Vụ người phụ nữ tử vong sau khi nâng ngực tại TP.HCM: Đang là mẹ đơn thân, sức khỏe yếu phải truyền đạm mỗi tuần
Theo chia sẻ từ người nhà, chị N. hiện là mẹ đơn thân nuôi con gái 13 tuổi. Sau khi nhiễm Covid-19, sức khỏe của chị N. có dấu hiệu bất ổn, phải truyền đạm và có tiền sử hen suyễn.
Liên quan đến vụ việc nữ bệnh nhân N.T.N.N (33 tuổi, quê Đồng Tháp) tử vong chiều ngày 18/3 sau khi đến Bệnh viện 1A (quận Tân Bình) để làm phẫu thuật nâng ngực, cơ quan CSĐT Công an quận Tân Bình, TP.HCM vẫn đang tiến hành phối hợp với các đơn vị liên quan thụ lý, điều tra vụ việc.
Trong khi đó, Sở Y tế TP.HCM cũng đã yêu cầu Bệnh viện 1A phải có bản giải trình, báo cáo nhanh gửi về Sở về sự việc trên.
Sáng 19/3, có mặt tại Nhà hỏa táng Bình Hưng Hòa, chị Nguyễn Thị Ngọc Trâm (34 tuổi, ngụ quận 6, TP.HCM) cho biết gia đình rất sốc trước sự ra đi của chị N. (em gái chị Trâm) sau khi đến bệnh viện phẫu thuật thẩm mỹ.
Theo lời kể của chị Trâm, sáng 18/3, chị N. được bác sĩ có tên T. đưa đến Bệnh viện 1A để thực hiện phẫu thuật nâng ngực vào lúc 11h30. Tuy nhiên, đến 16h11 cùng ngày, chị Trâm nhận được thông báo từ bác sĩ T. nói cần chị đến BV để trao đổi một số việc.
“Bác sĩ T. gọi điện cho chị nói là đến bệnh viện để bác trao đổi, nhưng chị hỏi việc gì thì bác sĩ T. không nói. Khi đến nơi, bác sĩ T. nói em ấy đang được hồi sức cấp cứu trong phòng hồi sức. Chị mới hỏi là tình trạng em N. thế nào rồi, bác sĩ T. cứ ngồi im lặng, sau đó nói là đang nặng lắm”, chị Trâm kể lại.
Trước sự việc xảy ra, chị T. yêu cầu được chuyển viện cho em gái nhưng bác sĩ không cho, đến khi gia đình “làm lớn” thì bác sĩ T. đồng ý cho người nhà gặp bệnh nhân N. Tuy nhiên, khi vào phòng gặp thì chị N. đã tím tái và tử vong lúc 17h35 cùng ngày.
Theo gia đình, bác sĩ T. không phải là nhân viên của Bệnh viện 1A nên khi xảy ra sự việc, phía Bệnh viện 1A cũng không hỏi han, động viên và có ý muốn “trốn tránh” khiến gia đình bức xúc.
Nạn nhân là mẹ đơn thân, có tiền sử bệnh hen suyễn?
Video đang HOT
Chị Trâm cho biết, N. là mẹ đơn thân sau khi ly hôn chồng, một mình đang nuôi con gái 13 tuổi. Trước khi thực hiện ca phẫu thuật, sức khỏe của chị N. cũng không tốt, phải thường xuyên truyền đạm, hay mỏi mệt.
“Ban đầu gia đình cũng cản N., không muốn cho nó phẫu thuật vì sức khỏe yếu, ca phẫu thuật cũng đã dời lại 1 tuần rồi nhưng nó muốn thực hiện. Chị có nói với N. là sức khỏe em như vậy thì từ từ hãy làm nhưng N. cứ nói là “em muốn làm, biết đâu mình đổi đời”. Nghe câu nói đó thì chị chỉ im lặng thôi, cứ nghĩ bác sĩ đảm bảo sức khỏe rồi mới cho lên ca mổ, nhưng mà có ngờ đâu…”, chị Trâm nghẹn lời.
Chị Trâm cho biết hiện gia đình đang rất hoang mang, mong muốn sự việc sáng tỏ
Theo chị Trâm, sau khi khỏi Covid-19, sức khỏe chị N. kém hơn trước, 1 tuần phải truyền đạm 3 lần, N. cũng khai báo tiền sử hen suyễn, vừa khỏi Covid-19 khoảng 3 tháng, huyết áp thấp.
Trước sự việc xảy ra, phía gia đình chị Trâm mong muốn làm rõ nguyên nhân cái chết của chị N., đồng thời muốn Bệnh viện 1A không được chối bỏ trách nhiệm.
“Em chỉ muốn làm rõ nguyên nhân cái chết của em em, cha mẹ em ở quê cũng biết rồi, em không dám cho cha mẹ lên vì mẹ sốc, mẹ em lại bệnh tim nữa”, chị Trâm nói.
* Hiện tại, thi thể chị N. đã được gia đình đưa đi hỏa thiêu sau khi làm các thủ tục pháp y, chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.
Vừa ngơi tay, y bác sĩ tuyến đầu xúm xít gói bánh tét, bánh chưng tặng người nghèo
Những ngày giáp Tết có nhiều tin vui: số ca nhiễm COVID-19 và ca tử vong giảm mạnh, cuộc sống đã trở lại gần như bình thường.
Ai theo dõi tin cũng vui, nhưng vui nhất có lẽ là các y bác sĩ tuyến đầu ở bệnh viện dã chiến.
Cùng nhau xung phong nơi tuyến đầu, nay lại cùng gói bánh tét tặng người lao động nghèo ăn Tết
Những ngày "gần bình thường" này đã có giờ phút được lơi tay, nhiều người trong số họ lại đóng góp mua nguyên liệu và tự tay tập gói bánh tét bánh chưng, nấu những nồi bánh nồng ấm, tận dụng giờ nghỉ để đưa bánh đến trao tận tay những người lao động nghèo trên đường phố, những người mà có thể ít ngày trước còn là bệnh nhân của họ...
Ôm ba thùng bánh tét, bánh chưng, bác sĩ trẻ Trần Hiển Vinh cùng điều dưỡng Kim Hoàn trao quà đến từng anh công nhân, chị lao công, những người lao động nghèo ở bến xe Miền Tây, chợ Kim Biên và trên các nẻo đường quận 6, quận 11 (TP.HCM)...
Đôi tay tạm không cầm kim tiêm, thay bằng tay gắp đảo bánh
ThS.BS Phạm Thị Uyển Nhi - Bệnh viện Da liễu TP.HCM - tâm sự: "Dịch bệnh kéo dài, suốt mấy tháng tụi em làm việc tại Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 số 12, nay dịch ngớt tụi em trở lại bệnh viện để làm công tác chuyên môn và sẵn sàng khi có lệnh điều động.
Trong những ngày làm việc ở tuyến đầu, thấu hiểu nỗi khó khăn của bệnh nhân, của người nghèo bị ảnh hưởng rất nhiều nên tụi em tập hợp nhóm các bác sĩ, điều dưỡng trẻ và tình nguyện viên ở các bệnh viện dã chiến trước đây giúp người dân nghèo món quà nhỏ vui Tết".
"Làm được gì giúp người khác thì làm, chúng mình còn trẻ mà..." - các bác sĩ trẻ mà chúng tôi gặp trên đường rong ruổi chỉ cười tươi và nói vậy.
Đôi tay tạm không cầm kim tiêm, thay bằng tay gắp đảo bánh
Bác sĩ trẻ Nguyễn Duy Quân với đôi tay lóng ngóng gói bánh tét tặng người nghèo
Cùng nhau canh nồi bánh
Mẻ bánh vừa ra lò được các bác sĩ mang đi trao tận tay người lao động nghèo
Các bác sĩ trẻ chia nhau 2 người một xe đi phát quà cho người lao động nghèo - Ảnh: TỰ TRUNG
Mẻ bánh vừa ra lò được các bác sĩ mang đi trao tận tay người lao động nghèo
Em nhỏ hớn hở khi được tặng bánh
Bánh được trao cho người lao động nghèo ở bến xe Miền Tây, chợ Kim Biên và trên các nẻo đường quận 6, quận 11 (TP.HCM)...
Hơn nửa số ca tử vong vì Covid-19 ở TP.HCM là nữ bệnh nhân TP.HCM ghi nhận hơn 17.263 ca tử vong vì Covid-19 đến ngày 16/11, trong đó số bệnh nhân nữ chiếm 58,5%. Chiều 17/11, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Y tế chủ trì họp báo thông tin về lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong...