Vụ máy bay rơi: Vì sao các chiến sĩ không nhảy dù?
“Sau khi máy bay bị rơi, chiếc hộp đen văng ra ngoài, do va đập mạnh nên hộp đen bị trục trặc khiến công tác giải mã hộp đen bị mất nhiều thời gian”, Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng Tham mưu trưởng QĐNDVN cho biết.
Các chiến sĩ không thể bật dù do lúc này máy bay mới cất cánh lấy độ cao.
Sáng nay 9/7, trao đổi với phóng viên Dân trí về công tác giải mã hộp đen máy báy Mi 171 của Trung đoàn Không quân 916 bị rơi tại thôn 11, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, Hà Nội, Trung tướng Võ Văn Tuấn cho hay, công tác giải mã hộp đen đang được cơ quan chức năng tiến hành khẩn trương.
Tuy nhiên, trong quá trình máy bay gặp nạn, chiếc hộp đen đã bị trục trặc do va đập, khiến công tác giải mã hộp đen khó tiến hành nhanh.
Trả lời câu hỏi, máy bay Mi 171 gặp nạn trong quá trình huấn luyện nhảy dù, vậy tại sao các phi công và học viên không bật dù để nhảy thoát nạn? Trung tướng Võ Văn Tuấn cho hay: “Lúc này máy bay mới cất cánh được ít phút và đang trong quá trình vòng lượn để lấy độ cao. Phải đạt độ cao nhất định thì mới nhảy dù được, chứ không phải có dù thích nhảy lúc nào cũng được”.
Trong một diễn biến khác, trao đổi với phóng viên về các điều kiện để công nhận danh hiệu liệt sĩ đối với các chiến sĩ hy sinh trong vụ máy bay rơi ở Hòa Lạc, ông Nguyễn Duy Kiên – Phó Cục trưởng Cục Người có công (Bộ Lao động -Thương Binh và Xã hội) cho biết, vấn đề này được quy định tại Nghị định 31/2013/NĐ-CP về “hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng”.
Theo đó, các trường hợp được xem xét là huấn luyện bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; huấn luyện, diễn tập chiến đấu của không quân, hải quân, cảnh sát biển và đặc công; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai…
Video đang HOT
Như vậy theo quy định, các chiến sĩ hy sinh trong vụ máy bay rơi tại Hòa Lạc sáng 7/7 đều được công nhận liệt sĩ.
“Những chiến sĩ tử nạn trong vụ máy bay rơi tại Hòa Lạc khi đang huấn luyện, diễn tập chiến đấu của không quân nên hoàn toàn có đủ điều kiện để được công nhận là liệt sĩ”, ông Kiên khẳng định.
Theo thông tin của Bộ Quốc phòng, dự kiến lễ truy điệu 18 chiến sĩ hy sinh trong vụ máy bay Mi 171 rơi sẽ được tổ chức vào ngày 11/7 tại Nhà tang lễ quốc gia.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và chiến dịch Điện Biên
"Dân tộc ta có thể tự hào rằng: Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, chúng ta đã chứng minh một chân lý vĩ đại.
Chân lý đó là trong thời đại ngày nay một dân tộc thuộc địa bị áp bức, khi đã biết đứng dậy đoàn kết đấu tranh, kiên quyết chiến đấu cho độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội thì có đầy đủ khả năng để chiến thắng quân đội xâm lược hùng mạnh của một nước đế quốc chủ nghĩa. Điện Biên Phủ mãi mãi sẽ được ghi vào lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc ta và của nhân dân các dân tộc trên thế giới".
Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng bộ chủ huy chiến dịch tại lán chỉ huy
Đó là những lời đúc kết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy chấn động địa cầu, buộc chính quyền Pháp phải ký Hiệp định Geneva, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Sau 56 ngày đêm chiến đấu liên tục, dũng mãnh tấn công của quân đội ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
17 giờ 30 ngày 7/5/1954, Tướng De Castrie và toàn thể bộ tham mưu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị quân ta bắt sống. Gần 1 vạn tên xâm lược giơ cao cờ trắng ra khỏi hầm xin hàng. Ngọn cờ "Quyết chiến, Quyết thắng" của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tung bay trên nóc hầm De Castrie.
Xin giới thiệu một số hình ảnh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp và chiến dịch Điện Biên Phủ:
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các cộng sự chỉ huy chiến dịch Trần Hưng Đạo năm 1950
Đại tướng Võ Nguyên Giáp báo cáo tình hình chiến dịch Điện Biên Phủ với Chủ tịch Hồ Chí Minh
Lá cờ "Quyết chiến, Quyết thắng" của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tung bay trên nóc hầm De Castrie.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thị sát chiến trường
Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm đồng bào Điện Biên nhân kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
Theo Vietnam
Buổi sáng đầu tiên sau khi Đại tướng qua đời tại ngôi nhà 30 Hoàng Diệu Ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu (Hà Nội) - nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp và gia đình sống hơn nửa thế kỉ qua - tĩnh lặng trong sáng mùa Thu đầu tiên sau khi "Vị tướng thần thoại" ra đi mãi mãi. Chiều 4/10/2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã qua đời ở tuổi 103. Sự ra đi của Đại tướng là...