Vụ “nghỉ hưu” khiến “cộng đồng cơ thể” rúng động
Vào một ngày xấu trời, một “gã” trong cơ thể đòi nghỉ hưu, hãy cùng xem phản ứng của cộng đồng… cơ thể!
Mọi thứ trên cơ thể ta
Chắc chắn chẳng có gì là thừa đâu
Từ tay, chân đến tóc, râu
Nhiệm vụ đã được chia nhau rõ rồi
Khi một bộ phận “nghỉ ngơi”
Ít nhiều ảnh hưởng tới người chủ nhân
Vậy nên mới có chuyện rằng:
Có “thằng” xin nghỉ, lằng nhằng lắm thay
Não liền triệu tập “họp” ngay
Để nghe các chú trình bày, phân bua
Chân bảo: “Mấy chục năm qua
Chinh chiến cùng chủ tôi chưa phàn nàn
Nhưng nay thấy lực đã tàn
Video đang HOT
Nên cho tôi nghỉ, an nhàn chút đi”
Mắt bảo: “Đã ăn thua gì
Tôi đây mới đến thời kì nghỉ ngơi
Tôi mệt đến sắp mù rồi
Tôi mù, tất cả có mà ngồi chơi”
Tai bảo: “Thôi nhường cho tôi
Cứ nghe ngóng mãi, điếc lòi còn đâu”
Đến lượt tim cũng làu bàu
“Để tôi nghỉ trước, tranh nhau làm gì”
Não lên tiếng: “Thôi cả đi
Tim mà nghỉ chúng ta thì chết toi
Biết anh em mệt mỏi rồi
Nhưng vẫn phải cố vì người chủ nhân
Các chú đừng có than thân
Cứ vui vẻ sống nốt phần đời sau”
Bỗng nhiên chẳng biết từ đâu
Thều thào tiếng nói vừa sầu vừa bi:
“Nhất định cho tôi nghỉ đi
Tôi không cố nổi nữa thì làm sao?
Thân tôi giờ đã nhão nhèo
Mấy chục năm đã trèo đèo, lội khe
Làm việc cật lực, gớm ghê
Cao điểm đến bốn năm ca một ngày
Môi trường độc hại lắm thay
Bị vặt râu, bóp cổ, đây đâu từ
Nhưng mà đã mệt đứ đừ
Hãy cho tôi nghỉ, đừng từ chối tôi”
Não nhìn quanh khắp một hồi
Không biết kẻ nói vừa rồi là ai
Liền đập bàn, quát ra oai:
“Ai vừa phát biểu thì mời đứng lên
Chính đáng thì giải quyết liền
Không thì vẫn phải cố thêm mà làm”
Chú khi nãy mới gắt rằng:
- Tao mà “đứng” được chẳng màng nghỉ hưu!!!
Theo 24h
Cần cân nhắc khi tăng tuổi nghỉ hưu
Thẩm tra dự án luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) của Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH hôm qua đều còn chần chừ trước đề xuất tăng tuổi hưu.
Các đại biểu đề nghị cân nhắc tăng tuổi nghỉ hưu đối với lao động dệt may, da giày - Ảnh: Thu Hằng
Theo dự thảo luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), từ năm 2016 trở đi thực hiện tăng tuổi nghỉ hưu nữ đối với cán bộ, công chức, viên chức (nữ từ 55 lên 60 tuổi và nam từ 60 lên 62 tuổi); từ năm 2020 trở đi sẽ thực hiện tăng tuổi hưu đối với các nhóm đối tượng còn lại, cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng tuổi cho đến khi đạt 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam.
Đại biểu (ĐB) Đặng Ngọc Tùng (Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động VN) chất vấn: "Tôi nghe nói sau năm 2030 quỹ BHXH sẽ vỡ quỹ, rất nguy hiểm nếu không sửa luật. Tổ chức Lao động quốc tế khuyến cáo 2 vấn đề: tăng thêm tuổi nghỉ hưu để kéo dài thời gian đóng BHXH và đóng BHXH trên lương chứ không đóng trên lương tối thiểu. Vì sao ban soạn thảo lại chỉ đề xuất tăng tuổi hưu? Liệu tăng tuổi nghỉ hưu có phù hợp với bộ luật Lao động hiện hành hay không, trong khi các ngành nghề dệt may, thủy sản... về hưu trở thành mơ ước của người lao động".
Theo đại biểu Cù Thị Hậu (Hưng Yên), căn cứ vào cách tính trong dự thảo từ năm 2016, người lao động (NLĐ) đóng bảo hiểm 20 năm sẽ được hưởng tương ứng 45% mức bình quân lương tháng. Khi về hưu, để được hưởng 75% lương, NLĐ phải làm việc 35 năm. "Đối với công chức có thể tăng tuổi lên 60-62, nhưng nhóm các đối tượng khác, nhất là đối tượng lao động trực tiếp tôi rất băn khoăn, nếu làm không đủ năm, tiền lương sẽ bị trừ tương ứng 2%/năm". ĐB Phạm Đức Châu (Quảng Trị) phân tích: "Theo lộ trình đóng BHXH 20 năm được hưởng 45%. Một người 50 tuổi, sau 20 năm đóng bảo hiểm, nhưng lại nghỉ hưu sớm 10 năm thì bị trừ 20%. Nghĩa là sau 20 năm đóng BH, họ chỉ được nhận 25% lương. Vậy họ sống kiểu gì?".
Còn ông Mai Đức Chính, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động VN, lo ngại lao động trong ngành dệt may, da giày chủ yếu lao động cơ bắp. 55 tuổi không đủ sức làm việc. Lúc đó NLĐ thiệt đơn, thiệt kép. Theo các ĐB, cần cân nhắc kỹ lưỡng tăng tuổi hưu, phù hợp với luật Lao động, đảm bảo sức khỏe của NLĐ. Một số ý kiến cho rằng, cần có lộ trình tăng tuổi hưu, không nên quy định cứng nhắc.
Bà Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, thừa nhận việc kéo dài tuổi nghỉ hưu như trong dự thảo là trái với điều 187 bộ luật Lao động, quy định nam 60, nữ 55. Tuy nhiên, bà Chuyền phân trần: "Mục tiêu kéo dài để cân đối quỹ, không có động cơ nào khác".
Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH, đề nghị tăng tuổi nghỉ hưu chỉ là một trong những giải pháp bảo toàn cho quỹ, chứ không xem việc tăng tuổi nghỉ hưu là giải pháp tuyệt đối. Bà Mai cũng đề nghị nên tăng tuổi hưu theo từng đối tượng, chức vụ, có thể tăng một số nhóm trước. Ngoài ra, bà Mai lưu ý phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm việc tuân thủ pháp luật để tăng nguồn thu cho quỹ.
Theo TNO
Cân nhắc kéo dài tuổi nghỉ hưu Chiều 18-4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần đầu về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Nội dung được nhiều người quan tâm là cân nhắc kéo dài tuổi nghỉ hưu với cả nam và nữ. Nhiều ngành nghề lao động nặng nhọc, độc hại đòi hỏi tuổi nghỉ hưu sớm Liên quan đến điều kiện...