Vụ “nghi vấn đường dây chạy việc”: Đề nghị cơ quan điều tra vào cuộc
Liên quan đến nghi vấn “đường dây chạy việc” tại BHXH Quảng Bình mà Báo Thanh Niên số ra ngày 27.12.2012 đã phản ánh, tin từ Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh Quảng Bình cho biết đã tham mưu cho Ban Chỉ đạo kiến nghị, chỉ đạo các cơ quan xem xét, xử lý các hành vi sai phạm.
Cụ thể, đề nghị cơ quan có thẩm quyền yêu cầu BHXH VN giải trình về việc tuyển dụng dôi dư 15 biên chế so với biên chế đã giao năm 2011 đối với BHXH Quảng Bình; kiểm tra làm rõ việc thực hiện biên chế năm 2011 của BHXH VN đối với BHXH Quảng Bình.
Đề nghị BHXH VN tổ chức kiểm điểm, xử lý các sai phạm theo các quy định hiện hành trong việc thông báo tuyển dụng đợt 2 không đúng quy định, không đảm bảo công khai, công bằng và khách quan, tạo dư luận không tốt trong nhân dân. Đề nghị BHXH VN thu hồi danh sách thí sinh được công nhận kết quả trúng tuyển đợt 2 và tiến hành xét tuyển lại một cách công khai, minh bạch trên kết quả thi tuyển.
Đối với BHXH Quảng Bình, đề nghị kiểm điểm trách nhiệm các tập thể, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện không đầy đủ nhiệm vụ của mình trong tuyển dụng. Bố trí đúng vị trí công tác theo kết quả công nhận trúng tuyển; rà soát chỉ tiêu còn thiếu, thông báo tuyển dụng theo đúng quy định của pháp luật. Và chỉ đạo cơ quan điều tra làm rõ về đường dây nhận tiền để đưa người vào làm việc tại BHXH Quảng Bình theo đơn tố cáo đã nêu.
Theo TNO
Video đang HOT
Sát ngày thực thi vẫn phản ứng phí đường bộ
Hiệp hội ô tô vận tải Tp HCM vẫn tiếp tục gửi bản kiến nghị tới Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu 4 điểm bất hợp lý của chính sách thu phí sử dụng đường bộ.
Điểm đầu tiên là đối tượng thu phí, bao gồm cả máy kéo, rơ-mooc, sơ mi rơ-mooc được kéo bởi ô tô, máy kéo bị phản đối mạnh nhất. Nhóm đối tượng này sẽ phải chịu mức phí từ 2,16 - 7,74 triệu đồng/năm (180.000-620.000 đồng/tháng) tùy loại.
Hiệp hội cho biết, xe đầu kéo chỉ trở thành một tổ hợp vận chuyển hàng hóa khi mà kéo theo sơ mi rơ- mooc. Bản thân sơ mi rơ- mooc không có động cơ, không thể tự vận hành được.
Vì vậy, Bộ Tài chính tách biệt thành 2 đối tượng trên để thu phí sẽ khiến các DN vận tải bị "thu phí kép". Trung bình, mỗi DN đều có số sơ mi rơ-mooc gấp 1,5-3 lần, thậm chí là 5-7 lần số đầu kéo.
Hiệp hội kiến nghị không tách đối tượng và không thu phí riêng đối với sơ mi rơ- mooc. Thay vào đó, Bộ Tài chính có thể nâng mức phí đối với tổ hợp xe đầu kéo lên mức 590.000 đồng/tháng, là mức áp dụng cho xe tải, ô tô chuyên dụng trọng tải từ 13-19 tấn theo Thông tư chính thức.
Trước đây, việc thu phí đối với loại sơ mi rơ- mooc đã liên tục bị phản đối nhưng Thông tư chính thức của Bộ Tài chính chỉ tiếp thu ở mức độ nhất định. Dự thảo ban đầu quy định mức phí này bằng 70% mức thu đối với xe tải có cùng trọng tải, thông tư chính thức đã giảm tỷ lệ mức thu xuống còn 60%.
DN phải trả 2 lần phí khi đi qua trạm thu phí BOT (ảnh: VietnamNet)
Nguy cơ phí chồng phí tiếp theo được Hiệp hội này phân tích là việc DN vẫn phải trả phí khi đi qua các trạm thu phí BOT. Theo Hiệp hội, mức phí hiện nay tại các trạm thu phí BOT này vốn dĩ đã bao gồm cả khoản phí bảo trì công trình đường bộ. Quy định hiện nay đang bắt các DN phải trả 2 lần phí cho cùng một dịch vụ là sử dụng và bảo trì đường bộ.
Vì vậy, cơ quan này đề nghị Bộ Tài chính cần yêu cầu các chủ đầu tư giảm mức phí đường bộ BOT tương ứng với mức phí bảo trì hàng năm đối với từng công trình cụ thể. Định kỳ hàng năm hoặc hàng quý, tháng, Quỹ bảo trì đường bộ sẽ hoàn lại khoản phí này cho các chủ đầu tư.
Về điểm này, Bộ GTVT cũng đã trình Chính phủ giải pháp sẽ giữ thu đối với các trạm chuyển quyền thu phí, trạm thu phí BOT cho đến khi hoàn vốn đầu tư thì mới xoá bỏ.
Hiệp hội ô tô vận tải Tp HCM tiếp tục nhấn mạnh rằng, nhiều trường hợp không sử dụng đường bộ những sẽ vẫn phải nộp phí là vô lý, chèn ép DN, không đúng với quy định trong Pháp lệnh phí và lệ phí hiện hành.
Thông tư vừa ban hành chỉ quy định 3 đối tượng không chịu phí sử dụng đường bộ là bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tại, bị tịch thu và bị tại nạn đến mức không thể tiếp tục sử dụng, phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên.
Hiệp hội đã liệt kê việc thêm 6 trường hợp khác cần miễn phí mà lại bị bỏ sót. Đó là các trường hợp xe bị tịch thu, tạm giữ từ 29 ngày trở xuống; xe dừng sử dụng do thiên tai, dịch họa; xe tạm dừng cho thiếu hàng; thiếu lái xe chuyên nghiệp; xe tạm dừng để duy tu, bảo dưỡng; xe dừng hoạt động do DN ngừng hoạt động.
Điểm bất hợp lý thứ 4 bị Hiệp hội phản ứng là chu kỳ thu phí 12 tháng và theo chu kỳ đăng kiểm. Cơ quan này cho rằng, đây là chế độ thu trước khi sử dụng dịch vụ. Các DN vận tải sẽ phải ứng ra một khoản tiền lớn mới được hoạt động, kéo theo việc đi vay lãi để trả phí cho Nhà nước như vậy sẽ đẩy DN đến mức không hoạt động được, nhất là trong bối cảnh khó khăn hiện nay.
Hiệp hội kiến nghị chế độ nộp phí cần thông thoáng hơn. Các DN cần tạo điều kiện có thể nộp phí ở bất cứ nơi đâu theo tháng vào tài khoản Quỹ. Hội đồng quản lý Quỹ cần kết nối mạng với Cục Đăng kiểm Việt Nam, xây dựng cơ sở dữ liệu nộp phí. Đến kỳ đăng kiểm, cơ quan đăng kiểm chỉ cần "check" mạng nội bộ là ra kết quả. Nếu DN nào chưa nộp đủ phí thì sẽ bị từ chối đăng kiểm cho đến khi nào nộp xong phí.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường, sau 3-6 tháng áp dụng, hai bộ GTVT và Tài chính vẫn tiếp thu các ý kiến đóng góp để nghiên cứu điều chỉnh.
Theo Phạm Huyền
Dân trí
Thanh Hoá: Mua bánh mì, nước uống tiếp dân Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) Đào Trọng Quy đã chỉ đạo mua bánh mỳ, nước uống cho người dân khiếu nại, rồi lắng nghe ý kiến của họ ngay tại phòng họp của UBND Thành phố. Sáng 24/12, hàng chục hộ dân ở đường Cầm Bá Thước, phường Lam Sơn (TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) tập trung đứng,...