Vụ MH17: Phản ứng của Mỹ trước bằng chứng Nga đưa ra
Kênh truyền hình của Nga công bố hình ảnh vệ tinh, qua đó cho rằng máy bay mang số hiệu MH17 của Malaysia Airlines đã bị một chiến đấu cơ bắn hạ.
Ngày 14/11, sau khi kênh truyền hình Nga Chanel 1 công bố những bức ảnh vệ tinh và bằng chứng về vụ bắn hạ máy bay MH17, người phát ngôn Chính quyền Hoa Kỳ, bà Jen Psaki cho biết Wasington không có bình luận gì về bằng chứng hình ảnh vệ tinh mà phía Nga đưa ra.
Một cuộc họp báo đã được diễn ra tại trụ sở chính quyền Hoa Kỳ, sau khi các kênh truyền hình Nga liên tục đưa tin về hình ảnh vệ tinh khẳng định MH17 bị bắn hạ bởi chiến đấu cơ Mig29, được cho là của Không quân Ukraine.
Nhà báo Metta Lee đã đặt câu hỏi: “Các phương tiện thông tin truyền thông Nga đã liên tiếp đưa tin về những bức ảnh, trong đó chỉ rõ máy bay MH17 bị bắn hạ bởi tiêm kích Ukraine, Hoa Kỳ có thông tin gì về ảnh vệ tinh trên không? Đó có phải là sự giả mạo? Các bạn đã thấy những bức hình đó khi nào chưa?”
Người phát ngôn Chính quyền Hoa Kỳ Jen Psaki
Trả lời cho loạt câu hỏi trên, người phát ngôn Chính quyền Hoa Kỳ nói: “Tôi chưa từng thấy những bức hình trên. Nhưng, nếu chúng tồn tại, tất nhiên các chuyên gia Hoa Kỳ sẽ phân tích cụ thể. Khi đó chúng ta mới có thể đưa ra bình luận thêm”.
Theo thông tin từ Hiệp hội Kĩ sư Nga, đơn vị điều tra độc lập vụ bắn hạ máy bay MH17, những bằng chứng mới nhất mà họ đưa ra là hoàn toàn có cơ sở, không ngụy tạo.
Video đang HOT
Phó giám đốc Hiệp hội kĩ sư Nga Ivan Andrievskii , trong một cuộc phỏng vấn với kênh Russia 24 cho biết, những bức ảnh mà họ đưa ra “được chụp bởi vệ tinh bay không quá xa trái đất, cung cấp rõ nét toàn bộ không gian vệ tinh này quan sát được”.
Ông Ivan Andrievskii cho biết thêm: “Bức hình kèm với một bức thư được gửi qua hòm thư điện tử của một cựu sinh viên Học viện công nghệ Massachusetts (Hoa Kỳ), đồng thời là một chuyên gia hàng không với 20 năm trong nghề”.
“Bức ảnh được gửi đến với mục đích cung cấp dữ liệu hoàn thành việc điều tra về máy bay Boing MH17, sự kiện mà Hiệp hội kĩ sư Nga tiến hành điều tra trong nhiều tháng qua. Công việc tiến hành điều tra (của Hiệp hội kĩ sư Nga) đã được công bố toàn thế giới và được dịch ra nhiều thứ tiếng. Bởi vậy, đó là lí do chuyên gia hàng không này quyết định gửi những bức ảnh vệ tinh cho chúng tôi”, ông Ivan Andrievskii cho biết.
Liên quan đến vụ bắn hạ máy bay MH17, còn nhớ trước đó, chính phủ Mỹ đã tố cáo Nga cung cấp hệ thống tên lửa đất đối không Buk cho phiến quân ly khai Ukraine và một quả tên lửa Buk đã bắn rơi chiếc máy bay Boeing 777 của Malaysia Airlines.
Theo báo Washington Post, một quan chức Washington khẳng định tình báo Mỹ biết một số bệ phóng tên lửa đất đối không Buk đã được vận chuyển từ Nga vào miền đông Ukraine.
Bệ phóng tên lửa Buk tại miền đông Ukraine trong một đoạn video do chính quyền Kiev công bố
Các chuyên viên tình báo Mỹ đã sử dụng dữ liệu hồng ngoại, các phương pháp đo đạc và tín hiệu điện tử để xác định địa điểm phóng tên lửa. “Chúng tôi tin rằng họ đang cố đưa ít nhất ba bệ phóng Buk trở lại Nga” – quan chức này cho biết.
Các quan chức Mỹ cũng đánh giá các tay súng ly khai thân Nga khó có thể dùng hệ thống Buk cướp được của quân đội Ukraine để bắn máy bay. Bởi để điều khiển bệ phóng Buk trên xe tải bắn máy bay di chuyển với tốc độ 965km/giờ trên độ cao 10.000m cần một tổ bốn người đã được huấn luyện đặc biệt.
Phải mất sáu tháng để những người vận hành có thể bắn tên lửa một cách thành thạo. Do đó, Washington nghi ngờ Matxcơva đã hỗ trợ kỹ thuật cho phe ly khai để bắn máy bay.
Theo Báo Đất Việt
'Đành phải chờ xem Trung Quốc làm gì tiếp với 4 giàn khoan khác'
Đó là nhận định của ông Gregory Poling, chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS-Mỹ), trước phiên thảo luận kín về giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) diễn ra sáng nay 21.6 tại hội thảo quốc tế về biển Đông ở Đà Nẵng.
Các tàu hộ tống của Trung Quốc tăng cường co cụm quanh giàn khoan trái phép Hải Dương-981 - Ảnh: Độc Lập
Ông Poling, đồng chủ trì phiên thảo luận, nói với Thanh Niên Online trước khi bắt đầu: "Việc Trung Quốc cho đang triển khai thêm 4 giàn khoan dầu xuống biển Đông không nên làm phân tán tập trung vào giàn khoan Hải Dương-981 vì mọi vấn đề chính đều xuất phát từ giàn khoan này. Hơn nữa, 4 giàn khoan này không xâm phạm chủ quyền các nước khác và chúng cũng không có công suất khai thác dầu như Hải Dương-981".
Vị trí của giàn khoan Nam Hải 9 gần đảo Hải Nam cho thấy Bắc Kinh muốn tận dụng vị trí và cơ sở hạ tầng để từ đó Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) có thể hỗ trợ hậu cần và bảo vệ giàn khoan. Đây có thể là lý do vì sao bất chấp những nỗ lực hàn gắn và kêu gọi hợp tác trong những năm qua, Việt Nam luôn bị Trung Quốc nhắm đến cho những động thái như thế này. Bắc Kinh đang ngày càng có những động thái khó lường
Tiến sĩ Euan Graham (ĐH Công nghệ Nanyang, Singapore)
Tuy vậy, ông Poling cho rằng cho tới bây giờ chỉ có thể biết được vị trí hiện tại của 4 giàn khoan trên. Trong tương lai, "thật không may là đành phải chờ xem Trung Quốc làm gì tiếp với chúng", ông Poling nói.
Ngày 20.6, Reuters đưa tin Trung Quốc đang triển khai 4 giàn khoan dầu xuống biển Đông, gần 2 tháng sau khi nước này đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển Việt Nam.
Theo đó, giàn khoan Nam Hải 9 đến vị trí thăm dò tại vùng biển đảo Nam Du Lâm trong thềm lục địa của Trung Quốc vào ngày 20.6. Hai giàn khoan Nam Hải 2 và Nam Hải 5 sẽ được đưa đến vùng biển nằm giữa phía nam Trung Quốc và quần đảo Đông Sa, còn giàn khoan Nam Hải 4 sẽ nằm gần bờ biển Trung Quốc.
Các chuyên gia cũng đồng ý là những động thái hạ đặt giàn khoan như thế đã được Trung Quốc tính toán kỹ lưỡng nhằm phục vụ cho các động cơ chính trị chứ không phải kinh tế.
Tiến sĩ Euan Graham (ĐH Công nghệ Nanyang, Singapore) nói với Thanh Niên Online: "Vị trí của giàn khoan Nam Hải 9 gần đảo Hải Nam cho thấy Bắc Kinh muốn tận dụng vị trí và cơ sở hạ tầng để từ đó Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) có thể hỗ trợ hậu cần và bảo vệ giàn khoan. Đây có thể là lý do vì sao bất chấp những nỗ lực hàn gắn và kêu gọi hợp tác trong những năm qua, Việt Nam luôn bị Trung Quốc nhắm đến cho những động thái như thế này. Bắc Kinh đang ngày càng có những động thái khó lường".
Trong cuộc họp báo ngày 20.6 của Bộ Ngoại giao Mỹ, người phát ngôn Jen Psaki cũng khẳng định nước này sẽ "theo dõi chặt chẽ" đường đi nước bước của các giàn khoan và nếu chúng đi vào vùng biển tranh chấp đồng thời có những "hành động hung hăng" xảy ra, khi đó Mỹ sẽ tiếp tục lên tiếng.
Theo VNE
Mỹ lên tiếng về 4 giàn khoan Trung Quốc mới đưa vào Biển Đông Theo Reuters, hôm 20/6, Mỹ bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc liên tiếp đưa thêm 4 giàn khoan vào Biển Đông trong bối cảnh khu vực vốn đã căng thẳng vì giàn khoan Hải Dương 981 của nước này. Reuters cho hay, tại Washington, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết vẫn chưa có đẩy đủ thông tin về vị trí của...