Vụ máy bay suýt đụng nhau ở Tân Sơn Nhất diễn ra thế nào?
Ít giây sau khi cất cánh, chiếc Airbus A321 của Vietnam Airlines bị trực thăng quân sự bay cắt mặt. Tình huống nguy hiểm được nhận định có thể do chỉ huy quân sự thiếu quan sát.
Theo báo cáo của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam gửi Cục Hàng không Việt Nam, sự cố xảy ra lúc 11h43 (giờ UTC – giờ quốc tế) ngày 29/10. Khi đó, trên vùng trời Tân Sơn Nhất có 4 máy bay trực thăng bay huấn luyện quân sự, trong đó máy bay UH1/912 đang treo tại bãi 1, Mi8/850 từ không vực 4 về cạnh 3 phía Bắc để hạ cánh xuống đường lăn W11, Mi8/850 đang bay về từ phía Đông Nam để hạ cánh đường lăn W11 và chiếc Mi172/423 cất cánh trên đường lăn W11.
Lúc này, máy bay HVN1376 (máy bay Airbus A321) của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đang chuẩn bị nhận huấn lệnh cất cánh đi Huế.
Cụ thể, lúc 11h41′24″, chuyến bay HVN1376 đang ở vị trí điểm chờ đường cất hạ cánh 25L (CHC) nhận được huấn lệnh cắt qua đường CHC 25L lên đường CHC 25R. Tổ lái báo nhận.
Một chiếc Airbus A321 của Vietnam Airlines.
Video đang HOT
Đến 11h42′27″, HVN1376 đến gần điểm chờ CHC 25R và kiểm soát viên không lưu cấp huấn lệnh cho tổ lái HVN1376 được phép cất cánh trên đường CHC 25R với yêu cầu sau khi cất cánh giữ hướng đường CHC.
Tuy nhiên, chỉ 9 giây sau khi HVN1376 cất cánh, lúc 11h42′36″, đài chỉ huy quân sự cấp huấn lệnh cho máy bay trực thăng Mi172/423 cất cánh. Do đã nhận được lệnh nên chuyến bay HVN1376 tiếp tục chạy đà cất cánh, cùng với đó đài chỉ huy quân sự cũng tiếp tục cấp huấn lệnh cho Mi172/423 bay vòng phải.
Chuyến bay HVN1376 rời khỏi mặt đất lúc 11h43′30″. 16 giây sau, máy bay đạt độ cao 488 feet, tỷ tốc 448 feet/phút. Kiểm soát viên không lưu cấp huấn lệnh cho HVN1376 chuyển sóng liên lạc với tiếp cận trên tần số 125.5 MHz. Cùng lúc, tổ lái máy bay này thông báo về đài kiểm soát không lưu về việc có chiếc trực thăng cắt qua phía trên.
Được biết, khi phát hiện có máy bay trực thăng cắt ngang, khoảng cách của 2 máy bay chỉ gần 200 feet (khoảng 60 mét).
Ông Đinh Việt Thắng, Tổng giám đốc Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam cho biết: “Thời điểm chỉ huy quân sự cho Mi172/423 cất cánh thì vị trí của chuyến bay HVN1376 ở điểm chờ đường CHC 25R và đã nhận được huấn lệnh cất cánh. Chỉ huy quân sự đã thiếu quan sát hoạt động bay của hàng không dân dụng trên màn hình ra đa hoặc bằng mắt, không hiệp đồng với kiểm soát không lưu tại Tân Sơn Nhất”.
Cụ thể, theo ông Thắng, tình huống khiến tổ lái HVN1376 phải giảm tỷ tốc và góc bay lên khi máy bay đạt độ cao 476 feet. Tuy nhiên tín hiệu ra đa sơ cấp không hiển thị độ cao, do đó không xác định được độ cao chênh lệch giữa 2 máy bay.
Vẫn theo ông Thắng, thời gian gần đây xảy ra một số sự cố liên quan đến công tác phối hợp hiệp đồng giữa bay quân sự và hàng không dân dụng gây ảnh hưởng đến an toàn bay. Tổng Công ty Quản lý bay đề nghị Cục Hàng không Việt Nam tổ chức giảng bình, rút kinh nghiệm về công tác phối hợp hiệp đồng giữa hàng không và quân sự.
Ngày mai 21/11, Cục Hàng không sẽ họp bàn để đưa ra kết luận nguyên nhân vụ việc.
Theo Tri Thức
Sốc: 6 máy bay chở khách suýt đâm nhau trên bầu trời Nga
Những tranh cãi trong vụ bắn hạ MH17 đang ngày càng căng thẳng thì suýt nữa một tai nạn thảm khốc lại diễn ra trên bầu trời tỉnh Rostov-Nga.
6 máy bay chở khách suýt đâm nhau trên bầu trời Nga (ảnh minh họa)
Hãng tin Nga Interfax dẫn nguồn trong giới hàng không đưa tin, trên bầu trời Rostov của Nga, suýt xảy ra sự việc 6 máy bay chở khách đụng vào nhau. Rất may là đã không có tai nạn thảm khốc nào xảy ra.
Tình huống nguy cấp này xảy ra vào ngày 19/7, khi 6 chiếc máy bay chở khách đã bay trên cùng một độ cao tại cùng một điểm trên bầu trời thành phố Morozovsk trong khoảng thời gian từ 3-5 phút.
Tình huống căng thẳng liên quan đến tai nạn máy bay Boeing 777 tại tỉnh Donetsk và các hướng dẫn quy định bay quanh vùng nguy hiểm vừa mới xảy ra là một bài học quý giá, khiến cho tình huống này không biến thành một tai nạn khủng khiếp trên bầu trời.
Nguồn tin trong giới hàng không cho biết: "Vào ngày 19/7, các nhân viên không lưu tại trung tâm hàng không Rostov đã thực hiện được một việc hãn hữu khi tách được 6 máy bay chở khách đang bay ở độ cao như nhau trong khoảng thời gian 3-5 phút, ở cùng một điểm trên bầu trời Morozov (tỉnh Rostov).
Trong khi ấy, hành trình của 6 chiếc máy bay chở khách này lần lượt là Moscow, Anapa, Erevan, Tel-Aviv và Simferopol. Sự trùng hợp ngẫu nhiên đã khiến chúng tập trung tại 1 điểm và suýt tạo ra một thảm họa hàng không khủng khiếp nhất thế giới.
Trong khoảng thời gian từ lúc 11h20 đến 11h30 theo giờ Moscow, chúng đã tạo thành một đội bay với tầm cao khoảng 10.000m, và trên thực tế là ở cùng 1 hành lang không trung trên bầu trời thành phố Morozovsk, tỉnh Rostov".
Trong thời gian vài phút, các chuyên gia điều phối không lưu đã đưa ra một loạt quyết định thông minh, cho phép giải quyết thành công tình huống bất thường, được coi là tình huống khẩn cấp và tách các máy bay chở khách này ra các độ cao bay khác nhau, thoát được tình huống nguy hiểm.
Theo Xahoi
VietJet Air xin lỗi vì sự cố chở "nhầm" khách đi Đạt Lạt tới Cam Ranh Hãng hàng không VietJet Air vừa chính thức lên tiếng xin lỗi vì sự cố chở "nhầm" gần 200 hành khách đi Đà Lạt tới Cam Ranh (Khánh Hòa) hôm 19/6, hãng này cũng xin lỗi các cơ quan báo chí vì đã cung cấp thông tin chưa chính xác về sự việc. VietJet Air xin lỗi vì sự cố chở nhầm khách...