Vụ nam sinh chết thảm dưới hồ: Mâu thuẫn trong lời khai
Sự mâu thuẫn trong lời khai của các nhân chứng so với lời kể lại của Công an xã Tòng Bạt, khiến cho dư luận đặt câu hỏi nghi ngờ về nguyên nhân cái chết thảm của nam sinh dưới lòng hồ Tây Ninh. Do công an xã tắc trách, hay số phận Phương rủi ro?
Như đã đưa tin, vào khoảng 20h30 tối ngày 31/1 (tức mùng 1 Tết âm lịch) tại khu vực gần hồ Tây Ninh thuộc thôn Tòng Lệnh, xã Tòng Bạt, Ba Vì, Hà Nội đã xảy ra một vụ xô xát đánh người khiến một người tử vong, 4 người bị thương.
Nạn nhân được xác định là Nguyễn Duy Phương (SN 1996, trú tại Yên Kỳ, Phú Sơn, Ba Vì). Bốn người còn lại gồm: Đoàn Văn Thoại (SN 1996), Đỗ Ngọc Hưởng (SN 1996), Phùng Ngọc Hòa (SN 1991), đều trú tại Yên Kỳ, Phú Sơn, Ba Vì, và Phùng Thế Phong (SN 1991) ở Vật Lại, Ba Vì.
Công an xã tắc trách hay số phận em Phương rủi ro?
Để đưa thông tin một cách khách quan, phóng viên đã liên lạc với gia đình nạn nhân, các nhân chứng cũng như công an xã Tòng Bạt để lấy thông tin.
So sánh giữa lời kể của gia đình nạn nhân, các bị hại còn lại trong vụ xô xát và lời trao đổi với phóng viên của Trưởng Công an xã Tòng Bạt thì lại thấy có rất nhiều mâu thuẫn.
Lời chúc Tết cũng là lời từ biệt cuối cùng của Phương gửi đến gia đình và người thân.
Theo đó, trong vụ thảm án đáng tiếc đã xảy ra vào tối mùng 1 Tết mà Phương là nạn nhân, Trưởng Công an xã Tòng Bạt, ông Nguyễn Bá Vỹ khẳng định: “Hai đối tượng trong 5 người đi cùng đã về nhà, không hề có đánh nhau, và đến sáng hôm sau (tức mùng 2 Tết âm lịch) CA xã mới nhận được thông tin về vụ xô xát ở vùng hồ”.
Tuy nhiên, theo thông tin mà người nhà nạn nhân cung cấp, vào đêm xảy ra vụ án có Phùng Thế Phong (sn 1991) là bộ đội, 1 trong 5 người bị hại của vụ án, ngay khi chạy được khỏi cuộc hỗn chiến đã chạy đến báo công an xã. “Cháu đã báo với công an địa phương ở đó, một lúc sau Công an đến giải tán”, người nhà nạn nhân cho biết.
Nhận được tin báo, gia đình nạn nhân Phương xuống ngay hiện trường trong thời điểm đó nhưng: “Công an bảo là có thể do cháu nó hoảng vì sợ công an nên đi đâu đó, thời gian sau sẽ về. Tôi không tin, nên gia đình nhà tôi vẫn cứ quyết định đi tìm hết đêm hôm đấy”.
“Đấy là sáng hôm sau họ động viên thế, còn gần như tối đó là họ không tiếp, chỉ có 2 công an bảo gia đình cứ về đi, mai kia chúng tôi tìm thấy chúng tôi báo”, ông Nguyễn Văn Xuất (1961), bố đẻ nạn nhân xót xa kể lại.
Hai nhân chứng của vụ án: Đoàn Văn Thoại (áo đỏ) và Đỗ Ngọc Hưởng (áo kẻ) kể lại vụ việc.
So sánh lời kể của công an xã, cũng thấy có nhiều điểm trái ngược với lời kể của 2 nhân chứng là Đoàn Văn Thoại (SN 1996), Đỗ Ngọc Hưởng (SN 1996). Theo đó, khi đưa cả người và xe về trụ sở Công an xã (CAX) Tòng Bạt khai báo và nhận xe, Hưởng và Thoại từng nói đến việc là nạn nhân trong vụ đánh nhau và việc Phương bị mất tích, nhờ công an xã đi tìm như sau: “Bọn cháu đi 5 người nhưng còn 2 người nữa không liên lạc được” (đó là điện thoại của Hưởng và Phương – PV). Một lúc sau Hưởng đến, Thoại bảo còn 1 người nữa không gọi được: “Chú ơi bọn cháu còn 1 người nữa chú đi tìm giúp bọn cháu với. Bọn cháu không biết đâu mà tìm nữa cả, cũng không biết thế nào”.
Video đang HOT
Khi đó, các nhân chứng đều nhận được câu trả lời: “Thôi muộn rồi, đi về đi để 8h sáng mai chúng tôi giải quyết tiếp”.
Uẩn khúc chưa được giải đáp
Theo lời kể của các nhân chứng, đây là lần đầu tiên Hòa và Phong đến trượt patin, còn Thoại, Hưởng và Phương đến lần thứ 3. Vì thế mà nhóm của Phương không quen biết và không hề có mâu thuẫn gì với nhóm người đánh mình.
Tuy nhiên vào hôm xảy ra vụ án, khi Phương cùng bạn bè của mình rời khỏi quán trượt patin thì có một thanh niên bám theo “để chặn đường, giống như kiểu không cho bọn em quay đầu lại. Đến đúng đoạn đường cua thì thằng đó rú ga, tuýt còi là bọn kia cứ lao vào đánh”, Hưởng nói.
“Lúc chạy, em và anh bộ đội (Phùng Thế Phong – PV) chạy lên ruộng ngô của quán vừa trượt xong, ngồi trong đó 1 lúc thì thấy có thằng chạy vào bắt tắt hết nhạc đi, bật điện sân sáng trắng lên, rồi nó gọi điện bảo: “Mày đang ở đâu đấy, gọi thêm khoảng hai ba chục thằng nữa mang đồ lên đây cho tao để săn mấy thằng ở trên quán này” – Thoại kể lại.
Ông Nguyễn Văn Trí, chú ruột nạn nhân bức xúc lên tiếng
Từ đó, người nhà nạn nhân càng khẳng định hơn nữa việc nhóm Phương bị đánh đã được chuẩn bị từ trước, có kế hoạch cụ thể. “Nhóm Phương bị đánh là hoàn toàn có tổ chức chứ không phải việc đánh nhau bình thường”, ông Nguyễn Văn Trí, chú ruột nạn nhân bức xúc lên tiếng.
Ngoài ra, tại hiện trường vụ án, khi CAX Tòng Bạt lập biên bản đưa người và xe về trụ sở UBND xã ngay đêm xảy ra hỗn chiến (mùng 1 Tết) để giải quyết, cũng như khi Hưởng đưa người nhà đến mò xe gần chỗ có xác Phương, vẫn còn rất nhiều gạch, đá, gậy gộc….
Tuy nhiên theo người nhà nạn nhân, khi gia đình đi tìm sau đó thì hiện trường không có một cái gì ngoài mấy khóm bí nát.
Ông Nguyễn Văn Xuất – bố ruột nạn nhân khó nhọc kể lại câu chuyện đau lòng
Bố của nạn nhân cho biết: ” Hình như người dân xã Tòng Bạt biết một chuyện gì bí ẩn. Cả đêm hôm đó đông người đi tìm như vậy mà không một ai ra, và nói năng gì. Hôm sau, chúng tôi hỏi thăm tin tức, nhưng không ai biết gì. Trong khi tận khu quân đội bên kia cũng biết là có một vụ xô xát to đã xảy ra”.
“Vợ chồng tôi đi tìm ở ngoài bờ sông, gặp một nhóm trẻ con buột miệng nói ra đêm qua có một vụ đánh nhau, một người bơi qua sông. Lúc đó tôi nghĩ đó chính là con tôi. Sau đó bọn trẻ lại nói “Thôi chết cháu không nói thế đâu.”
Nghe tin chẳng lành, nhưng ông Xuất vẫn cố bình tĩnh, nén lại, giấu thông tin vừa nghe từ lũ trẻ trong lòng và động viên mọi người trấn tĩnh, tiếp tục đi tìm Phương, biết đâu đó vẫn còn một tia hy vọng mong manh.
Nhưng sự thật vẫn là sự thật, Phương đã chết một cách oan uổng, trong sự đau đớn cho gia đình, xót xa cho người thân.
“Mong sao các cơ quan chức năng sớm điều tra, làm rõ vụ việc để Phương ra đi được mát mẻ. Gia đình chúng tôi giờ chỉ biết trông chờ vào sự nghiêm minh của pháp luật, xử lý đúng người, đúng tội. Những kẻ gây ra tội phải đền tội để trật tự kỷ cương xã hội được giữ vững” Đó là lời mong mỏi cuối cùng của người thân gia đình nạn nhân.
Theo Đời sống Pháp luật
Nỗi đau gia đình có con chết trong nhà giam lại không được đưa đi chôn
Công an kết luận nguyên nhân cái chết do "bị can dùng áo sơ mi trắng quấn lại thành sợi dây, buộc vào thành cửa sổ buồng giam treo cổ tự tử". Nhưng gia đình người chết không tin, gửi đơn khắp nơi đề nghị điều tra và sẵn sàng quật tử thi con gái để làm rõ nghi vấn.
Người con gái xấu số ấy là chị Trần Thị Hải Yến (31 tuổi, ngụ thôn Phước Lương, xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên). Chị Yến là nghi can của một vụ án cố ý gây thương tích mà Công an huyện Tuy An điều tra trước đó.
"Con gái tôi bị oan cơ mà, đã nhiều lần tôi làm đơn xin tại ngoại cho nó nhưng không được đồng ý, cuối cùng nó phải chịu một số phận bi thảm như thế. Càng đớn đau hơn con gái chết trong nhà giam, nhưng cơ quan công an lại không để gia đình tôi được nhận xác con mình về mai táng tại địa phương. Vợ chồng nghèo chúng tôi đứt ruột khi con gái chết một cách oan ức...", đó là những lời ai oán của ông Trần Ngọc Long (cha nạn nhân) khi nói về cái chết của con gái mình.
Ông Long và chị Hiền uất ức về hoàn cảnh gia đình.
Tiếp chúng tôi trong căn nhà cấp 4 tuềnh toàng, vợ chồng ông Long vẫn chưa hết chua xót xen lẫn căm giận khi kể về cái chết đầy oan nghiệt của con gái mình. Người con gái xấu số ấy là chị Trần Thị Hải Yến (31 tuổi, ngụ thôn Phước Lương, xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên). Chị Yến là nghi can của một vụ án cố ý gây thương tích mà cơ quan Công an huyện Tuy An điều tra trước đó.
Quệt dòng nước mắt ngắn dài rơi từ cặp mắt khô khốc vì mấy đêm không ngủ, người cha già đầu hai thứ tóc bắt đầu câu chuyện trong nỗi uất nghẹn: "Giờ con gái tôi chết oan như thế nhưng thân cô thế cô như chúng tôi thì chẳng biết kêu ai mấy chú ơi! Đã nhiều lần gia đình tôi xin được bảo lãnh tại ngoại cho con gái nhưng cũng không thành, cuối cùng Yến phải chết một cách bất thường trong trại giam như thế khiến chúng tôi không thể nào cầm lòng được".
"Đầu bạc tiễn đầu xanh"
Không cứng rắn được như chồng, bà Nguyễn Thị Thanh Liễu ngồi tựa người vào tường ánh mắt thẫn thờ nhìn lên di ảnh con gái sau làn khói hương. Bà kể lại cho chúng tôi nguyên nhân con gái mình bị tạm giam rồi ra đi mãi mãi.
Theo đó, tối ngày 3.3.2013, ông Nguyễn Tấn Dũng (nhà bên cạnh) tổ chức hát karaoke đến tận khuya khiến gia đình ông không tài nào ngủ được. Lúc đó bà ra sân gọi với sang nhắc ông Dũng dừng hát để mọi người xung quanh nghỉ ngơi. Trong hơi men, ông Dũng không chịu dừng hát mà còn nổi nóng khiến hai bên lời qua tiếng lại. Trong lúc hai gia đình xô xát, ông Dũng trượt chân ngã và bị thương nhẹ ở phần đầu.
Sự việc đến đây tưởng như dừng lại bởi hai bên đều nhịn nhau, ông Dũng sau vài ngày vẫn đi làm bình thường, hai gia đình xưa nay chưa từng có mâu thuẫn. Thế nhưng đến ngày 15.1.2013, Công an huyện Tuy An bất ngờ ra quyết định khởi tố vụ án, bắt tạm giam chị Yến về tội cố ý gây thương tích. Nạn nhân trong vụ án chẳng ai khác chính là ông Dũng. Theo kết quả giám định pháp y, ông Dũng bị thương tích 12%, trong đó vĩnh viễn 2%.
Tại phiên xử sơ thẩm ngày 19.3.2013, TAND huyện Tuy An tuyên phạt bị cáo Yến 30 tháng tù về tội cố ý gây thương tích. Thấy con mình bị oan, gia đình đã làm đơn kháng cáo. Ngày 1.7, trong phiên xử phúc thẩm, TAND tỉnh Phú Yên nhận thấy chưa đủ cơ sở vững chắc để buộc tội chị Yến, hơn nữa quá trình tố tụng còn sai quy định, vì vậy tòa đã tuyên hủy án và trả hồ sơ về Công an huyện Tuy An điều tra lại.
Trong thời gian chị Yến bị tạm giam tại nhà giam Công an huyện Tuy An, gia đình đã nhiều lần xin cho con gái được tại ngoại. Mặc dù Yến là lao động chính trong nhà khi cha mẹ đã già, các anh chị em đều có gia đình riêng, nhưng yêu cầu của gia đình vẫn không được chấp nhận. Thương con gái chịu cảnh giam giữ chưa biết đến ngày nào ra, lại lo cho tương lai của con, bà Liễu đã gửi đơn thư đi nhiều nơi nhờ can thiệp, giúp đỡ.
Mặc dù gia đình đã nhiều lần làm đơn, nhưng vẫn không được sự đồng tình của cơ quan chức năng huyện Tuy An về việc bảo lãnh chị Yến. Đầu giờ chiều ngày 7.10.2013, cơ quan công an công bố quyết định gia hạn thời gian tạm giam chị Yến thêm hai tháng. Sau đó vài giờ, chị Yến được cho rằng đã tự tử tại buồng giam. Khi gia đình đến nơi, chị Yến đã là cái xác lạnh tanh trong nhà xác Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên.
"Công an nói con gái tôi dùng áo để treo cổ tự tử. Nhưng làm sao có thể như vậy được khi nó biết cột áo vào chỗ nào để treo cổ. Một điều nữa là nếu tự tử sao mặt mày nó lại sưng lên...", ông Long nghẹn đắng chia sẻ với chúng tôi về nỗi uất ức.
Huyệt đào xong nhưng bỏ không vì công an giành chôn chị Yến.
Trong lúc gia đình ông Long đang hoang mang về nguyên nhân dẫn đến cái chết của con gái mình thì tối 19.12.2013, đại diện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Yên cho biết cơ quan này đã có kết luận nguyên nhân cái chết của chị Trần Thị Hải Yến. Theo đó, chị Yến đã dùng áo dài tay quấn thành sợi, buộc vào cánh cửa buồng giam. Kết luận này dựa trên kết quả giám định pháp y của Trung tâm Pháp y Phú Yên xác định chị Yến chết do ngạt cơ học.
Đắng lòng vì không được chôn cất con gái tử tế
Mặc dù đã có kết luận chính thức từ phía cơ quan chức năng, nhưng gia đình ông Long vẫn hết sức bàng hoàng và dường như không thể tin nỗi đó là sự thật. Bỏ lại công việc đồng áng đang dang dở, vợ chồng ông vội vàng đến cơ quan chức năng huyện Tuy An ngay sau khi nhận được hung tin. Quá đau đớn trước thi thể đứa con gái, nhưng vợ chồng ông không còn cách nào khác ngoài việc xin đem xác chị Yến về quê chôn cất cho đàng hoàng.
Khi đến nơi thì mới vỡ lẽ, cơ quan Công an huyện Tuy An yêu cầu gia đình bà viết đơn theo thủ tục mới được đưa xác con về. Vì không muốn đứa con gái phải bị lạnh lẽo sau khi đã mất, vợ chồng bà đã nhanh chóng viết đơn rồi cùng ký vào gửi cho cơ quan công an như đã trình bày. Trong lúc chờ đợi sự chấp thuận của cơ quan chức năng, vợ chồng bà trở về nhà để chuẩn bị lo hậu sự, chỉ còn người chị gái của nạn nhân là chị Hiền ở lại trông coi xác của em gái.
Thế nhưng sau khi vợ chồng bà Liễu vội vã trở về chuẩn bị tang ma thì cũng lúc này xác chị Yến được cơ quan công an chuyển đi chôn cất ở một nơi khác, cách nhà nạn nhân hơn 30km. Chính điều này đã khiến cho gia đình hết sức bất bình, đau xót cùng cực vì không được tự tay chôn cất cho con gái.
Vẫn chưa hết bàng hoàng, chị Hiền (người tận mắt chứng kiến việc di chuyển địa điểm chôn cất của em mình) cho biết: "Khi gia đình tôi rời nhà xác bệnh viện để về quê lo việc chuẩn bị tang ma, thì công an đến chở quan tài Yến đi. Tưởng họ đưa em tôi về quê nhưng không ngờ họ đi thẳng đến nghĩa trang Thọ Vức (TP.Tuy Hòa), cách nhà tôi hơn 30km. Mặc dù rất đau buồn về việc đứa em gái tự tử trong buồng giam một cách bất thường, nhưng tôi vẫn không thể nào hình dung nổi chuyện em gái tôi được chôn cất ở một nơi xa xôi như vậy. Nhìn xác em được lấp sơ sài một lớp đất, lòng tôi đau đớn nhưng đành bất lực".
Trong lúc đang chuẩn bị tang lễ ở nhà thì ông Long nhận được điện thoại của Hiền nên vội vã giục vợ nhanh chóng đến nghĩa trang Thọ Vức để xem thực hư. "Khi vợ chồng tôi đến nơi thì họ đã lấp đất xong mất rồi. Chúng tôi tưởng họ sẽ đưa thi hài cháu về nhà, ai dè họ vội mang đi chôn. Tội nghiệp con tôi, bị giam gần chín tháng trời chịu bao khổ cực mà khi chết cũng lạnh lẽo với mỗi bộ quần áo xộc xệch. Người thân thì không ai được thấy mặt Yến lần cuối, vợ chồng tôi cũng không hất được nắm đất cho con. Nó có tội tình gì đâu mà sao đến chết cũng còn phải chịu đựng nỗi đau như thế chứ? ".
Nỗi đau dồn dập đến với vợ chồng ông Long-bà Liễu khi con gái chết mà vẫn chưa được trả lại sự trong sạch, không được về quê với ông bà tổ tiên. Người làm cha làm mẹ mà không được tự tay chôn cất con mình một cách tử tế. Sai sót thuộc về các cơ quan chức năng, nhưng dù như thế nào đi nữa thì nạn nhân cũng không thể sống lại và nỗi đau với gia đình biết đến bao giờ nguôi.
Theo Dòng đời
Nghi án cô gái treo cổ "bí ẩn" trong trại giam Sau phiên tòa phúc thẩm, bị can bị tạm giam để điều tra bổ sung nhưng đã tử vong. Công an kết luận nguyên nhân cái chết do "bị can dùng áo sơ mi trắng quấn lại thành sợi dây, buộc vào thành cửa sổ buồng giam treo cổ tự tử". Nhưng gia đình người chết không tin, gửi đơn khắp nơi đề...