Vụ mua doanh nghiệp giá 1 USD: Không lừa được thì… trả (!?)
Từ cuối tháng 11 và đầu tháng 12/2012, sau khi đăng loạt bài điều tra quanh vụ “Chi 1 đô mua doanh nghiệp nợ triệu đô”, đông đảo bạn đọc cả nước và nạn nhân của Cty Trường Sa đã gửi e.mail, gọi điện thoại đến tòa soạn, cung cấp thêm thông tin.
Loạt bài của báo Lao Động đã phanh phui “kịch bản lừa đảo” giữa Công ty CP tư vấn và đầu tư Trường Sa (TP.HCM) với nhóm Cty Thái Sơn của “đại gia” sắt thép Phạm Văn Thụ cùng một số DN khác ở đất cảng Hải Phòng.
Vạch mặt “ông trùm”
Vài ngày sau khi báo Lao Động phát hành loạt bài đầu tiên khẳng định “chiêu lừa đảo” của Cty Trường Sa, “nhân vật số 1″ là Việt kiều Mỹ Nguyễn Hà Quảng đã “bay” về Việt Nam nhưng không xuống Hải Phòng. Và tất nhiên, Quảng không dám liên lạc với những cổ đông cũ ở 14 DN mà Cty Trường Sa vừa “sang tay”. Dẫu vậy, giữa tháng 1/2013, tại sân bay Nội Bài, trong lúc đang làm thủ tục chuẩn bị lên máy bay, Nguyễn Hà Quảng đã bị nhóm cổ đông thuộc các công ty “mẹ – con” nhà Thái Sơn giữ lại và áp tải đến trụ sở đồn công an gần nhất!
Vi phạm pháp luật
Căn cứ hồ sơ tại Sở KHĐT TPHCM, ngày 7/4/2011 Cty CP tư vấn và đầu tư Trường Sa (viết tắt là Cty Trường Sa) được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu, vốn điều lệ 4,9 tỉ đồng, do 4 cổ đông sáng lập là Nguyễn Hà Quảng, Ngô Quốc Hùng, Trần Thị Kim Dung, Trần Thị Thu Hiền do Ngô Quốc Hùng là người đại diện pháp luật và trụ sở ở nhà riêng ông Hùng (183/34 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q.Bình Thạnh, TPHCM). Chủ tịch HĐQT Cty Trường Sa là ông Nguyễn Hà Quảng (góp vốn 40%), sinh ngày 5.12.1971, CMND số 011461245, do CA Hà Nội cấp ngày 22.4.1998, hộ khẩu thường trú và chỗ ở hiện tại: Số nhà 225, tổ 9, P.Hoàng Văn Thụ, Q.Hoàng Mai, Hà Nội.
Theo điều tra của PV, tại thời điểm nói trên, ông Nguyễn Hà Quảng đã là công dân Mỹ và đang định cư tại 1778 Bush Avenue, Saint Paul, MN 55106, USA. Luật pháp Mỹ không thừa nhận công dân mang 2 quốc tịch, đồng thời theo quy định của Luật Quốc tịch VN, Nguyễn Hà Quảng không thuộc diện công dân VN được mang 2 quốc tịch.
Từ đó đến nay, Việt kiều Nguyễn Hà Quảng thường xuyên sử dụng CMND, hộ khẩu, hộ tịch VN để thực hiện trót lọt các giao dịch ký kết chuyển nhượng cổ phần tại Hải Phòng. Sau gần 2 năm hoạt động, Cty Trường Sa chưa 1 lần đại hội cổ đông và không có biên bản thể hiện việc góp vốn, cũng như vốn góp của các sáng lập viên. Dưới góc nhìn của giới chuyên môn, thành lập DN mà không bỏ ra 1 xu và không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, chứng tỏ nhóm sáng lập viên Cty Trường Sa cố tình vi phạm pháp luật.
Hậu quả
Tính đến tháng 7/2012, Cty Trường Sa và một số “sáng lập viên” của Cty này đã ký hợp đồng (tái cấu trúc) với 16 DN trong cả nước. Tại Hải Phòng, dưới danh nghĩa Cty Trường Sa và với tư cách cá nhân, Nguyễn Hà Quảng, Ngô Quốc Hùng, Nguyễn Văn Quang đã kịp hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh trên cơ sở chuyển nhượng hầu hết cổ phần của 14 DN – tổng số vốn điều lệ đăng ký gần 1.400 tỉ đồng, tổng số vốn góp (trên giấy) hơn 1.250 tỉ đồng. Sau khi “sang tay” trọn gói các DN tại Hải Phòng, phía Trường Sa không đếm xỉa đến cái gọi là “tái cấu trúc” mà chỉ lo thâu tóm con dấu, xe hơi với những tài liệu liên quan đến tài chính DN và tìm cách hù dọa cổ đông cũ để xù nợ hoặc tống tiền!
Tháng 8/2012, Cty Trường Sa bị 1 DN ở TPHCM khởi kiện yêu cầu bồi thường và thanh toán các khoản nợ gần 6,7 tỉ đồng. Từ tháng 9 đến tháng 11/2012, Cty Trường Sa đã bị đại diện 9 nhóm cổ đông ở Cty KD kim khí Hải Phòng đã bán 97,5% cổ phần, liên tục gửi văn bản đòi nợ (gần 16,4 tỉ đồng) và gửi đơn tố cáo đến CA TP.Hải Phòng.
Ông Phạm Văn Thưởng – nguyên Chủ tịch HĐQT Cty KD kim khí Hải Phòng – cho biết: “Sau 10 tháng ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, không những công nhân lao động mất tiền lương (hơn 200 triệu đồng) mà còn phát sinh thêm 25 tỉ đồng nợ lãi trên các khoản vay cũ!”
Video đang HOT
Chưa hết, ngày 20/11/2012, CN Ngân hàng Phát triển Gia Lai gửi công văn yêu cầu ông Ngô Quốc Hùng trả nợ tổng cộng 6,3 tỉ đồng. Tháng 12/2012 và nửa đầu tháng 1/2013, UBND huyện Thủy Nguyên, Cty CP công nghiệp tàu thủy Shinec và các sở, ban, ngành liên quan của Hải Phòng đã gửi nhiều văn bản mời đích danh Nguyễn Hà Quảng, Ngô Quốc Hùng, Nguyễn Văn Quang (đại diện Cty Trường Sa) đến Hải Phòng giải quyết hậu quả. Tuy nhiên, “bộ sậu” Trường Sa đã tìm cách tháo chạy.
Quá bức xúc nên liều “tự cứu mình”, nửa đêm 15/1/2013, nhóm cổ đông của 11 Cty “mẹ – con” nhà đại gia sắt thép Phạm Văn Thụ đã “phục kích” tại sân bay Nội Bài, “áp tải” Hà Quảng về cơ quan CA, sau đó gửi đơn tố cáo “Cty Trường Sa lừa đảo” lên cơ quan chức năng của TP.Hải Phòng.
Những DN do Việt kiều Nguyễn Hà Quảng làm Chủ tịch HĐTV, với tỉ lệ vốn góp (trên giấy) từ 35-90%:
1. Cty TNHH công nghiệp Thái Sơn, MSDN:0200441844, vốn điều lệ: 600 tỉ đồng, địa chỉ: Km8 QL 5 (mới), Nam Sơn, An Dương, Hải Phòng.
2. Cty TNHH Vĩnh Phát, MSDN: 0200273558, vốn điều lệ: 100 tỉ đồng, địa chỉ: 168 đường Thiên Lôi, Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng.
3. Cty TNHH thương mại Hoàng Nam, MSDN:0200762502, vốn điều lệ: 20 tỉ đồng, địa chỉ: Km97, QL5, thôn Cách Thượng, Nam Sơn, An Dương, Hải Phòng.
4. Cty CP công nghiệp tàu thủy Shinec, MSDN: 0200445567, vốn điều lệ: 50 tỉ đồng, địa chỉ: Khu CN Nam Cầu Kiền, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng.
Theo Dantri
Những nông dân vẽ vàng ròng trên đất sét
Đến từ nhiều vùng quê, quen với công việc chân tay như phu hồ, đóng gạch, gieo hạt, cấy lúa, thế nhưng bằng phương pháp dạy nghề kiểu "6 không" của vị đại gia đất Cảng - Hải Đồ cổ, họ đã trở thành nghệ nhân tự tin cầm bút vẽ.
Xưởng sứ cao cấp vẽ vàng của ông Hải Đồ cổ nằm khuất ở phía chân đê, trên đường từ TP Hải Phòng đi Đồ Sơn cũ. Đây cũng là trung tâm đào tạo nghề của hơn 400 con người với đủ thành phần, lứa tuổi, đến từ nhiều vùng miền. Ông Bùi Xuân Hải (Hải Đồ cổ) cho hay có thời điểm số học viên, công nhân học và làm tại xưởng lên tới 4.000.
Nguyên tắc đào tạo kiểu "6 không: không phân biệt nam nữ không phân biệt dân tộc không phân biệt tuổi tác, không phân biệt văn hóa không phân biệt lành hay què và không phân biệt năng khiếu đã giúp cơ sở sản xuất của ông tập trung nhiều nghệ nhân nhất nước.
Học viên ở đây nằm trong độ tuổi từ 15 đến 60 và được vị đại gia đất Cảng - Hải Đồ cổ tuyển dụng căn cứ vào nguyên tắc chung: không xem hồ sơ nhập học và cũng chẳng quan tâm đến trình độ học vấn ở họ. Ông quan niệm, cái đẹp tiềm ẩn trong mỗi con người, và dù họ là ai - sang hay hèn, khỏe mạnh hay đau ốm, già hay trẻ thì đều mong muốn hướng tới cái chân, thiện mỹ.
Vì thế, tại xưởng vẽ, người ta chẳng còn ngạc nhiên khi bắt gặp hình ảnh của người phụ nữ có dáng dấp của một bà nông dân hơn là nghệ nhân hay cô bé vẽ bằng tay phải, tay trái bị khiếm khuyết lúc nào cũng giấu trong túi áo.
Nghệ nhân ở đây còn là chàng trai cao chưa đầy 1m như vừa bước ra từ truyện cổ "Nàng Bạch Tuyết và Bảy chú Lùn". Thế nhưng, khi vẽ, họ quên đi những trăn trở đời thường để hóa thân thành họa sĩ tài ba. Người quản lý ở đây cho biết tại xưởng có một thanh niên sinh năm 1993 bị bệnh não bẩm sinh được người nhà gửi từ Hà Nội xuống Hải Phòng để học việc. Sau hơn 1 năm, cậu đã trở thành công nhân bậc 3 có thu nhập vào hàng cao nhất ở đây. "Khi vẽ, chẳng ai nghĩ cậu ấy bị bệnh cả", ông chia sẻ.
Ông Hải sẽ trực tiếp dạy họ nét sẽ đầu tiên, cách phối cảnh, tô màu và cách cảm nhận về nghệ thuật để họ nắm được công thức trong đầu...
Cho đến khi họ tự tin sáng tạo trên các sản phẩm thực mà không cần có thầy trực tiếp hướng dẫn. Tại xưởng, không chỉ họa sĩ, nghệ nhân mà các học viên cũng có thu nhập căn cứ vào sản phẩm họ vẽ trong ngày. Qua giai đoạn học việc vẽ nét chàm, học viên sẽ được chọn lựa trên cơ sở năng lực thực tế để chuyển sang bộ phận vẽ vàng.
Một chiếc đĩa vẽ vàng nhìn có vẻ đơn giản thế này khi ra đời đều trải qua các chu trình đổ khuôn cốt bằng tay như những sản phẩm gốm sứ thông thường. Sau khi có gốm thành phẩm, các nghệ nhân sẽ vẽ vàng rồi hấp ở nhiệt độ trên 850 độC. Một sản phẩm sau khi trải qua 12 công đoạn thông thường kéo dài tới gần 2 tháng. Đối với những sản phẩm đặc biệt, đòi hỏi độ tinh tế tỉ mỉ, thời gian có thể lên tới nửa năm từ lúc đổ khuôn cho tới khi được dát vàng lung linh.
Chiếc bình này có chiều cao 3 m. Để hoàn thành tác phẩm này, 5 nghệ nhân phải làm việc liên tục trên giá vẽ trong nhiều ngày liền.
Họ tập trung cao độ để đảm bảo các nét vẽ tròn đều, cân cốt. Không ít nét vẽ, các nghệ nhân phải dùng tới loại bút nhỏ chỉ bằng 1/4 sợi tóc.
Chiếc thống này đang được nghệ nhân có biệt hiệu "người Hobbit" hoàn thiện công đoạn cuối, sau hơn 2 tháng miệt mài vẽ. Anh cho biết khi đổ nước vào chiếc thống những chú cá vàng như nổi trên mặt nước khiến người xem như thấy chúng đang bơi lội tung tăng.
Nhìn 2 nghệ nhân này say sưa vẽ, ít ai biết rằng họ từng xuất phát điểm là nông dân vốn quen với việc đồng áng. Họ chia sẻ giờ khả năng vẽ vàng của họ cũng nhanh và dễ dàng như việc đưa mạ ra đồng để cấy lúa.
Chẳng có giáo trình chuẩn, phương pháp dạy nghề của ông Hải Đồ cổ là để các nghệ nhân tự sáng tạo và phát huy trí tưởng tượng. Do vậy, cũng là rồng nhưng qua cách cảm thụ của mỗi nghệ nhân chúng lại mang nét rất riêng, có con dễ thương, hiền lành, có con nanh nọc gớm ghiếc.
Thậm chí cùng trên một sản phẩm, 2 con rồng bay lượn có móng dài móng ngắn, râu cong, râu thẳng. Chính điều này tạo ra nét độc đáo không giống bất cứ sản phẩm nào đang bán trên thị trường. Giá bán vì thế cũng được xếp vào hàng "đắt sắt ra miếng".
Hơn 1.000 sản phẩm gốm sứ vẽ vàng của Hải Đồ cổ đang được bày bán tại Showroom ở Khách sạn Sofitel Plaza, Hà Nội. Giá bán dao động từ vài triệu đồng cho tới vài trăm triệu đồng thậm chí cả tỷ đồng.
Theo VNE
Nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ báo chí Hà Nội Ngày 17-12, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí (Hội Nhà báo Việt Nam) đã khai giảng lớp "Nâng cao kỹ năng truyền thông bằng hình ảnh" cho các nhà báo là họa sĩ, phóng viên, biên tập viên các báo tại Hà Nội. Lớp học do nhà báo - chuyên gia giàu kinh nghiệm người Đan Mạch Soren Ostergaard Sorensen giảng...