Vụ máy bay Vietjet rơi bánh ở Buôn Ma Thuột là lỗi phi công
Vụ máy bay Vietjet văng bánh khi hạ cánh xuống Buôn Ma Thuột được kết luận nguyên nhân là do phương thức tiếp đất không chuẩn của phi công.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể tại cuộc họp sáng 27/12. Ảnh: Tuổi trẻ
Sáng 27/12, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể đã triệu tập họp đột xuất với các đơn vị liên quan sau hàng loạt sự cố hàng không mới đây. Tại cuộc họp, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng cho biết thông tin sơ bộ vụ máy bay Vietjet mất bánh trước và vụ hạ cánh nhầm đường băng lỗi được xác định do phi công.
Cụ thể, trong vụ máy bay Vietjet bị văng 2 bánh trước ở sân bay Buôn Ma Thuột, bánh mũi (bánh trước) tiếp đất trước trong khi thiết kế của máy bay không cho bánh mũi tiếp đất trước mà là bánh sau.
Theo ông Thắng, sau khi giải mã hộp đen, khám nghiệm hiện trường, làm việc với các bên liên quan, cơ bản kết luận khi tiếp đất không theo phương thức chuẩn, khi tiếp đất phải bằng 2 bánh trước xả đà rồi tiếp cận từ từ, sau khi giải mã thì bánh phụ tiếp đất trước, phương thức tiếp đất không chuẩn dẫn đến sự cố này.
Bên cạnh đó, vụ máy bay Vietjet hạ cánh nhầm đường băng ở Cam Ranh ngày 25/12 xuất phát từ quá trình máy bay quay lại hạ cánh tại Cam Ranh do có cảnh báo mất áp suất trọng lực của càng trước.
Video đang HOT
Trong quá trình hạ cánh, lái chính người Philippines (có 11.000 giờ bay) quá chú trọng tới tình trạng càng trong khi lái phụ (người Việt) đang thực hiện thao tác thả càng. Vì vậy, lái chính đã mất tập trung, lệch hướng hạ cánh khi tiếp cận đường băng.
Không lưu phát hiện và đã nhắc lái chính hướng tiếp cận. Tuy nhiên, tổ lái không điều chỉnh kịp và hạ vào đường băng xây dựng xong chưa khai thác. Qua làm việc với tổ bay, lái chính cho biết lúc đó thấy đường băng bên cạnh cũng rộng rãi nên hạ xuống đó.
Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Đảm bảo tốt nhất nhu cầu đi lại trong Tết Kỷ Hợi
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đã chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng từ nay đến cuối năm 2018, trong đó, phải đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết Kỷ Hợi...
Ngày 28-11, Bộ trưởng Giao thông Vận tải (GT-VT) Nguyễn Văn Thể đã chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng từ nay đến cuối năm 2018, trong đó, phải đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết Kỷ Hợi và sửa gấp những bất cập về cơ chế chính sách trong thu phí BOT.
Tăng năng lực vận tải dịp cao điểm
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) Đinh Việt Thắng cho biết, từ nay đến Tết Kỷ Hợi, các hãng sẽ đưa thêm 32 máy bay mới vào hoạt động, nâng từ 158 máy bay lên hơn 180 máy bay để phục vụ nhân dân đi lại. Số lượng máy bay này sẽ tăng thêm 20% năng lực vận chuyển hàng không trong dịp tết.
Hiện các hãng hàng không đã đăng ký tăng thêm 5.800 chuyến, trong đó Vietnam Airlines tăng 2.000 chuyến, Vietjet thêm 3.500 chuyến... tương đương với tăng trên 1,1 triệu ghế trong dịp cao điểm.
Về đường bộ, Bộ GT-VT đã thành lập ban chỉ đạo thực hiện công tác phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp tết. Bộ GT-VT yêu cầu các đơn vị công bố số điện thoại đường dây nóng và thường trực 24/24 giờ để tiếp nhận xử lý thông tin liên quan.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) cũng đã công bố tăng thêm 15 đôi tàu trên tuyến Bắc - Nam và hàng chục đôi tàu trên các tuyến khác để phục vụ nhu cầu người dân.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu các đơn vị tính toán phương án tăng chuyến, xe dự phòng đảm bảo tinh thần không để hành khách nào không có xe về quê ăn tết. Trước việc ở miền Bắc vào dịp tết thường không tăng giá vé xe khách, nhưng miền Nam lại tăng đến 30% - 40%, các cơ quan liên quan xem xét việc tăng này có chính đáng hay không, có gây thiệt thòi cho hành khách hay không?
Đối với hàng không, cần phải chuẩn bị thật tốt để tránh tình trạng ùn ứ hành khách tại các sân bay như tết năm 2018; phải có giải pháp chống chậm, hủy chuyến theo hướng chuyến nào chậm phải xử phạt nặng các hãng để đảm bảo tính răn đe, tránh tình trạng có hàng triệu hành khách bị chậm chuyến. Bên cạnh đó, có thể tăng cường một số chuyến đến sân bay Cần Thơ, Cam Ranh để người dân lân cận không phải qua TPHCM, giảm ùn tắc.
Sẽ bỏ giá trần đối với các dự án BOT
Cũng tại cuộc họp ngày 28-11, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương sửa đổi Thông tư 35/2016/TT-BGTVT về mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ và Nghị định 149/2017/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá.
Theo Bộ GT-VT, Thông tư 35 có những bất cập do quy định đồng mức giá dịch vụ sử dụng đối với các công trình giao thông, bao gồm cả hầm đường bộ và đường bộ, trong khi suất đầu tư của hầm lớn hơn rất nhiều so với đường. Từ năm 2017, Bộ GT-VT đã chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu điều chỉnh trên cơ sở ban hành khung mức giá dịch vụ mới phù hợp với tính chất đặc thù của công trình hầm. Tuy nhiên, việc sửa đổi chưa kịp hoàn thành khiến một số dự án hầm đường bộ rơi vào khó khăn, doanh thu thấp hơn nhiều so với phương án tài chính.
Dự kiến, Thông tư 35 sửa đổi sẽ được ban hành trong tháng 12 nhằm tháo gỡ khó khăn cho dự án BOT Đèo Cả. Cùng với việc sửa đổi Thông tư 35, Bộ GT-VT cũng yêu cầu các đơn vị khẩn trương báo cáo Chính phủ những nội dung liên quan đến tháo gỡ khó khăn và thu hút đầu tư để sửa đổi Nghị định 149.
Theo đó, đối với những dự án thu phí có đường song song, người dân có sự lựa chọn, sẽ không quy định giá trần mà để doanh nghiệp tự cân đối quyết định mức giá, trên cơ sở chi phí đầu tư và khả năng thu hút khách hàng.
Ông Nguyễn Văn Thể cũng khẳng định, nhiều công trình hầm, đường bộ có suất đầu tư lớn, nếu vẫn quản lý theo mức giá hiện hành là không ổn.
BÍCH QUYÊN
Theo PLO
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể 'thị sát' học sinh đội mũ bảo hiểm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể đi kiểm tra triển khai kế hoạch tuyên truyền, vận động, nâng cao hiệu quả đội mũ bảo hiểm trẻ em. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể tuyên truyền, vận động, nâng cao hiệu quả đội mũ bảo hiểm đối với học sinh. Thực hiện Chỉ thị 04/CT-TTg ngày...