cho biết thà mất thêm thời gian chứ không chấp nhận việc làm vi phạm tố tụng của thẩm phán (vi phạm thời gian hoãn phiên tòa, âm thầm tổ chức đối chất giữa bị đơn và người liên quan mà không thông báo cho ông biết).
Đây là vụ án được dư luận quan tâm với tình tiết ” Mua nhà mua 58 tỉ, bán lại 28 tỉ siêu tốc” mà Pháp Luật TP.HCM từng nhiều lần thông tin.
Ngày 2-10-2014, ông Quyện nộp tiền trả nợ trước hạn cho ngân hàng để lấy giấy tờ nhà, đất 335 bis Lê Văn Sỹ, phường 1, quận Tân Bình đang thế chấp ra. Cùng ngày, vợ chồng ông ký công chứng chuyển nhượng và giao bản chính giấy tờ nhà, đất cho Trường.
Ngay hôm sau, Trường đã cập nhật, sang tên xong. Chỉ 14 ngày sau khi ký hợp đồng và còn thiếu 47 tỉ thì Trường đã đại hạ giá còn 28 tỉ và chuyển nhượng cho bà Hoàng Ngọc Điệp. Ông Quyện phát hiện nên tháng 11-2014, ông Quyện đi kiện hủy hợp đồng với Trường.
Trường thừa nhận hợp đồng mua bán giữa Trường và bà Điệp là hợp đồng giả cách để che khoản vay 28 tỉ đồng. Món nợ này, Trường sẽ tự tính với bà Điệp. Đồng thời, Trường chấp nhận xem số tiền 11 tỉ đồng đã thanh toán cho ông Quyện là tiền đặt cọc mua nhà.
Tuy nhiên, xử sơ thẩm và phúc thẩm, cả TAND quận Tân Bình và TAND TP.HCM đều bác yêu cầu của ông Quyện, buộc gia đình ông phải ra khỏi nhà để trả nhà cho bà Điệp.
Ngày 3-11-2020, TAND Cấp cao tại TP.HCM xử giám đốc thẩm, hủy cả hai bản án, giao hồ sơ cho tòa sơ thẩm xử lại. Theo quyết định giám đốc thẩm, căn cứ Điều 425 BLDS 2005, cần tôn trọng sự thỏa thuận giữa ông Quyện và Trường về việc hủy hợp đồng khi Trường không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán. Căn cứ Điều 122, Điều 168 BLDS 2005, Điều 188 Luật Đất đai 2013 thì hợp đồng giữa Trường và bà Điệp chưa có hiệu lực do bà Điệp vẫn chưa đăng bộ, sang tên…
Rắc rối thi hành án khối tài sản lớn liên quan đến Phan Văn Anh Vũ
Công ty Luật TNHH Đông Hà Nội vừa có văn bản kiến nghị về việc kháng nghị giám đốc thẩm bản án sơ thẩm và phúc thẩm liên quan đến Phan Văn Anh Vũ, vì cho rằng có sai lầm trong vấn đề kê biên, xử lý tài sản.
Kiến nghị liên quan đến vụ án cựu Chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh và các đồng phạm vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí và vi phạm các quy định về quản lý đất đai.
Theo văn bản kiến nghị của Công ty Luật TNHH Đông Hà Nội, để đảm bảo nghĩa vụ bồi thường thiệt hại số tiền theo các bản án đã tuyên đối với ông Phan Văn Anh Vũ, bản án sơ thẩm số 20/2020/HS-ST và bản án phúc thẩm số 158/2020/HS-PT đã kê biên nhiều tài sản của ông Vũ và cả những tài sản không thuộc quyền sở hữu của cá nhân ông Phan Văn Anh Vũ.
Trong đó, có những tài sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân ông Vũ, tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của 5 doanh nghiệp mà ông Vũ làm đại diện theo pháp luật hoặc tham gia góp vốn và những tài sản mang tên cá nhân, tổ chức khác tại thời điểm kê biên.
Việc CQĐT kê biên và hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm đều tuyên tiếp tục duy trì các lệnh kê biên đối với các tài sản không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của ông Phan Văn Anh Vũ là trái quy định pháp luật.
Theo Công ty Luật TNHH Đông Hà Nội, trong thời kỳ hôn nhân (từ ngày 30/3/2000 đến nay), ông Phan Văn Anh Vũ và vợ là bà Nguyễn Thị Thu Hiền đã tạo lập được 25 tài sản chung. Ngoài những tài sản trong khối tài sản chung với chồng, bà Hiền còn có 2 tài sản riêng khác.
Bà Hiền là người có quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp đối với tài sản nêu trên, không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của ông Vũ và không là đối tượng bị kê biên theo quy định pháp luật.
Việc cơ quan tiến hành tố tụng kê biên các tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của bà Hiền trong khối tài sản chung và kê biên 2 tài sản riêng của bà để đảm bảo thi hành án của ông Phan Văn Anh Vũ mà không xem xét đến quyền lợi hợp pháp của bà là không đúng quy định pháp luật.
Bản kiến nghị còn cho rằng, cơ quan tiến hành tố tụng kê biên, thu hồi các tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của các công ty mà ông Phan Văn Anh Vũ là đại diện theo pháp luật hoặc tham gia góp vốn (Công ty Cổ phần Xây dựng 79, Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79, Công ty TNHH I.V.C, Công ty TNHH Minh Hưng Phát (nay đổi tên thành Công ty TNHH Phú Gia Compound) và Công ty Cổ phần Đầu tư Nhất Gia Phúc) là chưa đúng quy định pháp luật.
Các công ty này đều là các pháp nhân độc lập, tự nhân danh mình tham gia các giao dịch pháp luật và xác lập các quyền sở hữu, sử dụng tài sản, cũng như tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Việc quản lý, điều hành doanh nghiệp và việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản của công ty phải tuân thủ điều lệ và các quy định pháp luật.
Theo đó, quy định tại Điều 81 Bộ luật dân sự 2015 nêu: "Tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan".
Quy định tại điểm c khoản 1 Điều 74 Bộ luật dân sự 2015 thì pháp nhân "có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình".
Như vậy, tài sản của Công ty cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79, Công ty cổ phần Xây dựng 79, không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của ông Phan Văn Anh Vũ và không là đối tượng bị kê biên theo quy định pháp luật.
Liên quan đến việc thi hành án, bà Hiền cũng có đơn thư cho rằng, Cục Thi hành án dân sự Đà Nẵng vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm các vấn đề. Cơ quan thi hành án giải thích với bà rằng, đang có nhiều vướng mắc, khó khăn trong quá trình xử lý các tài sản kê biên trong vụ án chưa được tháo gỡ.
Theo báo cáo về tình hình, kết quả công tác thi hành án dân sự của Cục THADS TP Đà Nẵng, năm 2022, kết quả thi hành án thấp, Cục không hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ giao trong năm. Việc xử lý tài sản là bất động sản trong các vụ án về hình sự tham nhũng, kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, từ việc xác định hiện trạng tài sản đến giải quyết tranh chấp sở hữu...
Đưa ra điển hình vụ việc khó thi hành trên địa bàn, Cục THADS TP Đà Nẵng nhắc đến các bản án liên quan đến vụ án cựu quan chức Đà Nẵng và Phan Văn Anh Vũ .
Vụ kiện chia thừa kế mảnh đất tòa đã từng chia tài sản chung Trước kia cụ bà kiện con gái chia tài sản chung hộ gia đình là nhà và đất, bản án đã có hiệu lực; nay cụ mất, con gái khởi kiện chia tài sản thừa kế, cũng chính thửa đất và căn nhà ấy. Vụ án bắt đầu từ năm 2018, do sống chung không còn hòa thuận, cụ Nguyễn Thị Tài (khi...