Vụ mô hình triển lãm ở Hồ Gươm bị di dời vì người dân tưởng nhầm là toilet: Những cái “tặc lưỡi” nghe rất vô lý nhưng lại chẳng thuyết phục chút nào
Chuyện đi vệ sinh công cộng chưa bao giờ là đề tài thôi “hot ở nước mình, nhưng chẳng hiểu sao nói mãi mà chẳng ai thay đổi.
Thông tin được chia sẻ nhiều nhất ngày hôm nay chính là việc mô hình “Tháp” nghệ thuật triển lãm ở Hồ Gươm bị tháo dỡ. Được biết, công trình nghệ thuật này thuộc bộ 6 tác phẩm kỉ niệm 65 năm giải phóng Thủ đô (10/10/2019) và được kỳ công thực hiện bởi nhóm tác giả là các nhà điêu khắc.
“Tháp” được đặt trên vỉa hè bờ đông Hồ Gươm, nằm bên cạnh tháp Hòa Phong, có 6 tầng, gồm nhiều ô cửa màu sắc. Người dân và du khách có thể trải nghiệm bằng cách đi sâu vào bên trong tác phẩm, quan sát cảnh vật thông qua những lăng kính màu xanh dương, đỏ sẫm và tím.
Công trình triển lãm màu sắc đặt bên cạnh Hồ Gươm.
Đó là mường tượng của những người đã kiến tạo ra tác phẩm này. Mục đích của họ đã quá rõ ràng: Tạo dựng một công trình để mọi người cùng ngắm nhìn và vui chơi. Ấy thế nhưng, có vẻ như tất cả chỉ tồn tại trong suy nghĩ khi mà người ta chỉ ngắm nó được vài ngày, xong xuôi đâu đó lại bất ngờ biến nó thành một nhà vệ sinh công cộng.
Và chính vì sự sáng tạo vô biên này của một bộ phận người dân mà công trình đã bị phá bỏ đi. Chiếc “Tháp” đã chính thức không còn chỗ đứng không phải vì nguyên nhân kỹ thuật hay mỹ thuật. Thật sự, đây là một lý do nghe rất vô lý nhưng không thuyết phục chút nào.
Nhà vệ sinh với tháp nghệ thuật khác nhau mà, cớ sao lại nhầm lẫn như thế?
Nguồn tin phản ánh từ cộng đồng mạng cho biết thời gian gần đây, một bộ phận người dân liên tục phóng uế, thậm chí nôn mửa trong chiếc tháp này khiến cho tác phẩm bốc mùi hôi thối, khó chịu. Đến nỗi, du khách chỉ mới bước vào bên trong thôi đã phải chạy vội ra ra ngoài vì không thể chịu nổi.
Đến nước này, những người chịu trách nhiệm đành phải tháo dỡ công trình mang đi. Vậy là, đường đường là một công trình kiến trúc nghệ thuật nhưng chiếc “Tháp” phải oằn mình chịu đựng, chứng kiến những hành động cực kỳ thô lỗ của con người. Mà nghe đâu, nhà vệ sinh công cộng chỉ cách đó vài chục mét, chẳng hiểu sao lại có sự nhầm lẫn như thế nhỉ?
Video đang HOT
Nhà vệ sinh công cộng cách công trình triển lãm vài chục mét, chạy nhanh là cũng tới thôi mà!
Rõ ràng, màu sắc bên ngoài của hai công trình này là hoàn toàn khác nhau. Trong khi nhà vệ sinh công cộng chuẩn có màu xám và đề chữ to đùng thì chiếc “Tháp” lại rực rỡ sắc màu và chẳng hề có biển báo nào cả. Chỉ khác duy nhất một điều là nhà vệ sinh có cửa, còn “Tháp” thì không. Phải chẳng chính vì sự gợi mở đó mà người ta mới nhanh chân chạy vào nơi nghệ thuật kia để giải quyết nỗi buồn cho nhanh hay chăng?
Không chỉ có vậy, thông thường khi đi vào một nhà vệ sinh thì cái đầu tiên nhìn thấy sẽ là bồn cầu rồi sau đó sẽ là vòi nước. Còn chiếc “Tháp” kia được dựng trên nền đất thì lấy đâu ra những thứ đó cho mọi người dùng. Sự khác biệt này cực kỳ dễ phát hiện chứ có phải khó khăn gì đâu mà sau những người đó lại không biết nhỉ? Hay biết rồi mà vẫn cố tình vi phạm thì tội còn nặng hơn đó!
Sự khác nhau rõ rệt của hai công trình.
Cái “tặc lưỡi” chẳng ai biết mình là ai hay thói bạ đâu thải đó cứ thế thành quen?
“Có rất nhiều người dùng ý thức cho riêng nhà họ còn ra cộng đồng thì họ phóng uế, xả rác khắp mọi nơi…”, một người dùng mạng đã bình luận như vậy khi nói về sự việc lùm xùm này. Trước đó, có thể thấy trên mạng xã hội cũng lan truyền vô số các bức ảnh chụp những người đàn ông đứng tiểu tiện ngay trên đường phố.
Theo đó, họ ngang nhiên xả bậy lên những bức tường, phía sau cột điện hay bất cứ chỗ nào cảm thấy phù hợp mà chẳng cần để ý tới việc người khác cảm thấy như thế nào. Đặc biệt hơn, có những người coi đây là “đặc quyền” của đàn ông và cứ thế ngang nhiên hành động chẳng cần kiêng nể ai, bất chấp nhà vệ sinh công cộng có khi chỉ cách vài bước chân.
Những hình ảnh xấu xí của một bộ phận người dân trên đường phố.
Và có lẽ, ở những người này đã tồn tại một tâm lý là: “Kệ, đi ngoài đường có ai biết đấy là đâu, chẳng ai biết mình, cứ được việc cái đã còn mọi thứ tính sau”. Chính cái “tặc lưỡi” này đã vô tình làm xấu đi hình ảnh của chính họ và làm liên lụy cả đến những người khác nữa.
Theo Helino
Tác giả mô hình ở Hồ Gươm buồn khi tác phẩm bị biến thành toilet
Trước tình trạng tác phẩm nghệ thuật đặt tại phố đi bộ Hà Nội biến thành nhà vệ sinh, tác giả của công trình bày tỏ sự thất vọng và chán nản.
"Tháp" là 1 trong 6 tác phẩm nằm trong công trình nghệ thuật sắp đặt, ra đời nhân kỷ niệm 65 năm giải phóng Thủ đô Hà Nội (10/10/2019). Công trình do nhóm Nhà điêu khắc Mai Thu Vân, Nguyễn Ngọc Lam và Kiến trúc sư Đỗ Anh Tuấn thiết kế.
Trong số 6 tác phẩm nghệ thuật được đặt dọc hồ Gươm (Hà Nội) bao gồm: "Tháp". "Nhịp điệu", "Những ô cửa", "Saphia", "Hoa", "Tháng Mười"". Tác phẩm "Tháp" được thiết kế 6 tầng, có nhiều ô cửa sắc màu, mô phỏng ngọn tháp thực ngoài đời.
Tác phẩm nghệ thuật trở thành nhà vệ sinh
Ngay khi mới xuất hiện, "Tháp" đã thu hút rất nhiều người dân và du khách. Những người tới đây đều tỏ ra thích thú vì được đi sâu vào tác phẩm, ngắm nhìn cảnh vật bờ Hồ Hoàn Kiếm qua lăng kính nhiều sắc màu.
Vài ngày sau, tác phẩm nghệ thuật này trong tình trạng bốc mùi xu uế, hôi thối, mất vệ sinh khiến rất nhiều người chỉ vừa đặt chân vào đã vội trở ra. Lý do được đưa ra là một vài gia đình có đưa con trẻ đi chơi, trong lúc không có nhà vệ sinh nên "phóng uế" xung quang, thậm chí là bên trong mô hình.
N gười dân phản ánh tình trạng công trình nghệ thuật bị phá hoại.
Thậm chí, mặt ngoài của tác phẩm còn xuất hiện dòng chữ được khắc nghuệch ngoạc "Đây là mô hình trang trí, không phải nhà vệ sinh".
Tác giả thất vọng và chán nản vì tâm huyết bị chà đạp
Nhận được thông tin tác phẩm nghệ thuật bị phá hoại, Nhà điêu khắc Mai Thu Vân - Giảng viên Khoa Điêu khắc, Trường đại học Mĩ thuật Hà Nội tỏ rõ sự thất vọng. Chị Vân chia sẻ: "Chúng tôi đã đem công sức của mình để phục vụ người dân và du khách, để mọi người đều được bình đẳng tiếp xúc với cái hay, cái đẹp của văn hóa. Nhưng sự ứng xử không đúng mực với các tác phẩm, khiến người làm nghề như chúng tôi thất vọng và chán nản".
Nhà thiết kế Mai Thu Vân cũng ngỡ ngàng, không hiểu lý do vì sao tác phẩm nghệ thuật của mình lại rơi vào tình trạng như vậy. Bởi, theo chị, mọi người đã hưởng ứng tích cực phong cách nghệ thuật này ngay sau khi dự án hoàn tất và ra mắt. Chị Vân đưa ra lý do, "Có thể họ "bí", muốn đi vệ sinh, nhưng rõ ràng quanh hồ có một số nhà vệ sinh công cộng".
Tác giả tỏ ra thất vọng khi đứa con tinh thần của mình bất đắc dĩ trở thành "nhà vệ sinh".
Đồng thời, tác giả Mai Thu Vân thẳng thắn bày tỏ sự lo lắng cho 5 công trình còn lại của công trình nghệ thuật. Cũng như lo lắng cho tương lai của các dự án nghệ thuật sau đó. Bởi, theo chia sẻ, nhóm tác giả đã tốn rất nhiều thời gian để thuyết phục, chứng minh cho thành phố Hà Nội hiểu được nghệ thuật nên được đưa ra công chúng.
"Hành động thiếu ý thức của bộ phận khiến chúng tôi phải suy nghĩ lại và chần chừ trong những dự án nghệ thuật phục vụ cộng đồng tiếp theo", nhà thiết kế Mai Thu Vân nói.
Đại diện nhóm thiết kế cũng thông tin, họ đã bàn giao 6 tác phẩm nghệ thuật cho ban quản lý của thành phố ngay khi hoàn thiện. Vì vậy, dù có muốn cải thiện hay làm sạch công trình, họ cũng không có quyền can thiệp vào.
Hi vọng các cơ quan chức năng sớm vào cuộc giải quyết để trả lại không gian thưởng lãm nghệ thuật cho người dân và du khách.
Ảnh: Tổng hợp
Theo Yan
Mô hình trang trí ở phố đi bộ bờ Hồ có mùi khai như nhà vệ sinh Mô hình trang trí được lắp đặt tại bờ hồ thu hút nhiều sự chú ý, song việc phóng uế bừa bãi ở đây khiến nhiều người không khỏi bức xúc. Giữ gìn ý thức nơi công cộng vốn là điều cơ bản của mỗi người, song dường như nó vẫn chưa thực sự đáng lưu tâm khi tại những khu vực vui...