Vụ người Việt bị bắt ở Paris: Cục Xuất nhập cảnh đã cấp giấy xác nhận cho bà Mai
Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đã đề nghị Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an xác minh thời gian cư trú của bà Mai tại Việt Nam để phục vụ bào chữa tại tòa và đã cấp giấy xác nhận cho bà Mai.
Cảnh sát biên giới Pháp tại sân bay Charles de Gaulle. (Ảnh minh họa)
Ngày 22/1, sau khi mạng xã hội lan truyền rộng rãi sự việc của một công dân Việt Nam có tên Phạm Thị Tuyết Mai bị cảnh sát biên giới Pháp bắt giữ khi đang quá cảnh tại sân bay Charles de Gaulle (Paris) với cáo buộc công dân này đang bị cảnh sát Bỉ truy nã vì tội danh “Buôn bán ma túy”, phóng viên Infonet đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Việt Nam để tìm hiểu vụ việc.
Trả lời phóng viên Infonet, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, ngày 18/12/2018, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đã nhận được thông báo của Cảnh sát biên giới Pháp tại sân bay Charles de Gaulle về việc bắt giữ công dân Phạm Thị Tuyết Mai. Ngay sau khi nhận được thông tin, Đại sứ quán đã liên hệ với các cơ quan chức năng liên quan của Pháp, đồng thời tham khảo ý kiến văn phòng luật sư tại Pháp để tìm hiểu thêm thông tin, quy trình xử lý của pháp luật sở tại và được biết:
“Bà Phạm Thị Tuyết Mai bị cảnh sát biên giới Pháp bắt khi nhập cảnh vào Pháp theo Lệnh bắt giữ châu Âu (European arrest warrant – EAW) nhằm thi hành bản án 4 năm tù về tội “buôn bán bất hợp pháp ma túy và chất gây nghiện” trong thời gian từ 01/10/2010 – 10/05/2011, do Tòa Tư pháp Antwerpen, Bỉ tuyên ngày 08/05/2013.
Hiện nay, các cơ quan tư pháp của Pháp đang tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định của Liên minh châu Âu (EU) theo thủ tục Lệnh bắt giữ châu Âu – EAW.
Video đang HOT
Ngày 19/12/2018, Tòa Phúc thẩm Paris đã cho phép bà Mai tại ngoại và áp dụng một số biện pháp kiểm soát tư pháp như: phải tạm trú tại nơi được chỉ định, không được rời lãnh thổ Pháp chính quốc, giao cho Tòa toàn bộ giấy tờ tùy thân, có nghĩa vụ có mặt khi được triệu tập cho các phiên tòa tiếp theo…”
Vừa qua, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đã có buổi gặp trực tiếp bà Mai để nghe trình bày về vụ việc và làm rõ các thông tin liên quan. Tại buổi gặp, Đại sứ quán cũng đã hướng dẫn bà Mai về thủ tục hỗ trợ theo quy định bảo hộ công dân.
Theo yêu cầu của bà Mai, Đại sứ quán đã đề nghị Cục Lãnh sự, Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an xác minh thời gian cư trú của bà Mai tại Việt Nam để phục vụ bào chữa tại tòa và đã cấp giấy xác nhận cho bà Mai.
Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp cũng đã làm việc với Văn phòng Luật sư Vatier tại Paris để tìm hiểu thêm về vụ việc và yêu cầu Văn phòng Vatier hỗ trợ bà Mai. Hiện Văn phòng Luật sư Vatier đã nhận hỗ trợ bà Mai theo đề nghị của Đại sứ quán và bản thân bà Mai.
Tại phiên tòa lần thứ hai ngày 09/1/2019, Đại sứ quán đã cử đại diện tham dự phiên tòa. Tại đây, đại diện Đại sứ quán đã trao đổi với luật sư bào chữa do tòa chỉ định và đề nghị luật sư hỗ trợ bà Mai bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Bộ Ngoại giao chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp tiếp tục theo dõi sát vụ việc, trao đổi với các cơ quan chức năng liên quan cập nhật thông tin và kịp thời có các biện pháp hỗ trợ, bảo hộ công dân.
Infonet sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.
Lê Gạch
Theo infonet
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Pháp
Chủ tịch nước khẳng định, Việt Nam luôn coi Pháp là đối tác hàng đầu ở châu Âu cũng như trên thế giới.
Chiều 2/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã thân mật tiếp Thủ tướng Pháp Edouard Philippe đang có chuyến thăm chính thức tới Việt Nam.
Thủ tướng Pháp Edouard Philippe bày tỏ vui mừng được gặp lại Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; chúc mừng Tổng Bí thư vừa được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước; bày tỏ niềm vui được đến thăm Việt Nam - một đối tác quan trọng của Pháp ở Châu Á, ngay trong năm đặc biệt kỷ niệm 45 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao và 5 năm ký kết quan hệ đối tác chiến lược.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Pháp.
Thủ tướng Edouard Philippe cũng bày tỏ ấn tượng sâu sắc về sự phát triển mạnh mẽ và đầy sức sống của Việt Nam; cho rằng hai nước Việt Nam và Pháp có mối quan hệ rất đặc biệt, gần gũi và gắn bó, với nhiều phát triển tích cực trong những năm qua; bày tỏ mong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hợp tác hiệu quả trên các lĩnh vực trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh tình hình quốc tế đang có những diễn biến rất phức tạp và nguy hiểm.
Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Edouard Philippe; nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt của năm 2018 với 2 chuyến thăm cấp cao lẫn nhau và nhiều hoạt động trao đổi phong phú khác nhân dịp kỷ niệm 45 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao và 5 năm ký kết quan hệ đối tác chiến lược.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng về bước phát triển tích cực của quan hệ hai nước trong thời gian qua; hoan nghênh việc hai bên đã phát huy hiệu quả và giữ đà quan hệ đối tác chiến lược thông qua nhiều cơ chế và hình thức hợp tác; cho rằng sự tin cậy chính trị và quan hệ hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực giữa hai nước không những xuất phát từ nhu cầu khách quan mà còn rất phù hợp với lợi ích căn bản của hai nước.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng về bước phát triển tích cực của quan hệ hai nước trong thời gian qua.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam luôn coi Pháp là đối tác hàng đầu ở châu Âu cũng như trên thế giới; mong muốn hai bên tiếp tục phối hợp tích cực để hiện thực hóa các thỏa thuận đã ký kết trên nhiều lĩnh vực trong thời gian qua, cùng nhau nỗ lực duy trì đà phát triển tích cực của quan hệ song phương, đồng thời tăng cường phối hợp với nhau tại các diễn đàn đa phương, cùng nhau đóng góp tích cực cho việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Nhân dịp này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng đề nghị hai bên tạo mọi điều kiện để phát triển cộng đồng của nước này tại nước kia, xem đó là cầu nối rất quan trọng, góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước gắn kết ngày càng chặt chẽ; đề nghị Thủ tướng Edouard Philippe và Chính phủ Pháp tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cộng đồng người Việt Nam tại Pháp - một cộng đồng lâu đời và lớn nhất trong số các cộng đồng người Việt tại Châu Âu, có gắn bó mật thiết với Việt Nam và luôn có đóng góp quan trọng cho quan hệ Việt Nam - Pháp.
Nguồn: VOV.VN
Các nước đã đưa xe Grab vào khuôn khổ như thế nào Việc có nên đưa xe Grab vào mô hình quản lý như taxi truyền thống hay không đã trở thành vấn đề gây tranh cãi thời gian qua. Trên thế giới, nhiều nước đã áp dụng phương án này để đảm bảo cạnh tranh công bằng trong nước, cũng như quy hoạch giao thông ổn định. Clip: Bộ Giao thông đề xuất quản...