Vụ nhà 6 tầng sập: 100 dân gặp ‘họa’
Tính đến nay là 25 ngày kể từ ngày ngôi nhà số 49 Huỳnh Thúc Kháng (Hà Nội) bị sập khiến khu tập thể 51 Huỳnh Thúc Kháng cũng bị “vạ lây”. Trong suốt quãng thời gian này, toàn bộ 19 hộ dân với khoảng 100 người đang sinh sống trong khu tập thể bỗng dưng gặp họa khi phải bỏ nhà bỏ cửa ra đi. Điều họ bức xúc nhất là cách ứng xử chậm chạp, không rõ ràng và thiếu trách nhiệm của cơ quan chức năng.
Mù tịt thông tin
Suốt 25 ngày qua, trừ 3 hộ được UBND phường Láng Hạ thu xếp cho ở nhờ tại trụ sở Mặt trận Tổ quốc phường thì toàn bộ 16 hộ còn lại đang phải sống trong cảnh vật vờ, chờ đợi không biết đến khi nào cơ quan chức năng mới giải quyết xong toàn bộ sự việc liên quan đến ngôi nhà 6 tầng số 49 Huỳnh Thúc Kháng bị sập.
Bà Quý (phòng 305) đang soi đèn pin dọn dẹp đồ đạc trong căn hộ của mình tại khu tập thể 51 Huỳnh Thúc Kháng. Tất cả 10 hộ dân “liều” dọn về ở trong khu tập thể đang chịu cảnh mất điện, nước (Ảnh: Phạm Hải)
Hiện nay, do không thể chờ đợi cơ quan chức năng lâu hơn được nữa, và tự nhận thấy căn nhà “không có sụt lún, nguy hiểm gì” nên 10 hộ trong số này đã “liều” dọn về ở nhưng bị cắt điện, nước, cuộc sống đảo lộn.
Ngoài nhu cầu bức thiết là cần được cấp điện, nước, bà Nguyễn Thị Quý, sống tại phòng 305 của khu tập thể 51 Huỳnh Thúc Kháng cho biết bà cùng toàn bộ bà con ở đây chỉ có 2 mong muốn: Thứ nhất là cơ quan chức năng sớm khảo sát tình trạng ngôi nhà và đưa ra quyết định là người dân có được về hay không Thứ hai: Nếu nhà an toàn thì bao giờ người dân được về, còn nếu không thể về ở thì người dân sẽ di dời đi đâu và bao giờ sẽ được di dời? Thiệt hại sẽ được đền bù thế nào?
Trong sự việc này, vai trò của chủ ngôi nhà số 49 Huỳnh Thúc Kháng (nhà bị sập) vẫn chưa thể hiện gì nhiều. Các hộ dân sống trong khu tập tập 51 Huỳnh Thúc Kháng cũng đồng quan điểm cho rằng họ cần phải thương thảo với chủ ngôi nhà bị sập để được đền bù thỏa đáng.
Bác Nguyễn Văn An (phòng 403) cho biết những lo lắng của người dân càng nhiều thêm khi họ không được thông báo một cách công khai, rõ ràng về tiến độ sửa chữa cũng như hướng cụ thể để giải quyết sự việc. Điều này khiến người dân rơi vào cảnh thụ động, ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt.
“Đáng ra lãnh đạo phường phải chủ động họp chúng tôi lại để thông báo hoặc bàn bạc để bà con đỡ hoang mang, lo lắng, nhưng nhiều lần chúng tôi tìm đến UBND phường để hỏi nhưng chỉ nhận được câu trả lời chung chung, không rõ ràng hoặc chuyển trách nhiệm đến những nơi mà người dân không thể liên lạc được”, người dân khu tập thể số 51 Huỳnh Thúc Kháng bức xúc.
Video đang HOT
“Quận không thể làm thay phường và công ty quản lý nhà”
Trao đổi với VietNamNet về những bức xúc của người dân sống trong khu tập thể 51 Huỳnh Thúc Kháng, ông Phan Hồng Việt, Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa cho biết, ông “hiểu, thông cảm” với những khó khăn, đảo lộn trong cuộc sống của các hộ dân và cho rằng “những đòi hỏi như đã nêu của người dân là hoàn toàn chính đáng”.
Ông cũng khẳng định quận đã giao toàn bộ sự việc cho UBND phường Láng Hạ, đề nghị phường tiếp nhận và chủ động thương thảo để giải quyết những yêu cầu, bức xúc của các hộ dân. Trước ý kiến phản ánh “chưa có buổi gặp gỡ, giải thích, thương thảo” nào giữa lãnh đạo phường Láng Hạ với tất cả các hộ dân khiến họ hoang mang, bức xúc, ông Việt cho biết sẽ yêu cầu UBND phường Láng Hạ gấp rút triển khai các nội dung mà quận đã giao.
Khu tập thể 51 Huỳnh Thúc Kháng bị thiệt hại do ngôi nhà số 49 sập xuống. Hiện nay, sau 25 ngày, cơ quan chức năng vẫn chưa xác định được chính xác ngôi nhà này có an toàn nữa hay không? (Ảnh: VietNamNet)
Trả lời câu hỏi liên quan đến độ an toàn của khu tập thể số 51, ông Việt nhấn mạnh: khu tập thể có an toàn hay không cần sự kiểm tra và kết luận của cơ quan giám định chất lượng nhà ở, sau đó lãnh đạo phường, quận mới có thể đưa ra quyết định là có được ở tiếp hay không.
Trong trường hợp này, bên có trách nhiệm thực hiện giám định độ an toàn của khu tập thể này là Tổng công ty Tài nguyên Môi trường (đơn vị sở hữu), Công ty TNHH 1 thành viên quản lý và phát triển nhà Hà Nội (đơn vị quản lý). Các đơn vị này phải có trách nhiệm chứ không thể bỏ bẵng đi được. Song song với đó là trách nhiệm khăng khít trong việc đôn đốc, giám sát, xử lý tình huống của UBND phường Láng Hạ.
“Quận có trách nhiệm giao cho phường để thương thảo sự việc và giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ này. Quận cũng đốc thúc và yêu cầu đơn vị sở hữu, quản lý tòa nhà cần giám định chất lượng sớm để có quyết định di dời hay ở lại kịp thời. Quận không thể làm thay cho tất cả các đơn vị được”, ông Việt nhấn mạnh.
Được biết, hiện nay, cơ quan công an quận Đống Đa vẫn đang tiếp tục phối hợp với thanh tra xây dựng để điều tra. Nếu không thể thương thảo thì có thể phải chuyển sự việc qua cơ quan hình sự để xác định trách nhiệm thỏa đáng.
Theo vietnamnet
Sau mưa, "hố tử thần" đồng loạt tái xuất
Sau cơn mưa kỷ lục kéo dài từ tối 18-4 trên địa bàn TP.HCM, hàng loạt điểm sụt lún đã xuất hiện trên các tuyến đường khu vực trung tâm TP.
Lúc 8h sáng 19-4, tại giao lộ Võ Văn Tần và CMT8 (Q.3) xuất hiện "hố tử thần" với đường kính rộng khoảng 1m2, sâu 1m cùng với lớp thảm nhựa rơi vãi xuống khắp đáy hố.
Đáng chú ý, xung quanh hố sâu để lộ ra hang hàm ếch lấn sâu vào phần đường CMT8, trong khi rất đông phương tiện lưu thông ngay sát bên, tạo thành "cái bẫy" ập xuống người đi đường bất cứ lúc nào.
Cách hố 1m, trên vỉa hè còn để lộ ra hang hàm ếch dài gần hơn 1m bao quanh cống hộp thuộc Dự án vệ sinh môi trường TP.
Theo Thanh tra Sở GTVT TP, đơn vị chịu trách nhiệm là Ban quản lý Dự án vệ sinh môi trường TP.
Trong khi đó, đại diện đơn vị thi công cho hay, nguyên nhân xảy ra sự cố trên do việc đấu nối đường ống thoát nước phi 400mm chưa được trám lại ngay mối nối nên khi mưa xuống, lượng nước chảy với cường độ mạnh, làm cho nước rò rỉ ra ngoài, xói mòn lớp đất nền và sụp lún.
Đơn vị vừa thi công xong và tái lập mặt đường cuối tuần vừa rồi. Tuy nhiên, với việc sụp lún đường như bây giờ thì phải hết tuần này mới khắc phục xong.
Tương tự, trên đường Lê Qúy Đôn (giao với Điện Biên Phủ, Q.3) cũng xuất hiện hàng loạt điểm sụt lún kéo dài khoảng 300m.
Theo một cán bộ Khu Quản lý giao thông đô thị số 1, có mặt tại hiện trường, những điểm sụt lún này vừa mới được tái lập tối 17-4 vừa rồi. Nhưng chỉ sau trận mưa lớn tối hôm qua đã xuất hiện nhiều điểm sụp lún sát lề đường Lê Qúy Đôn.
Được biết, đây là dự án ngầm hóa cáp viễn thông do Công ty điện thoại Đông TPHCM trực tiếp thi công.
Việc tái lập mặt đường rất ẩu và không đúng với hiện trạng ban đầu, chúng tôi sẽ kiểm tra thật kỷ và xử phạt mạnh tay nếu không tái lập lại theo đúng quy trình kỷ thuật, cán bộ Khu 1 này nêu rõ.
Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan - Phòng Dự báo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, nhận định, trận mưa tối hôm qua và rạng sáng nay kéo dài gần 6h đồng hồ (trong khoảng 20h đêm đến 2h sáng) khắp địa bàn TP.HCM, với lượng mưa trung bình đo được từ 50 đến 120 ml, đặc biệt tại khu vực trung tâm TP.HCM trên 100 ml.
Sắp tới sẽ xuất hiện nhiều cơn mưa to đến rất to, kèm theo gió lốc và sấm chớp tại khu vực Nam Bộ do thời tiết đang chuyển mùa, bà Lan dự đoán.
Cũng trong sáng nay, tại nút giao thông ngã tư Bình Triệu (Q.Thủ Đức), xảy ra kẹt xe kéo dài hơn 2h đồng hồ, trải dài gần 2km trên quốc lộ 13, từ bến xe miền Đông (Q.Bình Thạnh) đến P.Hiệp Bình Chánh (Q.Thủ Đức).
Một số người dân cho biết, do ảnh hưởng của cơn mưa lớn rạng sáng nay nên khu vực ngã tư Bình Triệu bị ngập, gây ra kẹt xe kéo dài tầm 6h đến hơn 8h sáng nay.
Hầu như người dân ở mé đường Kha Vạn Cân đi lên cầu Bình Triệu đều giậm chân tại chỗ, khiến không ít người trong số đó phải đi làm muộn giờ.
Ngoài ra, sau trận mưa lớn, rất nhiều tuyến đường như Vườn Lài, Phạm Văn Xảo, Lê Thúc Hoạch, Bình Long, Văn Cao, Tân Hương... (quận Tân Phú) nước ngập sâu đến nửa mét. Thậm chí, có nhiều vị trí nước ngập đến ngang bụng. Toàn bộ khu vực bị nước nhấn chìm trên diện rộng.
Nguyên nhân khiến khu vực xảy ra ngập nặng theo nhiều người cho biết, do một đơn vị thi công đã bịt đường cống thoát nước lớn trên đường Lê Thúc Hoạch khiến nước không rút được. Đến 10h30 sáng, nước vẫn còn mênh mông trên nhiều tuyến đường của khu vực trên.
Chùm ảnh "hố tử thần" trên đường phố Sài Gòn sau cơn mưa lớn:
"Hố tử thần" liên hoàn trên đường CMT8 (Q.3) sáng 19-4
Để lộ ra "hàm ếch" trên vỉa hè đường CMT8
Cận cảnh "hố tử thần"
Làm ùn ứ giao thông tại ngã tư Võ Văn Tần giao CMT8
Ngay lề đường Lê Qúy Đôn cũng xuất hiện một loạt điểm lún dài và rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông
Nhà thầu thi công ẩu là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng sụt lún của nhiều tuyến đường trung tâm TP.HCM sau những cơn mưa lớn. Ảnh chụp trên đường Lê Quý Đôn sáng 19-4
Kẹt xe nghiêm trọng trên quốc lộ 13 (Q.Bình Thạnh đến Thủ Đức). Ảnh chụp sau bến xe miền Đông
Một loạt xe chết máy khi đi ngang đường Vườn Lài (Q.Tân Phú)
Một cây xà cừ bị đổ ngay bên đường Nguyễn Văn Quá (Q.12) sau cơn mưa chiều 18-4
Theo Bưu Điện Việt Nam
Hà Nội: Khu chung cư Đồng Tàu sụt lún nghiêm trọng Đến ở mớ c và năm nhng hàng trăm hộ dân ở khu tá ị c Đồng Tàu (Thị Liệt, Hoàng Mai, Hà Nộ) phả sống trong tì cả khốn khổ vớ nớc thả lê láng khắp nơ, nhiềung mục công trì t gy, sụt lún nặng... Ngư dân ở khu tá ị c Đồng Tàu phản á tì trạng sụt lún, "xẻ...