Vụ nhà báo Hoàng Khương của Báo Tuổi Trẻ: Đề nghị truy tố 6 bị can
Với việc nhận định hành vi của bị can Nguyễn Văn Khương ( Hoàng Khương) là rất nghiêm trọng, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM đề nghị truy tố và xử lý nghiêm khắc nhà báo Hoàng Khương tội “Đưa hối lộ”
Dẫn giải phóng viên Hoàng Khương (giữa) về trại giam. Ảnh: Phạm Dũng
Ngày 23-5, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM đã có kết luận điều tra vụ đưa và nhận hối lộ liên quan đến ông Nguyễn Văn Khương (nhà báo Hoàng Khương, Báo Tuổi Trẻ). Bản kết luận dài 18 trang, do thượng tá Nguyễn Minh Thông, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TPHCM, ký.
Xuất phát từ lợi ích cá nhân
Theo kết luận điều tra, ngoài Huỳnh Minh Đức (nguyên cán bộ CSGT Công an quận Bình Thạnh) can tội nhận hối lộ và Tôn Thất Hòa tội làm môi giới hối lộ, 4 bị can khác bao gồm: Hoàng Khương, Trần Minh Hòa, Nguyễn Đức Đông Anh và Trần Anh Tuấn đều can tội đưa hối lộ. Riêng đối với Hoàng Khương, Công an TPHCM cho rằng anh từng ủng hộ vi phạm và can thiệp vào xử lý vi phạm trật tự giao thông của những người “có mối quan hệ gia đình và thân thích như ruột thịt”; việc Hoàng Khương nhận lời lấy chiếc xe máy vi phạm bị tạm giữ cho Trần Minh Hòa xuất phát từ lợi ích cá nhân.
“Lợi dụng nhiệm vụ là nhà báo, được phân công đề tài phản ánh về nguyên nhân gây tai nạn giao thông và các sai sót trong xử lý vi phạm giao thông, Nguyễn Văn Khương nhiều lần cố tạo ra sai lệch trong xử lý vi phạm của Trần Minh Hòa nhưng không thành. Đến khi nắm được quan hệ tiêu cực giữa Tôn Thất Hòa – chủ DNTN Duy Nguyên với Huỳnh Minh Đức trong việc giải quyết trả xe vi phạm giao thông trái phép cho Trần Anh Tuấn, Khương tiếp tục câu kết với Tôn Thất Hòa giả danh là “Hoàng” chủ động gợi ý, nhờ vả và trực tiếp đưa hối lộ 15 triệu đồng cho Huỳnh Minh Đức từ nguồn tiền do Trần Minh Hòa giao cho Đông Anh và Anh giao lại cho Khương với yêu cầu lấy bằng được chiếc xe vi phạm cho Trần Minh Hòa” – bản kết luận nêu.
Video đang HOT
CQĐT nhận định hành vi của Hoàng Khương cấu thành tội “Đưa hối lộ”, xuất phát từ lợi ích cá nhân, bộc lộ nhận thức lệch lạc và lạm dụng vai trò xã hội của báo chí, “thể hiện sự vi phạm về đạo đức của một nhà báo, cần phải lên án, phê phán”.
Mục đích cốt lõi là chứng minh tiêu cực
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 23-5, ông Lê Xuân Trung, Tổng Thư ký Tòa soạn Báo Tuổi Trẻ, nói nội dung của bản kết luận điều tra có nhiều chi tiết thiếu thuyết phục. Ông Trung khẳng định Hoàng Khương chỉ sai trong phương pháp điều tra, mục đích cốt lõi của sự việc là chứng minh tiêu cực có thật trong lực lượng công an chứ không nhằm lợi ích cá nhân. “Việc CSGT nhận tiền dư luận đã nói nhiều và báo chí cũng tốn nhiều giấy mực. Riêng bài viết của Hoàng Khương tố cáo tiêu cực tại CSGT quận Bình Thạnh được bạn đọc phản hồi ủng hộ rất nhiều và tòa soạn cũng đã thưởng cho phóng viên này. Chúng tôi rút kinh nghiệm từ “tai nạn” của Hoàng Khương và khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện sứ mệnh chống tiêu cực” – ông Lê Xuân Trung nói.
Luật sư Phan Trung Hoài, người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho nhà báo Hoàng Khương, cũng tỏ ra băn khoăn về kết luận điều tra này. Luật sư Phan Trung Hoài cho rằng bản kết luận điều tra đã không chứng minh được động cơ đưa hối lộ và vì sao Hoàng Khương lại phải tốn thời gian để tìm kiếm, tạo lập các mối quan hệ để tiếp cận được với cán bộ CSGT, rồi sau đó viết bài đăng báo. Nếu chỉ nhằm xin được chiếc xe vi phạm cho người thân, với tư cách là một phóng viên nội chính có nhiều kinh nghiệm, nhà báo Hoàng Khương có cần phải đặt mình dưới tên giả và sử dụng các biện pháp nghiệp vụ và phương tiện hoạt động báo chí như vậy không? Nếu là người có chủ đích nhằm đưa hối lộ, tại sao lại phải chụp ảnh, ghi âm và đưa lên mặt báo công khai? Ông Hoài cho rằng vụ án hình sự này được khởi tố từ 2 bài báo của nhà báo Hoàng Khương nhưng bản kết luận điều tra tách rời sự việc, không đánh giá về quy trình xử lý thông tin và đăng bài của Báo Tuổi Trẻ…
“Việc đề nghị truy tố trong trường hợp này cần được cân nhắc lại vì chưa bảo đảm căn cứ về mặt pháp lý” – luật sư Phan Trung Hoài kết luận.
Diễn biến * Theo kết luận điều tra, nhà báo Hoàng Khương, Nguyễn Đức Đông Anh và Trần Minh Hòa có mối quan hệ gia đình. Khi được Trần Minh Hòa nhờ lấy chiếc xe máy vi phạm bị bắt giữ trước đó, thông qua Đông Anh, Hoàng Khương đã nhận lời lấy chiếc xe đua vi phạm bị tạm giữ cho Trần Minh Hòa mà không phải làm bản kiểm điểm trước tổ dân phố nơi cư trú theo quy định. Cũng trong thời gian này, Hoàng Khương biết được việc Trần Anh Tuấn (chủ xe container gây tai nạn đang bị tạm giữ xe) đã nhờ Tôn Thất Hòa móc nối và đưa cho Huỳnh Minh Đức (lúc đó là CSGT Công an quận Bình Thạnh) số tiền 3 triệu đồng để được giải quyết cho lấy xe ra sớm và không bị giam bằng lái xe. Từ đó, Hoàng Khương câu kết với Tôn Thất Hòa, chủ động gợi ý, nhờ vả và trực tiếp đưa hối lộ 15 triệu đồng (đây là số tiền của Trần Minh Hòa đưa cho Đông Anh và Đông Anh đưa cho Hoàng Khương) cho Đức để lấy xe của Trần Minh Hòa ra. * Ngày 5-7-2011, Báo Tuổi Trẻ đăng bài “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ” của tác giả Hoàng Khương, phản ánh vụ Trần Anh Tuấn đưa 3 triệu đồng cho Huỳnh Minh Đức và được trả lại phương tiện. Ngày 10-7-2011, Báo Tuổi Trẻ tiếp tục đăng bài “CSGT giải cứu xe đua trái phép”, tác giả Hoàng Khương, phản ánh việc giải cứu xe cho Trần Minh Hòa với giá 15 triệu đồng.
Sau đó, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM đã vào cuộc. Ngày 18-11-2011, cơ quan này tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, đồng thời thi hành lệnh bắt tạm giam, khám xét đối với Huỳnh Minh Đức về tội “Nhận hối lộ”; Tôn Thất Hòa tội “Môi giới hối lộ” và Trần Anh Tuấn về tội “Đưa hối lộ”. Nhà báo Hoàng Khương bị khởi tố và bắt tạm giam vào ngày 2-1-2012 vì liên quan đến việc đưa hối lộ CSGT trong quá trình thực hiện bài viết “CSGT giải cứu xe đua trái phép”
Theo NLD
Quyết định tạm giam nhà báo Hoàng Khương thêm 3 tháng
Lý do của việc gia hạn là nhằm chờ kết quả trưng cầu giám định băng ghi âm giọng nói của Hoàng Khương mà công an thu giữ ở thời điểm thực hiện lệnh bắt phóng viên này.
Báo NLĐ đưa tin, ngày 2/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM đã quyết định tạm giam thêm 3 tháng đối với ông Nguyễn Văn Khương, tức Hoàng Khương-phóng viên Báo Tuổi Trẻ. Các bị can khác trong vụ án gồm Nguyễn Đức Đông Anh, Huỳnh Minh Đức và Tôn Thất Hòa cũng nhận được tống đạt tương tự.
Nguyên nhà báo Hoàng Khương (cầm túi) bị bắt tạm giam (Ảnh:PL&XH)
Trước đó, cơ quan Công an TP HCM đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam, khám xét nhà riêng ông Hoàng Khương - nguyên phóng viên báo Tuổi Trẻ về tội "đưa hối lộ".Trong trả lời phóng viên VOV Online, nhà báo Lê Xuân Trung, Tổng Thư ký báo Tuổi Trẻ cho biết, báo Tuổi Trẻ mong vụ việc được cơ quan công an sớm làm sáng tỏ, xử lý "đúng người, đúng tội".
Theo nhà báo Lê Xuân Trung, Ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã nghiêm túc tiến hành kiểm tra toàn bộ quy trình tác nghiệp của phóng viên Hoàng Khương khi thực hiện bài "CSGT giải cứu xe đua trái phép". "Khi cơ quan công an đặt vấn đề về loạt bài phóng viên Hoàng Khương viết "có vấn đề này, vấn đề kia", thì Ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã đề nghị nhà báo Hoàng Khương làm bản giải trình, báo cáo về toàn bộ quy trình tác nghiệp của nhà báo"- Ông Trung nói.
Ban Biên tập báo Tuổi Trẻ và gia đình phóng viên Hoàng Khương đã mời luật sư Phan Trung Hoài (trưởng văn phòng luật sư Phan Trung Hoài) tham gia bảo vệ quyền lợi cho phóng viên Hoàng Khương ngay từ khi xảy ra vụ việc.
Ngày 6/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã cấp giấy chứng nhận bào chữa cho luật sư Phan Trung Hoài và luật sư Phan Đức Linh. Đây là hai luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can Nguyễn Văn Khương (bút danh Hoàng Khương, phóng viên báo Tuổi Trẻ, đã bị bắt tạm giam).
Cùng ngày, cơ quan điều tra đã cấp giấy chứng nhận bào chữa cho luật sư Linh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can Nguyễn Đức Đông Anh (còn gọi là Pe, em vợ của phóng viên Hoàng Khương, cũng bị bắt tạm giam). Luật sư Phan Trung Hoài cho biết ông sẽ tham gia quá trình tố tụng theo đúng quy định của luật pháp.
Trước đó, ngày 28/11, cơ quan cảnh sát điều tra công an TP HCM có văn bản gửi đến Cục Báo chí - Bộ Thông tin - truyền thông và Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ đề nghị kiểm điểm và thu hồi thẻ nhà báo của phóng viên Nguyễn Văn Khương (tức nhà báo Hoàng Khương).
Lý do, ông Khương có liên quan việc Trần Anh Tuấn (bị khởi tố về hành vi môi giới hối lộ) đưa tiền cho Huỳnh Minh Đức (nguyên Thượng úy CSGT Công an quận Bình Thạnh) để được giải quyết trái quy định cho xe vi phạm giao thông và đua xe trái phép./.
Theo VOV
Vẫn chưa giải quyết cho nhà báo Hoàng Khương tại ngoại Mặc dù gia đình nhà báo Hoàng Khương đã hoàn tất thủ tục xin bảo lãnh tại ngoại, nhưng đến nay đề nghị tại ngoại vẫn chưa được giải quyết. Trao đổi với PV Báo điện tử Infonet, luật sư Phan Trung Hoài, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhà báo Hoàng Khương cho biết, do Công an TP.HCM...