Vụ nâng giá thiết bị ở Bệnh viện Bạch Mai: Công ty BMS trúng thầu ở nhiều bệnh viện
Ngoài Bệnh viện Bạch Mai, Công ty CP Công nghệ y tế BMS còn cung cấp vật tư và trang thiết bị y tế hàng loạt gói thầu lớn tại các cơ sở y tế trong cả nước
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang điều tra vụ Công ty CP Công nghệ y tế BMS (Công ty BMS) nâng giá thiết bị gấp 4 lần tại Bệnh viện (BV) Bạch Mai theo hình thức xã hội hóa. Ngoài BV này, Công ty BMS có mặt ở hàng loạt gói thầu cung ứng vật tư, thiết bị y tế ở các BV khắp cả nước.
Liên tiếp trúng thầu “khủng”
Theo tìm hiểu của phóng viên, ngoài BV Bạch Mai, tại Hà Nội, Công ty BMS đã trúng “Gói thầu số 1: Mua sắm bổ sung vật tư tiêu hao y tế năm 2020″ của BV Đa khoa Đông Anh với giá trúng thầu 3,23 tỉ đồng (giá gói thầu 3,24 tỉ đồng); “Gói thầu cung cấp bổ sung vật tư cho phẫu thuật của các chuyên khoa năm 2020″ của BV Trung ương Quân đội 108 với giá trúng thầu 1,8 tỉ đồng (giá gói thầu 9,9 tỉ đồng).
Còn tại Hải Phòng, Công ty BMS liên tiếp trúng nhiều gói thầu có giá trị lên tới hàng chục tỉ đồng liên quan đến phòng chống dịch Covid-19, thông qua hình thức chỉ định thầu rút gọn trong nước. Cụ thể, công ty này đã trúng 4 gói thầu thuộc dự án “Mua sắm trang thiết bị, phương tiện phòng hộ cá nhân, phương tiện vận chuyển, vật tư tiêu hao, hóa chất diệt khuẩn phục vụ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP Hải Phòng” của Sở Y tế Hải Phòng. Công ty BMS trúng các gói thầu với giá bằng giá gói thầu mua sắm máy truyền dịch, máy hút dịch, bình hút dẫn lưu và bộ khí dung kết nối máy thở (giá trúng thầu 8,1 tỉ đồng); mua sắm hệ thống nội soi phế quản (trúng thầu 3,9 tỉ đồng); mua sắm ôtô chuyên dùng phun dịch (trúng thầu 3,2 tỉ đồng); mua sắm máy thở (giá trúng thầu 15,85 tỉ đồng).
Video đang HOT
Trụ sở Công ty BMS – đơn vị trúng thầu cung cấp vật tư, thiết bị y tế hàng loạt bệnh viện trên cả nước Ảnh: NGÔ NHUNG
Tại Thái Bình, Công ty BMS trúng thầu “Gói vật tư y tế số 6: Vật tư y tế liên quan đến chấn thương, chỉnh hình” thuộc dự án “Mua sắm hóa chất, vật tư y tế cho các cơ sở y tế tỉnh Thái Bình năm 2019-2020″ với giá 33 tỉ đồng (giá gói thầu là 65,88 tỉ đồng).
Tại Nghệ An, liên danh Công ty TNHH Việt Quang – Công ty TNHH AT và T – CTCP Asiatech Việt Nam – BMS trúng “Gói thầu số 01: Mua sắm trang thiết bị y tế” thuộc đề án “Phát triển y tế miền Tây tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020 và Đề án “Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013 đến 2020″ với giá trúng hơn 45 tỉ đồng (giá gói thầu là hơn 45,1 tỉ đồng).
Ngoài ra, Công ty BMS cũng trúng gói thầu “Cung cấp và Lắp đặt thiết bị phẫu thuật nội soi” của BV Ung bướu TP HCM với giá 31,97 tỉ đồng (giá gói thầu 33,57 tỉ đồng); vật tư thay thế, nội soi khớp gối và ngoại thần kinh của BVĐK tỉnh Nam Định; mua sắm trực tiếp vật tư y tế kỹ thuật cao của BVĐK tỉnh Yên Bái…
Lạm dụng xã hội hóa
Đánh giá về hiệu quả của việc thực hiện liên doanh, liên kết, đặt máy móc, trang thiết bị của bệnh viện, Bộ Y tế cho biết trong điều kiện nguồn vốn ngân sách còn hạn chế, vốn đầu tư của đơn vị thiếu hụt thì việc liên doanh, liên kết đã đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của BV, giúp cho cơ sở y tế được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nâng cao hiệu quả chẩn đoán, điều trị, phát hiện sớm, chính xác bệnh tật, giảm tỉ lệ tử vong, giảm quá tải bệnh viện…
Một vị lãnh đạo của BHXH Việt Nam cho biết BHYT chỉ chi trả theo giá dịch vụ đã được phê duyệt. Nếu BV dùng máy xã hội hóa phải thỏa thuận với người bệnh, cơ quan BHXH không can thiệp vào việc này. “Hiện giá dịch vụ trên những máy được nhà nước đầu tư mới chỉ tính 5/7 yếu tố cấu thành giá, không tính khấu hao máy móc. Còn máy móc xã hội hóa đã được tính đủ nên người bệnh phải chịu thêm giá chênh lệch. Điều đáng nói, BV sử dụng máy móc xã hội hóa nhưng vẫn dùng đến cơ sở vật chất, nhân lực… do nhà nước đầu tư, có nghĩa là mức chi của quỹ BHYT vẫn tăng. Bất cứ việc gì cũng có hai mặt của nó, xã hội hóa thì người bệnh được hưởng nhiều dịch vụ tốt nhưng BV phải quản lý tốt, nếu không sẽ xảy ra tình trạng lạm dụng dịch vụ. BHXH Việt Nam đã phát hiện tình trạng lạm dụng dịch vụ xã hội hóa ở một số nơi” – vị lãnh đạo này cho biết.
Đà Nẵng dồn sức ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh
Đà Nẵng đang tăng tốc phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới. Thành phố huy động cả hệ thống chính trị, dồn toàn bộ nguồn lực, trang thiết bị y tế gấp rút vào cuộc.
Đồng thời xác định, mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống, đẩy lùi dịch bệnh.
Nhân viên y tế TP Đà Nẵng đến từng nhà dân để lấy lời khai y tế, mẫu xét nghiệm.
Lập bệnh viện dã chiến
Trước diễn biến khó lường và dịch Covid-19 đang lan nhanh, Đà Nẵng vừa nhận sự chi viện, hỗ trợ cao nhất từ Chính phủ, Bộ Y tế và nhiều địa phương trong cả nước. Xác định rõ mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng liên tiếp ban hành các văn bản khẩn yêu cầu chính quyền các cấp, người dân và cộng đồng doanh nghiệp cùng vào cuộc, chung tay, góp sức, tự khắc phục mọi khó khăn vì thành phố, vì sự an toàn của mỗi người dân.
Từ chiều 31-7 đến sáng 1-8, việc thành lập hai bệnh viện dã chiến tại Cung thể thao Tiên Sơn và Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang được thúc đẩy nhanh chóng. Việc khảo sát, lắp đặt các trang thiết bị ban đầu được triển khai đồng bộ tại Cung thể thao Tiên Sơn. Tại đây, dự kiến sẽ có hơn 1.000 giường bệnh, các khu điều trị đặc biệt, khu điều hành... Tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang, ngay trong sáng 1-8, tất cả công đoạn phân luồng người bệnh, chia khu vực điều trị, cách ly đặc biệt đối với các bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 được triển khai với hơn 100 giường bệnh. Với mục đích trước nhất và cần nhất là sự đoàn kết, sẻ chia của tất cả tập thể y, bác sĩ tại trung tâm, có khoảng 200 người sẽ thực hiện cách ly, chăm sóc, điều trị người bệnh, bảo đảm rút ngắn thời gian, an toàn, hiệu quả nhất trong phòng, chống dịch bệnh. Chia sẻ với phóng viên, bác sĩ Nguyễn Đại Vĩnh, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang cho biết: Khu điều trị dành cho bệnh nhân nhẹ có thể tiếp nhận được 60 người và nhân viên y tế đã vào làm việc ổn định. Hiện tại, chúng tôi đang triển khai tiếp khu 200 giường dành cho bệnh nhân nặng và khu chạy thận nhân tạo. Tất cả đang đạt tiến độ 80%. Về mặt nhân lực, chúng tôi đã có sự hỗ trợ đắc lực từ đội ngũ bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai vào tăng cường, tiếp sức.
Để chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp nhất, ngày 1-8, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TP Đà Nẵng yêu cầu trưng dụng khu chung cư chưa khai thác và một số ký túc xá (KTX) sinh viên làm cơ sở cách ly tập trung. Khu nhà ở công nhân Khu công nghiệp Hòa Cầm được chọn làm cơ sở cách ly y tế tập trung để phòng, chống Covid-19 đối với các trường hợp tiếp xúc gần với người mắc Covid-19 trên địa bàn thành phố. Các KTX sinh viên của các trường: đại học Sư phạm Kỹ thuật; đại học Sư phạm; đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Việt - Hàn được trưng dụng làm cơ sở cách ly tập trung. Ghi nhận tại KTX Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật sáng 1-8, hàng trăm sinh viên đã thu dọn đồ đạc, vệ sinh phòng ốc, nhanh chóng chuyển về KTX tập trung của Trường đại học Bách khoa, nhường chỗ cho lực lượng y tế dự phòng phun khử khuẩn, chuẩn bị đón người cách ly. Em Hoàng Nhã Uyên, sinh viên năm ba, chia sẻ: Bọn em bị kẹt lại trong KTX, nhưng khi được lệnh di chuyển, tất cả đều nhanh chóng vào việc với tinh thần tự giác cao nhất và trách nhiệm để các công việc không bị gián đoạn, tất cả vì thành phố.
Sẽ lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng
Trưa 1-8, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ ban hành chỉ thị khẩn về quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, xác định rõ mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch. Trong những ngày qua, dịch Covid-19 trên địa bàn diễn biến rất phức tạp, khó lường, xuất hiện thêm nhiều ca nhiễm mới, đã có ca tử vong ở người nhiễm có nhiều bệnh nền, đặc biệt chưa xác định được nguồn lây, gây rất nhiều khó khăn trong công tác phòng, chống dịch. Thời gian tới, dự báo còn tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường, nếu không triển khai các biện pháp mạnh mẽ hơn sẽ không đáp ứng được yêu cầu chặn đứng dịch bệnh và nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Ông Huỳnh Đức Thơ nhấn mạnh, việc phòng, chống Covid-19 là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhất trong lúc này. Đà Nẵng kiên định thực hiện các nguyên tắc: "Ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch, đồng thời thực hiện tốt công tác điều trị, hạn chế thấp nhất người chết với phương châm 4 tại chỗ". Yêu cầu Sở Y tế phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục tăng tốc truy vết nguồn lây, phát hiện nhanh nhất các ca nhiễm trong cộng đồng. Kịp thời khoanh vùng, cách ly, xét nghiệm và sớm cho kết quả các trường hợp tiếp xúc gần với người dương tính với Covid-19. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm, xác định các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm, hạn chế thấp nhất sự lây lan trong cộng đồng. Tăng cường giám sát, lấy mẫu xét nghiệm tất cả trường hợp có các biểu hiện mắc bệnh đường hô hấp để phát hiện sớm và kịp thời áp dụng biện pháp cách ly hoặc can thiệp y tế... Huy động nguồn lực, bảo đảm cung ứng đầy đủ công cụ, phương tiện, vật tư để thực hiện xét nghiệm trên diện rộng bằng các phương pháp phù hợp với từng nhóm đối tượng, tiến tới xét nghiệm cho tất cả người dân thành phố.
Các khu vực đang thực hiện lệnh cách ly, phong tỏa, hàng nghìn người dân trong diện nguy hiểm, tiếp xúc gần đã được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2. Hiện đã thực hiện xong khu vực phong tỏa tại phường Thạch Thang - nơi tâm dịch Bệnh viện Đà Nẵng. Khu vực phường Hòa Khánh Bắc bắt đầu lấy mẫu diện rộng từ chiều tối 1-8. Tất cả công việc được khẩn trương triển khai. Người dân Đà Nẵng tuân thủ nghiêm lệnh giãn cách, cách ly, phong tỏa. Tất cả các chợ, siêu thị, đồng loạt kích hoạt quy trình phòng, chống dịch, buộc đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn; các siêu thị chỉ cho phép dưới năm người được vào mua hàng, tất cả xếp hàng giãn cách theo quy định. Chín chốt chặn đã được lập lại tại các cửa ngõ ra vào thành phố. Lực lượng chức năng kiểm tra nghiêm ngặt người vào - ra thành phố, hạn chế đến mức thấp nhất việc người Đà Nẵng ra khu vực ngoại vi...
Tại buổi làm việc chiều 1-8 với lãnh đạo TP Đà Nẵng, PGS, TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Y tế thống nhất phương án Đà Nẵng huy động lực lượng để mở rộng năm địa điểm xét nghiệm SARS-CoV-2 như Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện 199, Bệnh viện C-17. Sự hỗ trợ của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Pasteur TP Hồ Chí Minh sẽ giúp Đà Nẵng đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm. Huy động thêm nhiều thiết bị máy móc tự động, test kit từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh chi viện nhanh cho thành phố. Bộ Y tế yêu cầu Đà Nẵng tách biệt bệnh viện sạch và bệnh viện thu nhận bệnh nhân Covid-19, cần sớm triển khai việc vận chuyển tất cả trường hợp bệnh nhân mắc Covid-19 tại Bệnh viện Đà Nẵng ra Bệnh viện Phổi và Trung tâm Y tế Hòa Vang, thực hiện khử trùng hết các khu hồi sức của bệnh viện và tiếp tục nhận các bệnh nhân nặng.
Một tuần tính từ ngày 25-7, khi ca mắc SARS-CoV-2 được phát hiện trong cộng đồng tại Đà Nẵng, đến hiện tại, chính quyền thành phố cùng các đơn vị chức năng đang tích cực, tăng tốc rà soát, truy vết các trường hợp nghi ngờ, tiếp xúc gần; tổ chức cách ly các trường hợp tiếp xúc gần và tiến hành lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng... Cùng với sự hỗ trợ đặc biệt của Chính phủ, Bộ Y tế, các đoàn công tác đặc biệt cùng đội ngũ y, bác sĩ tiên phong tại nhiều bệnh viện lớn của cả nước, đã và đang tiếp sức cho Đà Nẵng vững tâm đối diện với dịch bệnh, triển khai một cách hiệu quả các biện pháp phòng, chống, đặc biệt giảm đến mức thấp nhất số ca tử vong vì SARS-CoV-2.
'Phải đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu với đợt bùng dịch mới' Tại buổi trao tặng các trang thiết bị y tế phòng chống dịch Covid-19 cho 7 bệnh viện, đại diện Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam cho biết vẫn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu với đợt bùng phát dịch mới. Đại diện T.Ư Hội LHTN Việt Nam và Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam trao tặng thiết bị y tế cho...