Vụ nghi vấn “phù phép” động vật hoang dã thành thú nuôi thường: Lại đến lượt Trung tâm Giáo dục thiên nhiên ENV “phản pháo”
Sau khi Lao Động đăng tải thông tin kiểm lâm Đồng Tháp lên tiếng trước cáo buộc “phù phép” động vật hoang dã quý hiếm thành thú nuôi thường, Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (EVN) lại tiếp tục “phản pháo”.
Trong thông cáo báo chí số 2 gửi đến cơ quan truyền thông, bà Bùi Thị Hà – Phó Giám đốc ENV – bày tỏ bức xúc: “Thật đáng buồn là các cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi pháp luật về động vật hoang dã (ĐVHD) và quản lý hoạt động gây nuôi ĐVHD lại chưa thực sự nắm rõ các quy định của pháp luật về bảo vệ ĐVHD…”.
Lãnh đạo kiểm lâm Đồng Tháp làm việc với đại diện trang trại ông Trần Chí Đại. Ảnh: Lục Tùng.
Sau khi tiếp nhận thông tin: “ Rùa đầu to (RĐT) được “phù phép” có nguồn gốc từ trang trại”, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Đồng Tháp Nguyễn Tấn Thành phản hồi đến Báo Lao Động, khẳng định việc cấp phép cho vận chuyển RĐT trong nội địa của ngành kiểm lâm Đồng Tháp là đúng theo quy định luật pháp hiện hành.
Một góc khu nuôi rùa đầu to tại trang trại của ông Trần Chí Đại. Ảnh: Lục Tùng
Trong đó, ông Thành phân tích: RĐT (Platysternum megacephalum) thuộc nhóm IIB theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Vì vậy trong trường hợp này, không áp dụng theo phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES)”.
Video đang HOT
Mặt khác, các cá thể RĐT có nguồn gốc hợp pháp từ trang trại theo Bảng kê lâm sản được Chi cục Kiểm lâm TPHCM.
Rùa đầu to được nuôi tại trang trại ông Trần Chí Đại. Ảnh: Lục Tùng
Thế nhưng, trong thông cáo báo chí số 2, ENV tiếp tục khẳng định RĐT được liệt kê đồng thời trong Phụ lục I CITES (Công ước mà Việt Nam là thành viên từ năm 1994) và Nhóm IIB Nghị định 32. Tuy nhiên, sau khi viện dẫn Khoản 2, Điều 1 của Nghị định này (“trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó”), ENV đi đến kết luận:
“Phải hiểu RĐT là loài thuộc Phụ lục I CITES…” và “ENV khẳng định một lần nữa, việc Chi cục Kiểm lâm Đồng Tháp cấp Giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng đối với loài RĐT là trái với quy định hiện hành của pháp luật”.
ENV còn cho biết thêm, đây cũng là cách hiểu được các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng trong những vụ việc xét xử về ĐVHD trong thời gian gần đây.
“Cụ thể, ngày 19.9.2018, TAND huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã đưa ra xét xử một đối tượng vận chuyển 27 cá thể RĐT và 4 chi gấu và áp dụng quy định tại điểm b, Khoản 3, Điều 244, Bộ Luật hình sự 2017 (sửa đổi, bổ sung 2017 – BLHS) – tuyên phạt 10 năm tù giam với đối tượng phạm tội”. Thông cáo giải thích thêm – “Điểm b, Khoản 3, Điều 244 BLHS được áp dụng đối với các hành vi phạm tội tác động đến loài thuộc Phụ lục I CITES”.
Từ đó, ENV dẫn lời bà Bùi Thị Hà – Phó Giám đốc ENV – bày tỏ bức xúc: “Thật đáng buồn là các cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi pháp luật về ĐVHD và quản lý hoạt động gây nuôi ĐVHD lại chưa thực sự nắm rõ các quy định của pháp luật về bảo vệ ĐVHD…”.
Bản án do EVN cung cấp (file PDF) cho thấy RĐT được vận chuyển từ Lào vào Việt Nam. Ảnh: Lục Tùng
Tuy nhiên, theo nội dung bản án được ENV gửi kèm (file PDF), đối tượng bị tuyên phạt tù vì đã nhập khẩu trái phép RĐT. Cụ thể, sau khi giao dịch 10,5kg RĐT tại chợ Ma Nọ thuộc tỉnh Oudomsay (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào), đối tượng đưa lên xe khách biển kiểm soát UN – 0075 về Việt Nam, nhưng lại không làm thủ tục khai báo khi qua cửa khẩu quốc tế. Khi đến địa bàn xã Na Ư, huyện Điện Biên (Việt Nam), cơ quan chức năng Việt Nam bắt giữ.
Như vậy, trong trường hợp này RĐT được xét theo Phụ lục 1 CITES vì đã được xuất – nhập khẩu, chứ không phải vận chuyển nội địa như trường hợp mà Kiểm lâm Đồng Tháp xác nhận.
LỤC TÙNG
Theo Laodong
Lĩnh án 10 năm tù vì vận chuyển trái phép động vật hoang dã
Hôm nay, 19/9, Tòa án nhân dân huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã đưa ra xét xử và tuyên phạt đối tượng Cao Xuân Nai 10 năm tù giam vì tội "Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm".
Rùa đầu to (Ảnh: ENV cung cấp).
Thông tin từ Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) cho biết, hôm nay (19/9), Tòa án nhân dân huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã đưa ra xét xử và tuyên phạt đối tượng Cao Xuân Nai 10 năm tù giam vì tội "Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm" theo quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 244 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Trước đó, ngày 2/4, tại Quốc lộ 279, gần cửa khẩu Tây Trang, huyện Điện Biên, cơ quan chức năng huyện Điện Biên đã phát hiện và bắt giữ Cao Xuân Nai khi đối tượng này đang trên đường vận chuyển trái phép 27 cá thể rùa đầu to (tổng khối lượng 10,5kg) và 4 chân/tay gấu ngựa (tổng khối lượng 13kg).
Vụ bắt giữ diễn ra sau hơn ba tháng kể từ khi Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015 có hiệu lực (từ ngày 1/1/2018), nâng mức hình phạt cho các hành vi vi phạm về động vật hoang dã (ĐVHD) lên đến 15 năm hoặc 2 tỷ đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 15 tỷ đồng, đình chỉ hoạt động từ 6 tháng đến 3 năm hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với pháp nhân.
Bà Bùi Thị Hà, Phó Giám đốc ENV chia sẻ: "BLHS 2015 đang bắt đầu cho thấy những ý nghĩa to lớn trong công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm về ĐVHD. ENV hi vọng hình phạt này sẽ là bài học đắt giá đối với Nai cũng như góp phần răn đe những đối tượng đã và đang có ý định thu lợi bất chính từ ĐVHD".
Rùa đầu to (Platysternon megacephalum) và gấu ngựa (Ursus thibetanus) là những loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được bảo vệ ở cấp độ cao nhất theo pháp luật Việt Nam và quốc tế. Cụ thể, gấu ngựa được liệt kê trong Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ban hành kèm theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP và rùa đầu to được liệt kê trong Phụ lục I - Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).
Theo quy định tại Điều 244 BLHS, hành vi săn bắt, giết, nuôi nhốt, vận chuyển, buôn bán loài nguy cấp, quý, hiếm (thuộc một trong các Danh mục được liệt kê tại Điều 244 BLHS) hoặc tàng trữ, vận chuyện, buôn bán cá thể, sản phẩm, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của các
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Khởi tố đối tượng mua bán 126 cá thể động vật hoang dã quý hiếm Ngày 27/8, Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ, khởi tố bị can và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bà Huỳnh Thị Kim Cương (50 tuổi, trú xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) về hành vi mua bán, tàng trữ động vật hoang...