Vụ ngộ độc bánh mì: Đã có hơn 120 người nhập viện cấp cứu
Người dân ăn bánh mì ở quán C.D tại TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) tiếp tục nhập viện cấp cứu hàng loạt, hiện đã có hơn 120 người dân phải nhập viện cấp cứu do nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì.
Chiều 29.11, ông Lê Minh Thông – Phó chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk) cho biết, tính đến 16h30 ngày 29.11, đã có 121 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì C.D (ngã tư Phan Chu Trinh – Hoàng Diệu, TP Buôn Ma Thuột), tăng 48 người so với 11h sáng cùng ngày. Có 2 ca đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên bị nặng, sốt cao, nôn ói nhưng đỡ co giật.
Trong các trường hợp nhập viện, Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh tiếp nhận 83 ca, Bệnh viện TP. Buôn Ma Thuột 20 ca, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk cũ) 11 ca, Bệnh viện Công an tỉnh Đắk Lắk 7 ca.
Theo bà Nguyễn Thị Xuân Thủy – Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, sau khi xảy ra vụ việc Sở đã liên tục chỉ đạo các bệnh viện tập trung nhân lực, thuốc, thiết bị chuyên dụng để cấp cứu bệnh nhân kịp thời. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương làm rõ nguyên nhân, xử lý theo quy định.
Video đang HOT
“Sở Y tế đã chỉ đạo tổ chức tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố. Tăng cường công tác quản lý, giám sát các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn nhằm ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm”, bà Thủy cho biết thêm.
Có mặt tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh, bác sĩ Lê Minh Tú cho biết, các bệnh nhân vào viện với biểu hiện đau bụng, sốt, đi cầu lỏng và nôn ói do bị ngộ độc thực phẩm. Đến nay, sức khỏe của toàn bộ bệnh nhân tạm ổn. Các bệnh nhân cho biết, họ đã ăn bánh mì tại quán C.D, sau đó có cảm giác khó chịu, đi cầu liên tục, lên cơn sốt nên phải nhập viện cấp cứu.
Được biết, sau khi vụ việc xảy ra, ngành y tế tỉnh Đắk Lắk đã tạm đình chỉ quán bánh mì này và gửi các mẫu bệnh phẩm, mẫu thực phẩm tại quán C.D gửi tới Viện vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên để xét nghiệm nhưng chưa có kết quả. Quán bánh mì C.D kinh doanh hàng chục năm qua, khá nổi tiếng ở TP. Buôn Ma Thuột. Mỗi ngày quán bán ra thị trường hàng ngàn ổ bánh mì.
Như Dân Việt trước đó đưa tin, khoảng 18h ngày 28.11, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Đắk Lắk nhận được thông tin có khoảng 60 bệnh nhân nhập viện nghi do ngộ độc. Các bệnh nhân này trước đó đều đã ăn bánh mì tại quán C.D (trên đường Hoàng Diệu, TP. Buôn Ma Thuột), trong đó có một số người ăn từ ngày 27.11. Các bệnh nhân nhập viện đều có các triệu chứng ngộ độc thực phẩm như đau bụng, nôn ói, sốt và đi cầu lỏng.
Theo Danviet
Tăng cường kiểm tra các phòng khám tư sau vụ nữ hiệu trưởng tử vong
Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc tăng cường kiểm tra các phòng khám tư nhân trên địa bàn quản lý, kiên quyết xử lý các sai phạm nếu có.
Ngày 4.5, bà Nguyễn Thị Xuân Thủy, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các phòng khám tư nhân trên địa bàn mình quản lý. Theo bà Thủy việc này được chỉ đạo thường xuyên tuy nhiên vừa qua tại địa bàn thị xã Buôn Hồ đã xảy ra một trường hợp bệnh nhân tử vong sau khi đến phòng khám tư, nên Sở làm văn bản này để tăng cường nhắc nhở.
Phòng khám của bác sĩ An - nơi xảy ra vụ nữ hiệu trưởng tử vong sau khi truyền dịch.
Văn bản yêu cầu phòng Y tế các huyện, thị tăng cường các hoạt động quản lý của cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, kịp thời chấn chỉnh những sai phạm, tổ chức thanh kiểm tra xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm như không có giấy phép hoạt động, vừa khám bệnh vừa bán thuốc, chỉ đạo thực hiện khám chữa bệnh theo đúng thời gian, danh mục kỹ thuật đã được cho phép.
Sở cũng yêu cầu thủ trưởng các đơn vị trực thuộc chỉ đạo tất cả các cán bộ có tham gia khám chữa bệnh ngoài giờ phải báo cáo và được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị và Sở Y tế về địa điểm, phạm vi hành nghề, thời gian làm việc. Thực hiện nghiêm túc việc khám bệnh, kê thuốc, không được bán thuốc.
Ngoài ra, Sở Y tế tỉnh cũng chỉ đạo thanh tra Sở Xây dựng kế hoạch kiểm tra, xử lý vi phạm các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân trên địa bàn. Nếu đơn vị nào vi phạm thì đề nghị thu hồi chứng chỉ và giấy phép hoạt động.
Trước đó, như Dân Việt đã thông tin, khoảng 23h ngày 28.4, phòng khám tư nhân của bác sĩ Nguyễn Văn An (phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ) tiếp nhận cô H'Nghin Niê (Hiệu trưởng Trường mầm non Hoa Cúc - xã Ea Blang, thị xã Buôn Hồ) trong tình trạng hạ đường huyết. Sau khi thăm khám, bác sĩ An đã truyền cho bệnh nhân một chai dung dịch 5% đường, đồng thời tiêm thêm 5 mũi dung dịch đường Glucose 30%. Quá trình truyền kéo dài gần 6 giờ từ 23h30 ngày 28.4 đến 5h sáng 29.4 mới hết.
Theo bác sĩ An, khoảng 5h sáng 29.4, sau khi rút đường truyền dịch ra, bệnh nhân cho biết đã khỏe trở lại nên ông đi ra ngoài dọn dẹp. Tuy nhiên sau đó, bác sĩ An nghe người nhà gọi nên chạy vào thì thấy bệnh nhân đang trong tình trạng sùi bọt mép. Ngay lúc đó, bác sĩ An và vợ cùng cấp cứu cho bệnh nhân đồng thời gọi xe cứu thương đưa bệnh nhân đi viện. Tuy nhiên, theo xác định của Bệnh viện đa khoa thị xã Buôn Hồ, bệnh nhân đã tử vong ngoại viện.
Ngay sau đó, Sở đã có văn bản chỉ đạo phòng Y tế thị xã Buôn Hồ thực hiện ngay việc đình chỉ hoạt động đối với phòng khám này. Liên quan đến vụ việc, Cơ quan điều tra Công an thị xã cũng đã vào cuộc điều tra làm rõ. Hiện vụ việc vẫn chưa có kết quả điều tra cụ thể.
Theo Danviet
Sở Y tế Đắk Lắk nói gì về vụ cha bồng con chạy khắp bệnh viện tìm bác sĩ cầu cứu? Sáng 21.10, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk lên tiếng về vụ cha bồng con chạy khắp bệnh viện tìm bác sĩ cầu cứu. Video cắt từ hình ảnh người cha bồng con chạy tìm bác sĩ khắp bệnh viện. Theo đó, đại diện Sở xác nhận, đơn vị vừa nắm thông tin sơ bộ liên quan đến việc một bệnh...