Vụ người đàn ông tử vong sau 3 ngày ở nhà nghỉ với phụ nữ: Nạn nhân bình thường có sức khỏe tốt
Liên quan đến vụ người đàn ông tử vong sau khi vào nhà nghỉ với một người phụ nữ, qua điều tra xác định, nạn nhân hiện đang là trưởng thôn, thường ngày sống hòa đồng với mọi người.
Trưa 26/9, trao đổi với báo Người Đưa Tin, ông Chang Thê Sử – Chủ tịch UBND xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) cho biết, danh tính nạn nhân được xác định là Giàng A M. (SN 1988, hộ khẩu thường trú thôn Sô Long, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái). Anh M. hiện là trưởng thôn Sô Long của xã, đã lập gia đình. Thường ngày, anh M. sống rất hòa đồng, cởi mở với mọi người và không có điều tiếng gì ở địa phương.
“Vợ chồng M. sống hòa thuận hạnh phúc, gia đình kinh tế khá. Sau khi xảy ra vụ việc, thi thể anh M. đã được đưa về địa phương để gia đình làm lễ mai táng. Bình thường sức khỏe anh Giàng A. M. rất tốt, tích cực tham gia các hoạt động của địa phương.
Anh M. đang tham gia lớp đại học tại chức ở TP. Yên Bái. Thời gian này, anh đang phải hoàn thành nốt một số thủ tục hồ sơ cho việc học thì xảy ra chuyện như vậy.”, lãnh đạo xã Nậm Khắt thông tin thêm.
Người đàn ông tử vong sau 3 ngày ở nhà nghỉ với người phụ nữ. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Trước đó, ngày 25/9, báo Gia đình & Xã hội dẫn thông tin từ VKSND TP Yên Bái (Yên Bái) cho biết: Đơn vị này đang khẩn trương phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ một người đàn ông tử vong tại một nhà nghỉ trên địa bàn.
Thông tin ban đầu cho thấy, rạng sáng 24/9, tại nhà nghỉ L.A, thuộc tổ 15, phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái, nhân viên lễ tân nhận được thông báo một khách nam có dấu hiệu nguy kịch sức khỏe nên đã gọi xe cấp cứu.
Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, các y bác sĩ đã nỗ lực cứu chữa nhưng nạn nhân không qua khỏi. Sau khi nhận được thông tin vụ việc, lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường để điều tra nguyên nhân dẫn đến vụ việc trên.
Danh tính người tử vong là Giàng A M. (SN 1988, trú tại thôn Sô Long, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái).
Qua xác minh, khoảng 16h ngày 21/9, anh Giàng A M. và chị Thào Thị X. (SN 1985, trú tại xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) đến nhà nghỉ L.A thuê phòng để nghỉ. Trong quá trình lưu trú, đến 2h40 ngày 24/9, anh M. thở dốc, kêu to.
Thấy vậy, chị Thào Thị X. đã nhanh chóng xuống tầng thông báo cho lễ tân nhà nghỉ gọi xe đưa anh M. đi cấp cứu nhưng không qua khỏi.
Nguyễn Phượng (T/h)
Theo doisongphapluat
Tín dụng chính sách đi vào "lõi nghèo" vùng cao
"Cùng với chương trình tín dụng chính sách xã hội chung của cả nước, các chính sách tín dụng mang tính đặc thù mà Đảng, Chính phủ và chính sách địa phương dành riêng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi hơn 10 năm qua đã góp phần thay đổi căn bản nhận thức, tư duy của đồng bào trong sản xuất..."
Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Dương Quyết Thắng khẳng định.
Đa dạng "đòn bẩy" giảm nghèo
Có thể nói, Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho vay vốn đối với hộ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn để phát triển sản xuất đánh dấu một một bước chuyển quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào DTTS cũng như quan điểm của Chính phủ trong việc chuyển dần từ cơ chế hỗ trợ "cho không" sang "cho vay".
Gia đình ông Sùng A Khua (dân tộc Mông) ở xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) vay vốn chính sách để nuôi bò, trâu. Ảnh: P.V
Từ đây, cùng với các chương trình tín dụng chính sách xã hội chung, các chính sách mang tính đặc thù, riêng có với độ phủ ngày càng rộng và sâu đã tạo thêm những hiệu ứng đột phá mới cho khu vực miền núi và DTTS - "lõi nghèo" của cả nước". Đó là Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg ngày 9/6/2008 với việc phủ rộng thêm tín dụng chính sách đối với hộ DTTS ra 9/13 tỉnh vùng ĐBSCL giai đoạn 2008 - 2010. Tiếp đến cuối năm 2013, Chính phủ tiếp tục kéo dài các chương trình này và mở rộng cho vay đối với hộ DTTS để phát triển sản xuất, giải quyết vấn đề đất ở, việc làm trong các Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg, Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg.
Đặc biệt với sự tham mưu của Ngân hàng CSXH, Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành liên quan, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 2085/QĐ-TTg ngày về phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 - 2020. Tỉnh Ninh Thuận, nơi có 34 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đồng bào DTTS chiếm khoảng 23,5%, chủ yếu là đồng bào dân tộc Chăm và dân tộc Raglai. Từ năm 2004, UBND tỉnh đã chỉ đạo Ngân hàng CSXH tỉnh xây dựng 2 đề án đầu tư vốn cho đồng bào DTTS, đó là đề án "Đầu tư vốn cho vay phát triển kinh tế - xã hội huyện Bác Ái" với 95% là đồng bào dân tộc Raglai và đề án "Đầu tư hỗ trợ vốn vay cho phụ nữ nghèo dân tộc Chăm ở huyện Ninh Phước phát triển chăn nuôi đàn bò sinh sản và bò thịt vỗ béo". Với gần 60 tỷ đồng vốn tín dụng chính sách, các đề án trên đã giúp cho hộ đồng bào DTTS nghèo có vốn đầu tư chăn nuôi, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, giảm nghèo...
Lan tỏa chính sách nhân văn
Theo ông Dương Quyết Thắng, với phương thức giải ngân, thu nợ tại xã đã đưa nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đến 100% xã, phường, thị trấn trên toàn quốc, trong đó tập trung ưu tiên cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đa số hộ DTTS sống tại vùng sâu, vùng xa, miền núi và vùng đồng bào DTTS đã được thụ hưởng tín dụng chính sách xã hội, trong đó có hộ vay vốn từ 2 - 3 chương trình tín dụng ưu đãi. Những con số này cho thấy hệ thống các chính sách tín dụng chung và chuyên biệt cho vùng miền núi và DTTS của Chính phủ và địa phương đan xen nhau đã và đang tạo thành lực đỡ phát triển kinh tế, cải thiện đời sống cho 14,6 triệu đồng bào DTTS (chiếm 14% dân số cả nước). Nhìn lại 12 năm qua, tín dụng chính sách xã hội đã giúp trên 2 triệu hộ DTTS và miền núi thoát nghèo, thu hút và tạo việc làm cho trên 162.000 lao động; giúp trên 211.000 HSSV có hoàn cảnh khó khăn là con em hộ DTTS được vay vốn học tập; xây dựng hơn 1,3 triệu công trình NS xây dựng hơn 215.000 căn nhà ở... góp phần tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14,75% xuống còn 4,25%.
Theo Danviet
Mù Cang Chải cần đặc biệt chú trọng đến công tác giảm nghèo Ngày 21/9, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Chủ tịch Hội đồng bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã đến thăm, làm việc tại huyện Mù Cang Chải (Yên Bái). Cùng dự có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Thị Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Chu Văn Yêm và lãnh đạo tỉnh Yên Bái....