Vụ nâng khống giá máy xét nghiệm Covid-19 vào diện Trung ương theo dõi
Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng thống nhất bổ sung vụ nâng khống giá máy xét nghiệm Covid-19 tại CDC Hà Nội vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng ngày 26/5, Thường trực Ban Chỉ đạo đã cho ý kiến về báo cáo kết quả kiểm tra về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố có liên quan đến dấu hiệu tội phạm về trật tự quản lý kinh tế, chức vụ tại một số cấp ủy, tổ chức Đảng và cơ quan chức năng.
Thường trực Ban Chỉ đạo cũng thống nhất kết thúc theo dõi, chỉ đạo đối với 3 vụ án, 1 vụ việc do đã được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Cuộc họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng sáng 26/5. Ảnh: TTXVN.
Ngoài ra, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng thống nhất đưa vụ án Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, Công ty cổ phần định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành, Công ty TNHH vật tư khoa học và thương mại Việt Nam và các đơn vị liên quan vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
Đây là vụ án xảy ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới. Sự việc đã gây ra sự bức xúc lớn. Báo cáo của cử tri gửi đến kỳ họp Quốc hội thứ 9 cũng đề cập việc này, trong bày tỏ sự bất bình, lên án cán bộ ở một số địa phương lợi dụng việc đấu thầu, mua sắm thiết bị y tế để trục lợi, gây thiệt hại tài sản của Nhà nước.
Video đang HOT
Cử tri và nhân dân đề nghị các cơ quan chức năng khẩn trương làm rõ trách nhiệm của những cán bộ có liên quan, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Các bị can bị khởi tố trong vụ nâng khống giá mát xét nghiệm Covid-19 ở Hà Nội. Ảnh: Bộ Công an.
Ngày 22/4, Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03 Bộ Công an) khởi tố bị can, bắt tạm giam và áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với 7 người liên quan vụ án này về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
7 người bị khởi tố trong vụ CDC Hà Nội, gồm các ông, bà: Nguyễn Nhật Cảm (Giám đốc CDC Hà Nội), Nguyễn Vũ Hà Thanh (Trưởng phòng Tài chính kế toán), Lê Xuân Tuấn (nhân viên Phòng Tài chính kế toán CDC Hà Nội), Đào Thế Vinh (Giám đốc Công ty TNHH Vật tư khoa học và Thương mại VN), Nguyễn Trần Duy (Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành), Nguyễn Ngọc Nhất (nhân viên Công ty TNHH Phát triển khoa học Vitech) và Nguyễn Thanh Tuyền (nhân viên Công ty TNHH Thiết bị y tế Phương Đông).
Trả lời Zing tại cuộc họp báo Chính phủ thờng kỳ tháng 4, Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho biết kết quả bước đầu xác định, các đối tượng cùng với các công ty đã cấu kết gian lận, thông đồng, nâng khống giá trị gọi thầu mua sắm hệ thống xét nghiệm Covid -19 lên khoảng gấp 3 lần.
Máy xét nghiệm COVID-19 hơn 7 tỷ: Bên bán hạ giá, Quảng Nam muốn trả lại luôn
Công ty bán hệ thống xét nghiệm COVID-19 7,23 tỷ đồng cho Quảng Nam đồng ý giảm giá, trong khi Sở Y tế tỉnh này muốn trả lại luôn.
Tại cuộc họp chiều 29/4, ông Nguyễn Văn Hai, Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam, quả quyết việc mua máy xét nghiệm COVID-19 là đúng quy định, đúng quy trình, không hề có tiêu cực và sẵn sàng chịu trách nhiệm. Ông Phan Văn Chín, Giám đốc Sở Tài chính Quảng Nam, khẳng định thêm, quy trình mua máy, thẩm định máy là hoàn toàn đúng.
" Về mức giá 7,23 tỷ đồng, Sở không thể đánh giá đó là đắt hay rẻ. Đến thời điểm hiện tại, máy vẫn chưa nghiệm thu, chưa thanh lý, chưa thanh toán và Sở Y tế cũng chưa chi tiền", ông Chín nói.
Đại diện phía doanh nghiệp bán máy xét nghiệm cho tỉnh Quảng Nam, bà Lê Thị Tuyến, Giám đốc Công ty CP Thương mại và Đầu tư Giải Pháp Việt, cho hay, máy xét nghiệm COVID-19 mà công ty bà bán cho Quảng Nam được mua từ một đơn vị nhập khẩu với giá 5,2 tỷ đồng.
" Khi bán cho tỉnh Quảng Nam, trừ tiền thuế và một số chi phí, công ty thu lợi nhuận hơn 1,04 tỷ đồng. Tuy nhiên, bây giờ, công ty nhập khẩu quyết định giảm giá nên chúng tôi cũng quyết định giảm giá bán cho tỉnh xuống còn 4,8 tỷ đồng", bà Tuyến chia sẻ.
Tiếp nhận thông tin từ phía doanh nghiệp, vị Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam bày tỏ mong muốn được trả lại máy.
Ông Nguyễn Văn Hai phát biểu tại cuộc họp.
Kết thúc cuộc họp, ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo Thanh tra tỉnh thanh tra toàn bộ việc mua sắm máy xét nghiệm COVID-19 nhằm làm sáng tỏ vấn đề đang khiến dư luận quan tâm.
Theo ông Thanh, dư luận đặt câu hỏi việc mua máy có xảy ra tiêu cực hay không vì 7,23 tỷ đồng là mức giá cao hơn rất nhiều so với cái giá mà một số địa phương khác đã mua.
Như VTC News đưa tin, từ ngày 1/4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam (CDC Quảng Nam) đưa vào vận hành hệ thống máy xét nghiệm phát hiện virus SARS-CoV-2.
Hệ thống xét nghiệm Realtime PCR tự động mà tỉnh Quảng Nam đã mua.
Việc mua hệ thống xét nghiệm Realtime PCR tự động do Sở Y tế làm chủ đầu tư theo hình thức chỉ định thầu. Đơn vị trúng thầu là Công ty CP Thương mại và Đầu tư Giải Pháp Việt (trụ sở Hà Nội), văn phòng đóng tại phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.
Đây là loại máy tương tự CDC Hà Nội đã mua. Thậm chí, khi so sánh với con số 7 tỷ đồng mà CDC Hà Nội bỏ ra thì cái giá Quảng Nam trả cho thiết bị này lên tới 7,23 tỷ đồng.
Thái Bình: Đề nghị thanh tra vụ giá máy xét nghiệm Covid-19 Ngày 27/4, thông tin mà Dân Việt nắm được, liên quan đến những đồn đoán về việc mua mới đàm phán giá máy xét nghiệm Covid-19 ở Thái Bình, Sở Y tế đã có những đề xuất với UBND tỉnh Thái Bình. Cụ thể, thông tin với Dân Việt vào chiều nay, lãnh đạo Sở Y tế Thái Bình cho biết, đơn vị...