Vụ ngập gần 6.000 nhà dân ở TP Vinh: Làm đường quên làm cống
UBND TP Vinh, tỉnh Nghệ An vừa có báo cáo về tình hình ngập lụt trên địa bàn sau 2 trận mưa vào ngày 15 và 16-10.
Báo cáo cho biết đợt mưa này gây thiệt hại 80 tỉ đồng về tài sản, hoa màu và làm 1 người chết. Mưa lớn còn khiến 5.680 hộ dân trên địa bàn TP Vinh bị ngập sâu, giao thông tê liệt, mất điện trên diện rộng khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn kéo dài trong nhiều ngày. Nguyên nhân gây ngập nặng là do lưu lượng mưa quá lớn.
Theo phản ánh của người dân ngụ khối Trung Nghĩa, phường Đông Vĩnh, TP Vinh, việc ngập úng không chỉ do mưa lớn mà chủ yếu là do có sự tắc trách trong thi công các công trình giao thông, làm đường quên làm cống. Điều này khiến hàng trăm hộ ở đây ngập chìm trong nước mưa và nước thải; hàng chục ha nuôi cá, nhiều diện tích hoa màu, cây ăn quả của người dân bị thiệt hại.
Cụ thể, vào đầu năm 2019, UBND phường Đông Vĩnh cho nâng cấp tuyến đường Trần Bình Trọng nhưng đến nay vẫn chưa làm hệ thống cống thoát nước, khiến tuyến đường như một con đê ngăn không cho nước thoát khi có mưa lũ. “Nhà ngập, đồ đạc hư hỏng, ao hồ nuôi cá mất trắng là do phường làm đường Trần Bình Trọng chắn ngang nhưng không làm cống thoát nước. Chúng tôi nhiều lần kiến nghị làm cống, mương thoát nước nhưng không ai lắng nghe” – ông Vũ Trần Tuấn (ngụ khối Trung Nghĩa), bất bình.
Video đang HOT
Sau trận mưa ngày 16-10, TP Vinh ngập sâu trong nước
Không chỉ làm đường quên làm cống thoát nước mà có xảy ra tình trạng trì trệ của các dự án. Cụ thể, công trình đường, mương thoát nước nối giữa đường Phan Thúc Trực với đường Trần Bình Trọng do phường Đông Vĩnh làm chủ đầu tư đang “án binh bất động”, khiến việc ngập lụt của người dân khối Trung Nghĩa thêm trầm trọng. Ông Cao Văn Toàn, Chủ tịch UBND phường Đông Vĩnh, thừa nhận do các dự án còn triển khai dang dở nên gây ra trận ngập nặng vừa qua.
Cũng như phường Đông Vĩnh, nhiều địa phương khác ở TP Vinh cũng có chung nguyên nhân nói trên. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, diện tích đất trống tự tiêu thoát nước ít dần, nhiều hồ chứa nước cũng bị san lấp để lấy đất bán, xây chung cư… Ngoài ra, hàng loạt công trình cầu đường được xây dựng như tuyến đường 35 m nối Quốc lộ 46 với đường ven sông Lam, đường Trần Bình Trọng…, nhưng chưa có hệ thống cống, mương thoát nước đã dẫn đến mỗi lúc có mưa lớn các tuyến đường trên đã thành con đê ngăn nước. Ông Nguyễn Văn Thắng (ngụ xã Hưng Đông, TP Vinh) dẫn chứng: “Trước đây, nước mưa chảy thoát giữa đồng nên không ngập. Kể từ khi tuyến đường mới rộng 72 m nối từ phường Quán Bàu – TP Vinh đến xã Hưng Tây – huyện Hưng Nguyên làm xong, đường cao như con đê chắn nước khiến nhiều nhà dân phía Nam như ở trong hồ chứa”.
Ông Đinh Tiến Dũng, Giám đốc Công ty Quản lý và Phát triển hạ tầng đô thị TP Vinh, nhìn nhận hệ thống thoát nước lũ hiện nay của TP Vinh đã cũ, không theo kịp tốc độ phát triển đô thị hóa. Các phường có hệ thống kênh thoát nước nhưng mang tính nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ nên khi có mưa lớn, nước không có chỗ thoát.
Để khắc phục tình trạng trên, UBND TP Nghệ An chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, đánh giá việc thi công công trình; đồng thời lập lại quy hoạch thoát nước, đầu tư, cải tạo hệ thống thoát nước cho toàn TP.
Bài và ảnh: Đức Ngọc
Theo nld.com.vn
Vụ đưa thi thể vây trụ sở công ty : Xác định nguyên nhân tử vong
Công an tỉnh Quảng Nam đã xác định nguyên nhân ban đầu dẫn đến cái chết của anh Nguyễn Duy Tây (SN 1988, trú phường Điện Nam Trung, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) là do ngạt nước.
Người nhà nạn nhân kéo đến tập trung trước cổng Công ty bao bì Tấn Đạt
Trưa 6/10, một lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, quá trình khám nghiệm tử thi anh Tây, Công an thị xã Điện Bàn và ngành pháp y không phát hiện có ngoại lực tác động cũng như không có dấu hiệu của bệnh lý. Khi kiểm tra đường phế quản của nạn nhân, cơ quan chức năng phát hiện có những dị vật là bột giấy, phổi tràn dịch.
Tại phân xưởng nơi anh Tây làm việc có những mương thoát nước với mực nước cao khoảng 20-30cm, khi đồng nghiệp phát hiện thì anh Tây đã nằm sấp dưới mương. Ở những mương này có lẫn trong nước là rất nhiều bột giấy, do đó nhận định ban đầu có khả năng những vật đó đã làm nghẹt phế quản khiến nạn nhân không thở được, dẫn đến tử vong.
Cơ quan chức năng cũng xác định, có khả năng trong lúc làm việc, anh Tây bất cẩn bị trượt chân ngã xuống mương thoát nước, không tự đứng dậy được nên có thể dẫn đến chết ngạt.
Như đã đưa tin, khoảng 14h ngày hôm qua (5/10), khi đang làm việc ở nhà máy của Công ty bao bì Tấn Đạt (đóng tại khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc), anh Nguyễn Duy Tây (SN 1988, trú phường Điện Nam Trung, thị xã Điện Bàn) được một số đồng nghiệp phát hiện nằm bất tỉnh. Anh Tây được đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi.
Do nghi ngờ cái chết của anh Tây có nhiều uẩn khúc nên người thân của anh đã đưa thi thể nạn nhân đến trước cửa trụ sở của Công ty bao bì Tấn Đạt yêu cầu làm rõ vụ việc.
Hiện gia đình đã đưa thi thể anh Tây về nhà lo hậu sự.
Theo Dân Trí
Công an vào cuộc vụ người chết 2 năm vẫn ký xác nhận đất ở Hà Nội Cơ quan Công an TP Hà Nội đã tiếp nhận đơn và giao cho các đơn vị nghiệp vụ nghiên cứu giải quyết trả lời đại diện 12 hộ dân bị ảnh hưởng bởi hệ thống cống thoát nước chung. Liên quan đến việc người chết 2 năm vẫn ký tên xác nhận nguồn gốc nhà đất để cấp "sổ đỏ" tại số...