Vụ MH17: Các bên tiếp tục đổ lỗi lẫn nhau
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 19/9 đã họp về cuộc điều tra vụ máy bay MH17 rơi, theo đề nghị từ phía Nga. Cuộc họp thêm một lần nữa là diễn đàn để các bên đổ lỗi qua lại cho nhau.
Rất đông nhà báo tập trung tại khu vực lối vào phòng họp của Hội đồng Bảo an, ngày 19/9, để chờ tin tức về cuộc họp liên quan tới cuộc điều tra máy bay MH17 bị rơi.
Tại cuộc họp, người phụ trách các vấn đề chính trị của Liên Hợp Quốc (LHQ) Jeffrey Feltman, đã trình bày báo cáo sơ bộ do Ủy ban An toàn Hà Lan thực hiện về việc điều tra vụ máy bay MH17 của Hàng không Malaysia bị rơi ngày 17/7, khiến 298 người thiệt mạng. Ông Feltman cho biết: “Mặc dù báo cáo là sơ bộ, nhưng nó khẳng định rằng MH17 bị rơi vỡ trên bầu trời Ukraine do sự tấn công từ ngoài vào của một số lượng lớn các vật thể có năng lượng lớn”. Kết luận này ủng hộ giả thuyết rằng chiếc máy bay đã bị bắn hạ bởi một tên lửa đất đối không.
Ông Feltman cũng cho biết, các nhà điều tra quốc tế sẽ trở lại hiện trường để tìm kiếm thêm bằng chứng nhằm hoàn thiện báo cáo của mình. Trước đó, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon đã kêu gọi các bên liên quan tạo điều kiện an toàn cho các nhà điều tra làm việc, trước khi mùa đông tới và khiến cho việc điều tra trở thành bất khả thi.
Sau khi báo cáo sơ bộ nói trên được đưa ra, Nga đã lên tiếng yêu cầu Hội đồng Bảo an triệu tập cuộc họp hôm nay, để làm rõ các vấn đề mà báo cáo nêu. Tại cuộc họp, Đại sứ Nga tại LHQ Vitaly Churkin lên tiếng chỉ trích báo cáo của Ủy ban An toàn Hà Lan là không đủ thông tin, và không đủ thuyết phục về hoàn cảnh của vụ việc. Ông Churkin phát biểu rằng, cuộc điều tra chỉ có thể khách quan và minh bạch khi có sự tham gia và hỗ trợ của LHQ.
Đại sứ Mỹ tại LHQ kiêm Chủ tịch Hội đồng Bảo an, bà Samantha Power (hàng trên, thứ hai từ phải sang) tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an ngày 19/9. Ảnh UN.
Tuy nhiên, đại diện cho LHQ, ông Feltman khẳng định cuộc điều tra quốc tế, do Hà Lan chủ trì, được thực hiện đúng theo các công ước quốc tế.
Đại sứ Mỹ tại LHQ kiêm Chủ tịch Hội đồng Bảo an, bà Samantha Power, bày tỏ ý kiến rằng Nga có liên quan tới hoạt động của các nhóm ly khai tại Ukraine, vì vậy mục đích của Nga là muốn phủ nhận kết quả báo cáo nói trên.
Tham dự cuộc họp, bà Julie Bishop – Ngoại trưởng Australia, nước có 38 công dân thiệt mạng trong vụ việc, cũng lên tiếng chỉ trích Nga và yêu cầu nước này chấm dứt các hoạt động gây nguy hiểm cho khu vực điều tra hiện trường.
Đáp lại, Đại sứ Nga cho rằng nước mình bị trở thành nạn nhân của một “cuộc chiến thông tin”, rằng những thông tin chưa được kiểm chứng đã và đang được sử dụng để mang lại những bất lợi cho nước này.
Video đang HOT
Tuấn Anh (từ New York)
Theo Dantri
Giải mã thông tin từ báo cáo về MH17
Mặc dù không chỉ đích danh ai là thủ phạm bắn hạ máy bay Malaysia MH17, nhưng bản báo cáo điều tra sợ bộ của Ủy ban An toàn bay Hà Lan đã phần nào làm sáng tỏ việc bên nào chịu trách nhiệm cho thảm họa hàng không này.
Một mảnh vỡ của MH17. Ảnh; Reuters
Báo cáo này không nêu rõ ai là thủ phạm bắn hạ máy bay, thậm chí còn không đề cập tới một &'tên lửa' nào. Tuy nhiên, báo cáo ủng hộ giả thuyết rằng một đầu đạn đã nổ ở cự ly gần máy bay MH17.
"Bất kỳ ai tìm kiếm bên nào để chỉ trích, hoặc ai nói rằng phe ly khai hoặc bất kỳ ai đã bắn hạ, sẽ rất thất vọng" khi đọc báo cáo này - phóng viên phụ trách mảng hàng không của CNN là Richard Quest nói. &'Bản báo cáo không hề nói về điều đó'.
Thân máy bay có nhiều vết thủng do các mảnh vỡ sắc nhọn gây ra. Ảnh: AP
Báo cáo khẳng định rằng MH17 rơi không phải vì &'lỗi kỹ thuật hay do thao tác của phi hành đoàn'. Thủ tướng Malaysia Najib Razak nói rằng báo cáo &'dẫn tới nghi ngờ rằng một tên lửa đất đối không đã bắn hạ máy bay MH17, nhưng chúng ta chỉ biết chắc chắn về điều này sau khi tiến hành công việc điều tra cần thiết'.
Reuters dẫn lời nhà phân tích quân sự Tim Ripley thuộc tạp chí Jane's Defense cho rằng, tác động cùng với một lượng lớn các mảnh vỡ trùng khớp với một đầu đạn ở &'cự ly gần', thiết kế để phát nổ trên không và cắm các mảnh vỡ vào mục tiêu.
Hộp đen máy bay MH17. Ảnh: Ủy ban An toàn bay của Hà Lan
Loại đầu đạn này có thể khớp với nhiều loại tên lửa, bao gồm cả loại BUK của Nga sản xuất.
"Điều này trùng khớp với việc máy bay bị trúng tên lửa từ mặt đất - Joris Melkert, một giảng viên về kỹ sư hàng không tại Đại học Kỹ thuật Delft cho biết. "Thứ gì có thể tạo nên một đường bay lên tới 10km trên trời? Tôi nghĩ rằng thứ duy nhất có thể làm được việc này là một tên lửa".
Cận cảnh các vết thủng trên thân máy bay do đầu đạn gây nên. Ảnh: DW
"Báo cáo thấy rằng chỉ có ba máy bay dân sự trong khu vực này: đó là hai chiếc Boeing 777 và một chiếc Airbus A330, tất cả đều là máy bay dân sự do đó, nhiều khả năng tên lửa đất đối không (đã bắn hạ MH17)" - ông Melkert nói thêm.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte nói rằng còn quá sớm để đưa ra chỉ trích. "Chúng ta nên cẩn thận, không vội rút ra kết luận quá sớm". "Các chuyên gia đang từng bước tiếp cận các kết luận mà không ai phản bác được".
Dự kiến, báo cáo cuối cùng sẽ được hoàn tất vào giữa năm 2015.
Vị trí các phần của máy bay rơi. Phần đầu và buồng lái vỡ và rơi xuống trước (trên ảnh cho thấy khu vực đó gần vùng Petropavlivka và Rozsypne). Các phần thân và đuôi còn lao theo một đoạn và rơi ở vị trí cách buồng lái một khoảng về phía đông (gần Grabove).
Tờ Guardian (Anh) chỉ ra năm điều rút ra được từ báo cáo này.
1. Phi công không bị yêu cầu bay thấp hơn
Khi máy bay tới khu vực miền đông Ukraina vào lúc 12:53' (giờ địa phương), trách nhiệm cho đường bay của MH17 được chuyển cho kiểm soát không lưu tại Dnipropetrovsk. Kiểm soát không lưu yêu cầu phi công bay cao lên, từ 33.000 feet lên 35.000 feet để tránh các hàng không khác trong khu vực, nhưng phi hành đoàn đáp lại là họ không thể thực thi yêu cầu và vẫn giữ độ cao 33.000 feet.
Nguyên nhân khiến MH17 không thể bay lên cao hơn không được chỉ rõ, nhưng nhiều khả năng là vì thời tiết. Vào thời điểm đó, có sấm sét trong khu vực này. Vào lúc 13:00', theo báo cáo, máy bay di chuyển chệch sang trái &'do thời tiết', vào khoảng 20' trước khi bị bắn hạ. Thông tin này làm sáng tỏ và ngược lại giả thuyết trước đó cho rằng máy bay bị yêu cầu bay thấp hơn theo lệnh của kiểm soát không lưu Ukraina.
2. MH17 không có tín hiệu cấp cứu
Dữ liệu bay và ghi âm buồng lái đều dừng ở giây thứ 20 sau lúc 13:20'. Không có tín hiệu cấp cứu, hay cảnh báo. Giọng trao đổi cuối cùng từ buồng lái ghi được từ 24 giây trước đó, từ hướng dẫn của kiểm soát không lưu. Do không thể yêu cầu MH17 bay cao hơn, Dnipropetrovsk đã nói với kiểm soát không lưu kế tiếp ở giữa hành trình bay tại Rostov, nếu như họ có trông thấy máy bay trên màn hình. Các kiểm soát không lưu đáp lại: "Không, hình như là mục tiêu đã bắt đầu rơi vỡ thành từng mảnh".
3. Vật thể năng lượng cao đã bắn hạ máy bay
Thân máy bay vỡ thành từng mảng do bị &'các vật thể năng lượng cao' bắn trúng. Buồng lái bị vỡ nghiêm trọng. Các điều tra viên không thể nghiên cứu về các vật thể đã bắn hạ máy bay. Báo cáo không giả định về nguồn gốc hay bản chất của vật thể này, nhưng các phát hiện có thể trùng khớp với một mảnh đầu đạn, tương tự như loại tên lửa đất đối không Buk.
4. Nửa đầu máy bay rơi xuống trước
Máy bay vỡ và rơi từng mảnh, phần đầu rời ra và rơi xuống đất trước. Các phần thân và đuôi bay thêm một đoạn rồi rơi cách phần đầu một khoảng, về phía đông.
5. MH17 bay trên độ cao tối thiểu
Các vùng cấm ba có hiệu lực ở miền đông Ukraina kể từ ngày 1/7 vì cuộc xung đột tại đây. Ngày 14/7, độ cao tối thiểu được nâng lên là
32.000 feet. MH17 bay cao hơn mức tối thiểu này là 1.000 feet. 90 phút sau khi MH17 rơi, tất cả các máy bay dân sự bị cấm bay ở tất cả các độ cao trên không phận đông Ukraina.
Theo Vietnam
Sắp công bố "thủ phạm" bắn hạ MH17 Các nhà điều tra hàng không Hà Lan cho biết thứ ba tới họ sẽ công bố báo cáo sơ bộ về điều gì đã khiến máy bay xấu số MH17 của Malaysia bị rơi ở miền đông Ukraine, khiến 298 người thiệt mạng. Những mảnh vỡ của chiếc máy bay mang số hiệu MH17. Theo tuyên bố của các nhà điều tra,...