Vũ Ngọc Anh và NTK Lê Thanh Hòa bị nhà mốt cao cấp của Pháp “bêu” ngay trên Instagram vì nhái đồ
Đây cũng là lần đầu tiên có đến hai tên tuổi Việt Nam bị một nhà mốt quốc tế chỉ điểm đích danh về tình trạng “ăn cắp chất xám”.
Trong lúc cả thiên hạ đang “sôi sùng sục” vì những chiếc đầm thân hình thể lộ liễu của Ngọc Trinh thì mới đây nhất, lại một bộ cánh thảm đỏ của giới mỹ nhân Việt bị “bóc phốt”. Người “bóc” lần này chẳng phải cư dân mạng mà chính là Alexis Mabille – một nhà mốt cao cấp của Pháp, và đối tượng bị “bóc” là nữ diễn viên Vũ Ngọc Anh cùng NTK Lê Thanh Hòa.
Trên Instagram của mình, Alexis Mabille đã chỉ điểm đích danh 2 cái tên Việt Nam mà theo ông là đã nhái bộ cánh Haute Couture Thu-Đông 2019.
Theo đó, Alexis Mabille dã “bêu” ngay 2 nhân vật của làng mốt Việt trên trang chính thức như sau: “Copy ! Vũ Ngọc Anh thật đáng xấu hổ khi diện món đồ nhái do Lê Thanh Hòa copy từ thiết kế Haute Couture của tôi.”
Được biết Alexis Mabille là một NTK tầm cỡ người Pháp, từng có thời gian làm việc tại Yves Saint Laurent và Dior. Ông ra mắt dòng Haute Couture vào năm 2008 tại Paris, và sau đó những thiết kế cao cấp của ông dần trở nên quen thuộc khi song hành cùng giới siêu sao như Dita Von Teese, Katy Perry, Phạm Băng Băng… Tại Việt Nam thì Lý Nhã Kỳ là khách hàng thường xuyên của nhà mốt này.
Phạm Băng Băng từng diện thiết kế Haute Couture của Alexis Mabille tại Cannes.
Lý Nhã Kỳ là khách hàng thường xuyên của nhà mốt Alexis Mabille.
Đây là sự vụ chưa từng có tiền lệ, bởi thực trạng đạo nhái chất xám ở Việt Nam vốn tràn lan theo kiểu “chuyện thường ngày ở huyện” và chưa bao giờ được giới mốt quốc tế thực sự chú tâm.
Được biết chiếc đầm tua rua này được Vũ Ngọc Anh đặt từ NTK Lê Thanh Hòa và diện tại Liên hoan phim Cannes năm 2017.
Phải công nhận rằng trang phục của Lê Thanh Hòa giống Alexis Mabille mùa Thu-Đông 2015 đến 90%
Về 2 nhân vật bị chỉ điểm cũng có một số “thành tích” khá lừng lẫy:
Video đang HOT
Dự Cannes vào năm 2018, Vũ Ngọc Anh tiết lộ với truyền thông rằng cô diện đầm Elie Saab giá cả tỷ đồng.
Nhưng thực chất đây lại là thiết kế của Labourjoisie.
NTK Lê Thanh Hòa cũng dăm lần khiến dân tình xôn xao vì sự “trùng hợp” đáng ngờ với các nhà mốt quốc tế.
Theo Trí thức trẻ
Giải mã khái niệm cửa hàng flagship, concept và pop-up của các thương hiệu thời trang
Cửa hàng flagship, concept và pop-up là những "chiêu bài" kinh doanh đầy sáng tạo của nhiều thương hiệu thời trang đương đại
Bên cạnh những cửa hiệu thông thường, nhiều thương hiệu thời trang sẽ phân phối các thiết kế mới nhất thông qua cửa hàng flagship, concept và pop-up. Dù là tín đồ am tường nhất, phân biệt ba loại hình cửa hàng này cũng là "bài toán" nan giải. Cùng khám phá sự khác biệt của các hình thức bán lẻ đặc biệt này trong thế giới thời trang.
CỬA HÀNG FLAGSHIP
Như chính tên gọi, cửa hàng flagship đóng vai trò là bộ mặt gia tăng giá trị thương hiệu cho các nhãn hàng thời trang (flagship là tàu lớn và hiện đại nhất trong hạm đội tàu châu Âu). Không nhắm vào lợi nhuận, mục tiêu của cửa hàng flagship là truyền tải hình ảnh, các giá trị nguyên bản thuộc về di sản của thương hiệu, đồng thời khẳng định đẳng cấp và thu hút sự chú ý.
(Ảnh: purseblog)
Chính vì đóng vai trò "vedette", cửa hàng flagship thường tọa lạc tại những vị trí đắc địa, sở hữu diện tích "khủng", không gian kiến trúc và thiết kế nội thất vô cùng ấn tượng. Tuy nhiên, không phải tất cả các cửa hàng đáp ứng đầy đủ những điều kiện trên sẽ được tôn là flagship.
(Ảnh: Chanel)
(Ảnh: Ralph Lauren)
(Ảnh: Gucci)
Các tín đồ chỉ có thể tìm được cửa hàng flagship tại những thị trường đang và hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi nhuận nhất từ các mặt hàng xa xỉ cho hãng thời trang. Với mạng lưới hơn 500 cửa hàng trên khắp thế giới, Burberry chỉ đặt cửa hàng flagship tại một số thành phố như London, New York, Seoul, Barcelona, Sydney, Tokyo... Điều này đồng nghĩa, flagship chỉ xuất hiện ở những thị trường trọng điểm.
Cửa hàng flagship Burberry tại Chicago. (Ảnh: Ellisonbronze)
Qua bàn tay của những kiến trúc sư lừng danh, cửa hàng flagship sở hữu quy mô hoành tráng và lối kiến trúc sang trọng bậc nhất. Vừa đi vào hoạt động vào tháng 11/2018, flagship với mô phỏng chuỗi ngọc trai khổng lồ của Chanel tại New York là cửa hàng lớn nhất của hãng tại Mỹ.
Trong khi Ralph Lauren mua lại tòa nhà Rhinelander hoa lệ của giới quý tộc để đặt cửa hàng flagship New York thì Prada đầu tư xây dựng hẳn một khối kiến trúc hình học hiện đại ngay giữa lòng Tokyo.
(Ảnh: Chanel)
(Ảnh: visitseoul)
(Ảnh: Prada)
Là một khoản đầu tư "đáng cả gia tài", cửa hàng flagship đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng và duy trì sự trung thành của khách hàng. Nhiều cửa hàng flagship cao cấp còn tích hợp không gian triển lãm nghệ thuật, trình chiếu phim...Tất cả mang đến những trải nghiệm đẳng cấp và góp phần thay đổi tư duy mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng.
(Ảnh: ELLE)
CỬA HÀNG CONCEPT
Mua sắm cũng là một nghệ thuật và cửa hàng concept (cửa hàng của ý tưởng) được xem là một trong những khái niệm tiến bộ nhất của nghệ thuật kinh doanh thời trang đương đại. Tại cửa hàng concept, các thiết kế được tuyển chọn dựa trên một ý tưởng thống nhất và bày biện trong không gian tựa như một phòng tranh nghệ thuật. Bước vào cửa hàng, khách hàng sẽ lạc vào thế giới sắp đặt đầy sáng tạo.
(Ảnh: Gucci)
Tích hợp giữa thời trang, làm đẹp, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc, ẩm thực... giới mộ điệu đến với cửa hàng concept sẽ phải dừng lại để thưởng lãm từng thiết kế cùng những tổ hợp ý tưởng sáng tạo độc đáo. Chính vì vậy, cửa hàng concept đã xóa bỏ quan niệm cửa hàng thời trang chỉ đơn thuần là nơi bán quần áo.
(Ảnh: Prada)
(Ảnh: Gucci)
Một trong những tên tuổi góp phần đưa trào lưu cửa hàng concept lên ngôi là Colette Paris khi xây dựng cửa hàng đầu tiên vào năm 2013. Không nằm ngoài xu hướng, nhiều nhà mốt cao cấp bắt đầu khai thác câu chuyện "sáng tạo vị sáng tạo" của cửa hàng concept để tạo nên những không gian phản ánh chính xác tư duy thẩm mỹ và dấu ấn cá nhân.
(Ảnh: imspender)
(Ảnh: Bussiness of Fashion)
CỬA HÀNG POP-UP
Nở rộ vào những năm 2000, cửa hàng pop-up đã không còn là một khái niệm quá xa lạ với các tín đồ sành mốt. Khác với những cửa hiệu thông thường, cửa hàng pop-up chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn, tại những địa điểm đặc biệt và bất ngờ. Ý tưởng kinh doanh này xuất phát từ việc các nhà bán lẻ muốn tận dụng nhu cầu mua sắm tăng cao dịp Halloween, Giáng Sinh, Valentine...
(Ảnh: blogspot)
Mô hình cửa hàng pop-up trở nên phổ biến nhờ thương hiệu thời trang Nhật Bản Comme des Garon. Sau đó, nhiều "ông lớn" cũng nhanh chóng nhập cuộc, trong đó có Dior, Louis Vuitton, Tommy Hilfiger, Prada, Hermès, Chanel...
Đặc biệt, cửa hàng pop-up có thể được đầu tư "khủng" như flagship hoặc mang dáng dấp của một cửa hàng concept. Chính vì tính tạm thời và chớp nhoáng, những cửa hàng pop-up luôn khiêu khích sự hiếu kỳ của khách hàng. Những người yêu thời trang sẽ luôn trong trạng thái khẩn trương và nhanh chóng đến với cửa hàng trước khi chúng biến mất.
Comme des Garon là một trong những thương hiệu thời trang tiên phong trong trào lưu pop-up. (Ảnh: retaildesign)
Cửa hàng pop-up của Louis Vuitton hợp tác với Yayoi Kusama. (Ảnh: Lifestyle)
Không chỉ đem đến những trải nghiệm mới mẻ cho khách hàng, cửa hàng pop-up đồng thời cũng là một hình thức thử nghiệm các chiến dịch marketing mới với ít rủi ro. Không đề cao lợi nhuận, mục tiêu của cửa hàng pop-up là tạo ra hiệu ứng và nâng cao độ nhận diện công chúng.
Theo elle.vn
Món phụ kiện cao cấp lấy cảm hứng từ Việt Nam Thật khó để phủ nhận sự tương đồng giữa băng đô Prada và mũ mấn của Việt Nam. Đây là món phụ kiện xuất hiện trên sàn diễn Xuân Hè 2019 của Prada Thật tự hào khi ngày nay, không hiếm những thiết kế thời trang lấy cảm hứng, chất liệu từ các nước phương Đông, trong đó có cả Việt Nam. Một...