Vụ MH370 mất tích: Thân nhân của các hành khách gây náo loạn trước ĐSQ Malaysia ở Bắc Kinh
Theo Reuters, hàng chục người dân đã biểu tình gây náo động trước đại sứ quán Malaysia tại Bắc Kinh, Trung Quốc trong ngày 25.3.
Khoảng 11h giờ địa phương (03:00 GMT), nhiều người đã tập trung trước cổng đại sứ quán Malaysia ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
Những người biểu tình cầm biểu ngữ “Hãy trả lại người thân cho chúng tôi”; đám đống hét lớn “Hãy giải thích chuyện đã xảy ra với chiếc máy bay”.
Video đang HOT
Một vài người biểu tình đã ném những lọ nước vào lực lượng cảnh sát trước đại sứ quán.
Theo ITAR-TASS, một người thân của một trong những hành khách cho biết: “Tôi đang trong tình trạng tuyệt vọng, gần như không thể ăn, ngủ chút nào. Chúng tôi yêu cầu Malaysia giải thích chuyện gì đã xảy ra”.
Boeing-777-200 chuyến bay từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh với 227 hành khách và 12 nhân viên trên máy bay khởi hành vào ngày 7 tháng 3. Bị mất liên lạc khoảng 2 tiếng sau khi khởi hành từ thủ đô Malaysia. Vào hôm 24.03, hãng hàng không Malaysia đã tuyên bố tất cả các hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay đã tủ nạn.
Theo VNE
Máu bắt đầu đổ ở Crimea
Binh sĩ Nga và lực lượng tự vệ Crimea bắt đầu giành quyền kiểm soát các cơ sở quân sự Ukraine ở bán đảo này.
Một binh sĩ Ukraine rời khỏi căn cứ ở Sevastopol hôm 19/3 Ảnh: REUTERS
Nỗi lo về nguy cơ bùng phát bạo lực đang gia tăng sau khi Cộng hòa Crimea ký hiệp ước sáp nhập vào Nga và hạ viện Nga cho biết sẽ phê chuẩn hiệp ước này sớm nhất vào ngày 21/3.
Xung đột vũ trang gia tăng
Trong ngày 19/3, khoảng 200 nhà hoạt động thân Nga đã xông vào trụ sở lực lượng hải quân Ukraine ở TP Sevastopol mà không gặp phải sự kháng cự vũ trang nào. Theo Đài BBC, ông Serhiy Hayduk, Tư lệnh Hải quân Ukraine ở Crimea, đã bị lực lượng của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) dẫn giải khỏi nơi này. Đây là dấu hiệu mới và rõ nhất cho thấy binh sĩ Nga và lực lượng tự vệ địa phương đang bắt đầu giành lấy quyền kiểm soát các cơ sở quân sự Ukraine ở Crimea. Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Hạ viện Nga, ông Vladimir Komoyedov, hôm 18/3 cho biết 20 tàu chiến và tàu phụ trợ của hải quân Ukraine có thể sẽ trở thành một phần của Hạm đội Biển Đen Nga sau khi Crimea sáp nhập vào Nga.
Tại thủ phủ Symferopol, 1 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng trong vụ tấn công tại một căn cứ Ukraine hôm 18/3. Chính quyền Ukraine tố lính Nga gây ra vụ tấn công và Bộ Quốc phòng Ukraine ra lệnh cho binh sĩ ở Crimea dùng vũ khí để tự vệ. Thủ tướng lâm thời Ukraine Arseny Yatseniuk lên án vụ tấn công là "tội ác chiến tranh" và cho rằng xung đột đang chuyển từ giai đoạn chính trị sang quân sự. Sau đó, lực lượng tự vệ Crimea cho biết 1 thành viên của họ cũng thiệt mạng và quy trách nhiệm cho các tay súng bắn tỉa chưa rõ danh tính từ một tòa nhà gần đó. Đến cuối ngày 18/3, căn cứ quân sự ở Symferopol đã rơi vào tay lực lượng thân Nga và mọi binh sĩ Ukraine đều bị bắt.
Dù vậy, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Ihor Tenyukh tuyên bố Kiev sẽ không rút lực lượng khỏi Crimea. Không những thế, nước này còn dọa quốc hữu hóa tài sản của Nga trên lãnh thổ Ukraine và các nước khác để trả đũa việc Crimea tuyên bố sở hữu các tài sản của Kiev.
Nga tìm đối tác thương mại mới
Phương Tây tiếp tục gia tăng sức ép lên Nga. Úc là nước mới nhất cho biết sẽ áp đặt trừng phạt tài chính và cấm nhập cảnh đối với các quan chức Nga và Ukraine liên quan đến việc sáp nhập Crimea. Nhà Trắng cũng tuyên bố đang chuẩn bị các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga. Đáp lại, ông Dmitry Peskov, người phát ngôn tổng thống Nga, cho biết Moscow sẽ tìm các đối tác thương mại khác nếu Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) trừng phạt kinh tế.
Trong khi đó, ông Igor Sechin, chủ tịch tập đoàn năng lượng nhà nước Nga Rosneft, hôm 19/3 cảnh báo phương Tây mở rộng trừng phạt sẽ chỉ khiến tình hình thêm tồi tệ. Ông Sechin đang ở thăm Nhật Bản trong dấu hiệu cho thấy Nga đang tìm cách hướng Đông để giảm thiểu thiệt hại từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Tại Tokyo, ông Sechin kêu gọi các nhà đầu tư phát triển những dự án dầu khí ở Nga. Sau Nhật, ông Sechin dự kiến thăm một số nước châu Á khác, trong đó có Việt Nam, Ấn Độ và Hàn Quốc.
Trung Quốc cũng tìm cách hưởng lợi từ sự chia rẽ giữa Nga và phương Tây. Tại cuộc họp báo hôm 18/3, phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc cho hay nước này sẽ hợp tác phát triển với Crimea ngay sau khi tình hình tại đây ổn định. Ở chiều ngược lại, tỉ phú Nga Alisher Usmanov đã bán cổ phần mình đang nắm tại 2 công ty Mỹ Apple và Facebook và mua cổ phần của công ty thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc Alibaba. Động thái này được cho là nhằm đáp trả các biện pháp trừng phạt của phương Tây.
Theo Xahoi
Quân đội Thái Lan dọa mạnh tay trấn áp phe Áo Đỏ Nếu phong trào Áo Đỏ hung hăng, quân đội Thái Lan sẽ dùng vũ lực để đàn áp. Ngày 17/3, lãnh đạo phong trào Áo Đỏ ủng hộ chính phủ Thái Lan tuyên bố họ sẽ xuống đường để bày tỏ lòng trung thành với Thủ tướng Yingluck Shinawatra nếu bà Yingluck bị phe biểu tình hay tòa án lật đổ. Trong khi...