Vụ ‘Mua nhà 58 tỉ, bán lại 28 tỉ siêu tốc’: Tòa tuyên huỷ hợp đồng chuyển nhượng, bị đơn mất cọc 10 tỉ đồng
Toà phúc thẩm tuyên bị đơn phải mất cọc 10 tỉ đồng do nhiều lần vi phạm thời hạn thanh toán, có lỗi trong việc khiến hợp đồng không thực hiện được.
Ngày 26-9, TAND TP.HCM mở phiên toà xét xử phúc thẩm vụ tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất giữa ông Nguyễn Văn Quyện và bị đơn ông Trần Vũ Trường (vụ án “mua nhà 58 tỉ, bán lại 28 tỉ siêu tốc”).
Bị đơn chưa từng xuất hiện tại phiên toà.
Ông Quyện ký nhận lại bản chính giấy tờ nhà đất. Ảnh: TUYẾT HỒNG
Sau phiên toà, ông Quyện xúc động nhận lại bản chính giấy tờ nhà đất mà ông đã đưa cho bị đơn gần 10 năm trước khi chỉ mới nhận 10 tỉ đồng tiền chuyển nhượng, dẫn đến việc theo kiện dai dẳng, tốn kém chi phí, thời gian, công sức…
Tại phiên tòa hôm nay, HĐXX đã tuyên sửa án sơ thẩm (ngày 2-4-2023) của TAND quận Tân Bình, tuyên chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn về việc huỷ hợp đồng chuyển nhượng nhà đất mà hai bên giao kết từ gần 10 năm trước, nguyên đơn được quyền giữ lại 10 tỉ đồng tiền cọc do bị đơn nhiều lần vi phạm nghĩa vụ thanh toán dù được nguyên đơn cho gia hạn nhiều lần (Trước đó, cấp sơ thẩm đã tuyên ông Quyện phải trả lại cho ông Trường tiền đặt cọc).
Video đang HOT
HĐXX phúc thẩm. Ảnh: TRẦN LINH
HĐXX nhận định: Ngày 28-11-2011 hai bên đã đến Văn phòng công chứng ký tên thoả thuận chuyển số tiền đã thanh toán 10 tỉ đồng ngày 2-10-2014 thành tiền cọc và bên mua nhà phải chịu chế tài mất số tiền trên nếu vi phạm thời hạn thanh toán. Sự thoả thuận này là tự nguyện, không trái pháp luật và không có bất cứ nội dung nào làm thay đổi, trái với hợp đồng chuyển nhượng hai bên đã ký.
Việc hai bên thống nhất cho thêm thời hạn thanh toán và thoả thuận điều kiện mất số tiền xác định là tiền cọc để ràng buộc nghĩa vụ thanh toán đúng hạn đã được gia hạn. Việc không thực hiện được thủ tục công chứng là do lỗi của ông Trường không xuất trình được bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Gia đình ông Quyện mất gần 10 năm theo kiện để huỷ hợp đồng. Ảnh: PL
Theo hồ sơ, vụ án bắt đầu từ việc vợ chồng ông Quyện ký hợp đồng chuyển nhượng đối với diện tích đất 447,6 m2, trên đó có căn nhà tại 335 Bis Lê Văn Sỹ, phường 1, quận Tân Bình cho ông Trường với giá 58 tỉ đồng, được công chứng ngày 2-10-2014. Sau khi công chứng, ông Quyện đã đưa giấy tờ nhà bản chính cho ông Trường.
Ngay hôm sau, ông Trường đã cập nhật, sang tên xong. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau khi sang tên (khi vẫn còn nợ ông Quyện 47 tỉ đồng) thì ông Trường đem đi chuyển nhượng cho bà Hoàng Ngọc Điệp giá 28 tỉ đồng.
Sau đó, ông Trường ký cam kết ngày 17-11-2014, ký Hợp đồng sửa đổi, bổ sung ngày 28-11-2014, ký bản hủy hợp đồng ngày 27-12-2016 xác nhận còn nợ ông Quyện 47 tỉ đồng và hẹn cuối tháng 11-2014 sẽ thanh toán hết. Ông Trường cam kết nếu không thực hiện được thì sẽ mất hết số tiền đã đưa trước đó là 11 tỉ đồng; đồng thời sẽ trả lại bản chính giấy tờ nhà đất và chuyển chủ quyền lại cho ông Quyện.
Giai đoạn xét xử trước đây, tòa sơ thẩm và phúc thẩm đều bác yêu cầu của ông Quyện về việc hủy hợp đồng chuyển nhượng với ông Trường. Hai bản án này đã bị cấp giám đốc thẩm hủy với yêu cầu khi xét xử lại cần tôn trọng sự thỏa thuận giữa ông Quyện và ông Trường…
Hợp đồng giữa ông Trường và bà Điệp: Vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện
Về yêu cầu độc lập của bà Hoàng Ngọc Điệp, HĐXX xét thấy ông Trường tiến hành giao dịch chuyển nhượng tài sản cho bà Điệp khi ông Trường chưa thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán tiền cho ông Quyện; ông Quyện vẫn là người đang quản lý, sử dụng tài sản mà chưa thực hiện việc giao tài sản cho ông Trường. Khi chưa hoàn tất nghĩa vụ thanh toán tiền, chưa được nhận nhà thì ông Trường chưa là chủ sở hữu thật sự đối với tài sản này. Đối tượng giao dịch là tài sản này không thể thực hiện được.
Do đó, Hợp đồng chuyển nhượng giữa ông Trần Vũ Trường và bà Hoàng Ngọc Điệp vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được theo quy định tại Điều 408 Bộ luật Dân sự năm 2015. Ông Trường phải trả lại 28 tỉ cho bà Điệp.
HĐXX dành cho bà Hoàng Ngọc Điệp quyền khởi kiện ông Trần Vũ Trường về yêu cầu bồi thường thiệt hại do hợp đồng vô hiệu bằng một vụ án khác.
Giả danh Quân đội gọi điện đặt tiệc lừa đảo, tống tiền
Ngày 27/7, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã phát cảnh báo tới các huyện, thành phố, sở, ngành và tổ chức đoàn thể trong tỉnh, cảnh báo về tình trạng xuất hiện đối tượng mạo danh lực lượng Quân đội để thực hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Theo đó, từ tháng 5 đến 7/2023, với thủ đoạn mạo danh lực lượng Quân đội, các đối tượng đã gây ra ít nhất 7 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn TP Đà Lạt, Bảo Lộc và các huyện. Số tiền chiếm đoạt được của các nạn nhân từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng mỗi vụ.
Theo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lâm Đồng, thủ đoạn mà bọn lừa đảo thực hiện là dùng tài khoản Zalo có hình người mặc quân phục, gọi đến các nhà hàng, dịch vụ nấu ăn, dịch vụ tiệc cưới, giả danh là cán bộ thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lâm Đồng hoặc Ban Chỉ huy Quân sự huyện, đặt tiệc từ 5 - 7 bàn để mời khách.
Khi các cơ sở trên đã nhận đặt tiệc, chúng chụp lại thông tin đã chuyển tiền đặt cọc (giả) gửi cho phía nhận đặt tiệc. Do không kiểm tra kỹ, các nạn nhân vẫn tin rằng việc chuyển khoản trên là thật, chưa nhận được tin nhắn thông báo biến động số tiền trong tài khoản là do lỗi mạng hoặc các sự cố khách quan từ phía ngân hàng.
Nhà hàng Vừng Ơi ở TP Đà Lạt bị lừa đảo mất hơn 500 triệu đồng với hình thức đặt tiệc tiếp khách.
Sau đó, các đối tượng lừa đảo tiếp tục nhờ mua giúp rượu, sâm quý để làm quà biếu. Khi nơi nhận đặt tiệc không tìm được nguồn hàng theo yêu cầu, đối tượng lừa đảo sẽ hướng dẫn liên hệ với người có nguồn hàng. Sau khi nhà hàng chuyển tiền cọc mua hàng qua số tài khoản được cung cấp thì đối tượng lừa đảo cắt liên lạc và chiếm đoạt tiền.
Với thủ đoạn tương tự, kẻ lừa đảo giả danh cán bộ Quân đội liên hệ với đại lý cây giống mua cây trồng, sau đó nhờ mua giúp thuốc bảo vệ thực vật và cắt liên lạc sau khi đã lừa được tiền cọc.
Cũng theo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lâm Đồng, thời gian qua còn xuất hiện tình trạng các đối tượng lừa đảo giả danh gọi điện thoại, nhắn tin qua mạng xã hội (Zalo, Messenger...), tự xưng đang công tác tại đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng để thu thập thông tin, bán sách; giả danh sĩ quan Quân đội để hù dọa tống tiền gia đình có con em đang thực hiện nghĩa vụ quân sự; bán thuốc, quảng cáo dịch vụ, sản phẩm...
Bộ CHQS tỉnh Lâm Đồng khuyến cáo, người dân khi nhận được các cuộc gọi của người lạ tự xưng là cán bộ Quân đội để đặt hàng, yêu cầu cung cấp thông tin, nhờ giúp đỡ... thì liên hệ ngay Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã, cấp huyện để xác minh, nhằm tránh bị lừa đảo.
Trước đó, Báo CAND đã thông tin, trong dịp lễ 30/4 và 1/5 vừa qua, với thủ đoạn liên hệ đặt tiệc tiếp khách, các đối tượng lừa đảo đã chiếm đoạt được của 2 nhà hàng tại TP Đà Lạt với tổng số tiền gần 800 triệu đồng. Ở TP Bảo Lộc, kẻ lừa đảo chiếm đoạt của một tiệm bán bánh mì 50 triệu đồng
Lật tẩy nhóm lừa đảo giả danh cán bộ cảnh sát Một nhóm người giả danh cán bộ làm việc tại Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Quảng Ngãi gọi điện cho các cơ sở kinh doanh để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Tối 13.7, Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết thời gian gần đây có nhóm...