Vụ mẹ vô tình tuột tay làm rơi con từ thang cuốn tử vong tại chỗ: Các chuyên gia cảnh tỉnh phụ huynh không nên làm những điều này
Ai cũng biết rằng, chăm sóc con không phải là điều đơn giản, đặc biệt khi đưa chúng ra ngoài đường, bố mẹ cần phải cẩn thận hơn bao giờ hết.
Vào cuối tháng 3 vừa qua, người dân ở thành phố Đông Hoản, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc không khỏi bàng hoàng trước tai nạn thảm khốc của một đứa trẻ 4 tháng tuổi bị tuột khỏi tay mẹ khi đang đi thang cuốn. Được biết, người phụ nữ dẫn theo hai đứa con đi mua sắm, một tay bế đứa con 4 tháng tuổi, một tay dắt đứa con lớn khoảng 4 tuổi. Tuy nhiên, khi vừa bước đến thang cuốn, người mẹ đã trượt tay và làm rơi đứa con nhỏ đang bế khiến bé tử vong tại chỗ. Sự việc khiến các bậc phụ huynh hoang mang và lo sợ khi đưa con đi trên thang cuốn. Trước tình hình này, các chuyên gia đã cảnh tỉnh mọi người cần phải lưu ý một số điều:
Đứa bé 4 tháng tuổi tử vong khi mẹ trượt tay làm rơi trong lúc đi thang cuốn.
Không nên bế con nhỏ bằng một tay
Video đang HOT
Chuyên gia cho biết, việc bế con nhỏ bằng một tay sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển xương của bé. Thường thì xương của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn chỉnh nên nếu bố mẹ thực hiện tư thế một tay để bế trẻ sẽ ảnh hưởng đến cột sống của chúng. Về lâu dài, cột sống của trẻ sẽ bị biến dạng, khi lớn lên sẽ mắc chứng vẹo cột sống, lưng gù hoặc gặp phải những bất thường khác.
Việc bế trẻ nhỏ bằng một tay sẽ khiến cho bé không có cảm giác an toàn, khiến chúng cảm thấy chênh vênh, rất dễ bị ngã. Không nói đến những sự bất cập khác mà, tư thế này sẽ khiến chúng khóc và bị mất ngủ vào ban đêm do sợ hãi.
Bế trẻ bằng một tay sẽ gây ra những trường hợp xấu như sự việc của người mẹ ở Đông Hoản. Chỉ vì bế con bằng một tay nên trọng lực của cô không đủ để giữ bé lại, một khi trượt chân thì tai nạn đã xảy ra. Vẫn còn rất nhiều trường hợp tương tự xảy ra khi các phụ huynh bế con không cẩn thận.
Nếu có con nhỏ, tốt nhất không nên đi thang cuốn
Các chuyên gia cảnh tỉnh, nếu phụ huynh có con nhỏ dưới 1 tuổi thì tốt nhất nên đi thang máy dạng phòng. Nếu chẳng may không có thang máy và buộc phải đi thang cuốn thì bố mẹ cần phải giữ trẻ bằng cả hai tay. Trong trường hợp mẹ chỉ đi một mình, thì nên chọn bên sát tường, nếu không rất dễ xảy ra tai nạn đáng tiếc như trên. Còn một cách nữa, nếu như thật sự không có thang máy thì phụ huynh nên chọn đi thang bộ, mặc dù mệt nhưng vô cùng an toàn. Hãy nghĩ đến sự an nguy của đứa trẻ mà bỏ qua những điều phiền phức.
Nguồn: Sohu
Hỏng gần hết gan thận chỉ vì uống nấm linh chi chữa bệnh
Mắc bệnh viêm gan B, suy thận nhưng không điều trị triệt để, bệnh nhân tự tìm đến nấm linh chi với mong muốn khoẻ mạnh. Tuy nhiên, càng uống, sức khoẻ bệnh nhân càng yếu.
Ngày 16/10, tình hình bệnh nhân nặng được chuyển đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 điều trị trong tình trạng suy thận độ IV, suy gan nặng, được lọc máu cấp cứu hai lần.
Ngày 21/10, bệnh nhận rơi vào tình trạng hôn mê, thở máy. Dù đã được áp dụng kỹ thuật lọc máu, nhưng do diễn biến nặng dần, hôn mê sâu, bệnh nhân đối mặt với nguy cơ tử vong cao.
Qua khai thác bệnh sử và người nhà, bệnh nhận bị viêm gan B và suy thận mạn giai đoạn III. Bệnh nhân uống nấm linh chi khoảng 3 tháng nay. Trong 1 tháng gần đây, da bệnh nhân ngày càng vàng, đã được điều trị tại bệnh viện tuyến dưới không đỡ.
Theo các bác sĩ Khoa Cấp cứu, khoa từng tiếp nhận nhiều bệnh nhân dùng các thuốc nam điều trị bệnh mạn tính như viêm gan, xơ gan cũng như được dùng các thuốc bổ như linh chi không rõ nguồn gốc gây tình trạng nhiễm độc suy gan, suy thận nặng. Điều khó khăn khi điều trị nhiễm độc thuốc nam là không có thuốc đặc hiệu.
Nhiễm độc thuốc nam hầu hết xảy ra từ từ, có người uống tới cả chục thang mới có biểu hiện nhiễm độc nên đa số người bệnh khi đến viện cấp cứu đã bị nặng do chất độc tích tụ trong cơ thể lâu. Đáng lo ngại, đa số bệnh nhân nhập viện trong tình trạng muộn, khi gan và thận bị suy nặng nên điều trị rất khó khăn.
Để tránh ngộ độc do thuốc nam, các bác sĩ khuyến cáo: bệnh nhân nên khám tại các cơ sở y tế tin cậy, và đúng chuyên khoa. Khi dùng thuốc nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Đơn thuốc phải ghi thành phần thuốc, hàm lượng thuốc, cũng như liều lượng sử dụng.
Đặc biệt cần lưu ý tránh chữa bệnh theo phương thức truyền miệng thiếu cơ sở khoa học, bởi tất cả các thuốc dùng không đúng có thể tương tác gây nhiễm độc cho người bệnh, hậu quả khôn lường.
Theo giadinhmoi
Rước họa bởi "thích là truyền" Truyền dịch được coi là một biện pháp hiệu quả và an toàn trong quá trình điều trị nhiều bệnh khác nhau. Tuy nhiên, nếu truyền dịch không đúng chỉ định rất dễ dẫn đến các tác hại khôn lường cho sức khỏe. Thực tế hiện nay cho thấy, việc lạm dụng truyền dịch lại đang phổ biến. Không ít người chỉ mệt...