Vụ Minh Béo: ‘Nhân ái không đúng đối tượng là dung túng’
“Sự nhân ái luôn cần có trong đời sống. Nhưng trong một cộng đồng văn minh thì sự nhân ái cần phải đặt đúng chỗ, đúng mức và đúng đối tượng” – nhạc sĩ Quốc Trung bày tỏ quan điểm.
Sáng 22/12, nhiều nghệ sĩ phản ứng gay gắt về vụ Minh Béo trên trang cá nhân. Đứng ở góc độ một nghệ sĩ, nhạc sĩ Quốc Trung nhấn mạnh đây là lúc Hội Bảo vệ quyền nghệ sĩ biểu diễn cần lên tiếng, làm đơn kiến nghị Cục Nghệ thuật Biểu diễn và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
“Nếu bạn đối xử không tốt với người già thì mình sẽ nghi ngờ nhân cách của bạn, nếu bạn tệ với cha mẹ thì chắc chắn bạn sẽ không tốt với bất cứ ai. Còn nếu bạn làm tổn thương tới những đứa trẻ thì… Sẽ thật xấu hổ nếu trong cộng đồng nghệ sĩ chúng ta có kẻ như vậy”, nhạc sĩ viết trên trang cá nhân.
Zing.vn đã có cuộc trao đổi với nhạc sĩ Quốc Trung về vụ việc này.
Nhạc sĩ Quốc Trung.
- Trên Facebook, anh chia sẻ cảm thấy xấu hổ nếu trong cộng đồng nghệ sĩ có người phạm tội ấu dâm như Minh Béo. Anh có thể nói rõ hơn về điều này?
- Tôi đã trình bày rõ quan điểm của mình trên trang cá nhân. Tôi cho rằng có nhiều tội lỗi có thể tha thứ. Nhưng việc làm tổn thương và huỷ hoại đời sống của trẻ em thì đó là một tội ác mà nhân loại cần phải loại trừ.
Nghệ sĩ là những người không chỉ có ảnh hướng mà còn có nhiều cơ hội để gần gũi khán giả trẻ. Do vậy, không thể để những con người đó và hình ảnh xấu của họ có cơ hội tiếp cận, ảnh hưởng tiêu cực, thậm chí để lại thêm những hậu quả cho trẻ em. Nếu dễ dãi và thỏa hiệp, rất có thể chính con em của chúng ta sẽ là nạn nhân.
- So sánh vốn khập khiễng. Nhưng có bất ổn và nực cười không, theo anh, khi mà ở nước ngoài những người phạm tội ấu dâm bị tẩy chay, còn trong nước, Minh Béo được không ít người dự đoán là có thể trở thành một nhân vật được săn đón trong tương lai gần?
- Luật pháp có thể khác biệt nhưng đạo đức, luân lý xã hội và quyền bảo vệ trẻ em thì nơi nào cũng giống nhau. Nếu cùng nhau lên tiếng và lên án, tôi nghĩ không ai dám vượt qua những điều đó.
- Anh từng tham gia chiến dịch chống bạo hành và lạm dụng tình dục trẻ em. Theo anh, điều nguy hại nhất của một người vừa phạm tội ấu dâm nhưng lại hỉ hả khi kết thúc án ở nước ngoài và trở về quê nhà là gì?
Video đang HOT
- Việt Nam và Mỹ chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp nên bản án của tòa án ở Mỹ không có sự ràng buộc tại Việt Nam. Về luật, họ cũng không bị xử theo luật ở Việt Nam vì chưa có bằng chứng và án xử.
Nhưng đã là tội phạm, lại là tội ấu dâm thì cần phải có những biện pháp đề phòng và cách ly. Có thể không bằng luật nhưng phải bằng những biện pháp của các hiệp hội nghề nghiệp.
- Một số người không chỉ bày tỏ sự chào đón Minh Béo trên trang cá nhân mà còn lên tiếng bênh vực, nhân danh “sự nhân ái” vì cho rằng thánh nhân cũng có quá khứ và tội nhân cũng có tương lai. Quan điểm của anh thế nào về chuyện này?
- Sự nhân ái luôn cần có trong đời sống, nhưng trong một xã hội hay cộng đồng văn mình thì sự nhân ái cần phải đặt đúng chỗ, đúng mức và đúng đối tượng, nếu không nó sẽ trở thành sự dung túng.
- Trên trang cá nhân, anh kêu gọi cơ quan quản lý biểu diễn và các hội nghề nghiệp liên quan nên có động thái vào cuộc. Theo anh, cách xử lý tốt nhất đối với Minh Béo là gì?
- Tôi từng tham gia xây dựng Hiệp hội Bảo vệ quyền nghệ sĩ biểu diễn, tiêu chí không chỉ bảo vệ quyền lợi mà còn bảo vệ danh dự của nghệ sĩ nữa. Nếu hội ra quyết định thì những hội viên sẽ cùng đồng hành.
Trước đây các cơ quan quản lý có thể cấm biểu diễn với những hành động vi phạm thuần phong mỹ tục thì họ cũng có thể cấm Minh Béo vì đã vi phạm đạo lý của con người.
Sáng 21/12, sau 9 tháng bị bắt giữ và điều tra về tội ấu dâm trong chuyến lưu diễn tại California (Mỹ), Minh Béo bị trục xuất về Việt Nam. Trái với dự đoán của nhiều người về một cuộc trở về bí mật, Minh Béo khá thoải mái khi chia sẻ trên mạng xã hội.
Dòng trạng thái của Minh Béo ngay lập tức vấp phải ý kiến phản đối từ cộng đồng mạng và giới nghệ sĩ. Hầu hết không đồng tình với cách trở về nước như một ngôi sao của Minh Béo, một người vừa phạm tội và bị xử lý ở nước ngoài.
Nhưng cũng có một số người, trong đó có cả người trong giới nghệ sĩ, nhân danh “sự nhân ái”, lên tiếng chúc mừng Minh Béo trở về với lý lẽ “thánh nhân cũng có quá khứ, kẻ tội đồ cũng có tương lai”.
Sáng 22/12, Zing.vn liên hệ với Cục Nghệ thuật Biểu diễn để hỏi ý kiến về việc liệu Cục có động thái nào đối với trường hợp Minh Béo. Đại diện cơ quan này trả lời: “Cục căn cứ quy định của pháp luật để xem xét thấu đáo, không thể dựa vào ý kiến chung chung không có cơ sở pháp lý”.
Theo Zing
Những kẻ "gàn dở" nổi tiếng của showbiz Việt
Đứng ngoài vòng xoáy showbiz, kiên định với lập trường nghệ thuật riêng, họ chấp nhận làm kẻ "gàn dở" vì làm nghề theo ý thích của mình chứ không nuông chiều thị hiếu khán giả
Ca sĩ Tùng Dương trình diễn các tiết mục của dự án âm nhạc "Rễ cây" trong MMF 2016 Ảnh: NGÔ BÁ LỤC
Với khát vọng định hướng thị hiếu thẩm mỹ thưởng thức nghệ thuật của công chúng, nhiều nghệ sĩ đã chọn con đường riêng và kiên định theo đuổi đến cùng dù phải đối diện vô vàn thử thách, khó khăn với niềm tin là mình sẽ thành công.
Con đường chông gai
Những kẻ "gàn dở" đầu tiên phải kể đến là các thành viên trong nhóm tổ chức Lễ hội Âm nhạc Quốc tế Gió mùa (Monsoon Music Festival - MMF) mà chủ xướng là nhạc sĩ Quốc Trung.
Theo nhạc sĩ Quốc Trung, với MMF lần thứ nhất (2014), ban tổ chức lỗ hơn 600 triệu đồng. Năm tiếp theo (2015), chương trình lỗ hơn 1 tỉ đồng. Năm thứ 3 (2016) vừa diễn ra, nếu không có nhà tài trợ, có khả năng ban tổ chức sẽ lỗ gấp 6 lần như thế. "MMF là dự án phi lợi nhuận dành cho cộng đồng nên cho đến giờ, kinh phí, nhân sự đều do tôi và Công ty Thanh Việt Production lo liệu" - nhạc sĩ Quốc Trung cho biết.
Dự án âm nhạc "Cà phê thứ bảy" của nhạc sĩ Dương Thụ ra đời năm 2009, đến nay đã tròn 7 năm, với mục đích giới thiệu nhạc cổ điển, thính phòng cho khán giả. "Chúng tôi muốn chia sẻ những điều hay, những kiến thức âm nhạc mà mình có được với khán giả" - nhạc sĩ Dương Thụ bày tỏ.
Những đêm nhạc miễn phí như thế không phải lúc nào cũng có khán giả. Sau 7 năm, chương trình đã có lượng khán giả tương đối nhưng ban đầu, ít ai nghĩ rằng nó có thể tồn tại vì không được mấy người quan tâm. Nhạc sĩ Dương Thụ khẳng định: "Dù chỉ có một khán giả thôi, chúng tôi vẫn cứ diễn. Nếu có một chút mệt mỏi trong lòng là dự án "Cà phê thứ bảy" bị lung lay mất".
Không chỉ tâm huyết với "Cà phê thứ bảy", nhạc sĩ Dương Thụ cũng đang cùng ca sĩ Mỹ Linh tiếp tục thực hiện dự án âm nhạc "Chat với Mozart 2". Đây là dự án âm nhạc giao thoa cổ điển với đương đại từng để lại ấn tượng với "Chat với Mozart".
Tại MMF 2016, Tùng Dương với các tiết mục trình diễn trong dự án âm nhạc "Rễ cây" đã tạo nên những cảm xúc đặc biệt cho khán giả. Vẫn đậm chất đương đại, vừa liêu trai vừa làm khó người nghe, "Rễ cây" đánh dấu sự trở lại của Tùng Dương ở thị trường nhạc Việt sau album "Độc đạo". "Đó là một thể loại âm nhạc điện tử quen thuộc nhưng không dành cho số đông khán giả hiện nay" - nhạc sĩ Nguyễn Cường nhận định.
"Tôi hiểu "Những ô màu khối lập phương", "Li Ti", "Độc đạo" hay "Rễ cây"... đơn thuần là những dự án âm nhạc nghệ thuật không màng doanh thu vì không thuộc hàng ăn khách dù chúng nhận được lời khen ngợi từ giới chuyên môn. Nhưng tôi rất vui với sự đầu tư của mình cho các dự án này bởi tôi đang được làm nghề đúng nghĩa" - ca sĩ Tùng Dương tâm sự.
Những người dũng cảm
Trước khi cùng với bạn bè xây dựng thương hiệu "In the spotlight", nhạc sĩ Hồng Kiên cứ ta thán về sự nhiễu nhương của thị trường âm nhạc Việt. Nhưng rồi, anh và bạn mình, ca sĩ Tùng John - giọng ca của thập niên 1970-1980, nhận ra rằng nên làm điều gì đó thì tốt hơn là cứ chỉ trích, nói suông.
"Thế là ý tưởng về "In the spotlight" thành hình, một chương trình ca nhạc đúng nghĩa, khán giả đến để thưởng thức âm nhạc thực sự. Đến nay, sau vài năm, "In the spotlight" cũng chẳng lãi được đồng nào dù chương trình nhận được không ít lời khen tặng của công luận và giới chuyên môn" - nhạc sĩ Hồng Kiên cho biết.
Vì là chương trình tâm huyết, ê-kíp thực hiện bắt buộc phải giữ để giới thiệu với khán giả những tác phẩm biểu diễn âm nhạc đáng giá. Việc của họ là phải chuyên tâm kiếm tiền từ những chương trình tổ chức sự kiện để trích một phần lợi nhuận cho "In the spotlight" có thể duy trì hằng năm. Cũng có thời điểm, chương trình phải gián đoạn vì quá khó khăn nhưng theo nhạc sĩ Anh Quân, "phải cố gắng để mang đến cho khán giả những chương trình âm nhạc đúng nghĩa".
Nhạc sĩ Dương Thụ cũng bù lỗ bằng tiền túi cho "Cà phê thứ bảy" vì nghệ sĩ chơi nhạc vẫn phải được nhận lương mỗi đêm dù không có khán giả. Điều ông tiếc nhất là nhạc hay mà ít người thưởng thức quá.
Nhạc sĩ Quốc Trung cho biết MMF đã và sẽ không mang lại những lợi ích lớn về tài chính cho những người tổ chức. Niềm vui lớn nhất của anh là sau 3 năm diễn ra, MMF đã được xem là liên hoan âm nhạc quốc tế đúng nghĩa nhất tại Việt Nam. Nghệ sĩ trong và ngoài nước đã đem đến một bức tranh toàn cảnh âm nhạc mới mẻ và đầy sức hấp dẫn. Ở đó, ngoài những cặp khái niệm cũ - mới, thể nghiệm - đại chúng, tò mò - yêu thích..., người ta còn thấy câu chuyện của một thương hiệu văn hóa.
Đã có không ít người hỏi rằng liệu những người làm MMF có đủ kiên nhẫn và đủ ý chí để theo đuổi đến cùng khi đây là dự án phi lợi nhuận và đến năm 2016, nhạc sĩ Quốc Trung cũng đã thấm mệt? Nhạc sĩ Quốc Trung thổ lộ: "Làm nghệ thuật bằng tâm thế của người trí thức, mong muốn chia sẻ điều mình biết với cộng đồng là niềm vui rất lớn mà người ngoài không phải lúc nào cũng thấy được. Tôi đang được tận hưởng niềm vui ấy".
Theo ca sĩ Tùng Dương, anh cũng từng rất hoang mang với chính con đường của mình nhưng có lẽ "được cái này mất cái kia" chứ chưa bao giờ sai. "Tôi chọn làm văn hóa thì phải chịu những mất mát. Chúng tôi gọi đó là sự hy sinh vì nghệ thuật. Nó hoàn toàn xứng đáng vì thời gian qua, những sản phẩm của chúng tôi vẫn được nhắc đến với ít nhiều ấn tượng. Đó là cách mà chúng tôi làm nghề" - Tùng Dương khẳng định.
Niềm tin chiến thắng
"Tôi không dám chắc tình hình khán giả sẽ xoay chuyển nhưng luôn có niềm tin rằng mình đang đi đúng hướng. Âm nhạc nào cũng có khán giả của nó và chỉ cần mình đừng thay đổi là được" - nhạc sĩ Dương Thụ bày tỏ.
Nói về dự án "Cà phê thứ bảy", nhạc sĩ Dương Thụ khẳng định: "Chúng tôi cũng biết đây là thể loại âm nhạc không dành cho số đông khán giả. Vậy nên, phải có niềm tin mạnh mẽ lắm vào tình yêu và lòng tự trọng của bản thân với âm nhạc, chúng tôi mới kiên định con đường mà mình đã chọn này".
Nhạc sĩ Dương Thụ tin rằng với sự phát triển của xã hội, khi nhiều người có cuộc sống đủ đầy, họ sẽ quan tâm đến đời sống tinh thần của mình hơn. Âm nhạc cổ điển, thính phòng đang rất được yêu thích, bằng chứng là nhiều gia đình tạo điều kiện cho con mình theo học. "Từ ngày đầu chỉ vài khán giả, bây giờ có ngày "Cà phê thứ bảy" cũng tròn 100 người. Tôi có niềm tin con số ấy còn tăng thêm nữa" - nhạc sĩ Dương Thụ quả quyết.
Nhạc sĩ Anh Quân cũng kỳ vọng: "Khi khán giả quá ngán với sản phẩm âm nhạc giống nhau, họ sẽ có nhu cầu đi tìm những gì mới mẻ và khác biệt hơn. Quá trình sàng lọc của khán giả sẽ giúp cho những sản phẩm âm nhạc đậm chất, ít nhất là tử tế, có cơ hội phát triển".
Theo Thùy Trang (Người lao đông)
Nhạc sĩ Quốc Trung gây sốt với thư gửi con trai Không chỉ được biết đến với vai trò nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc, Quốc Trung còn nổi tiếng là ông bố tâm lý. Bức thư của nhạc sĩ Quốc Trung gửi đến con trai đã nhận được hàng nghìn lượt thích (like) từ cư dân mạng. Không hề "đao to búa lớn", cách dạy con nhẹ nhàng của Quốc Trung được...