Vụ máy bay rơi ở Hòa Lạc: Thêm 1 chiến sĩ tử vong
Chiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn thuộc Bộ tư lệnh Thủ đô bị thương trong vụ máy bay rơi ở Hòa Lạc đã qua đời lúc 10h45 phút hôm nay (19/7).
Ông Nguyễn Tiến Bình, Giám đốc Học viện Quân Y cho biết, chiến sỹ Nguyễn Văn Tuấn, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã hy sinh lúc 10 giờ 45 phút sáng ngày 19/7 tại Viện Bỏng Quốc gia. Như vậy, đã có 19 chiến sỹ hi sinh trong vụ tai nạn máy bay tại Hòa Lạc.
Trước đó, Bộ Y tế và các cơ quan chức năng, sự hỗ trợ của các bệnh viện đầu ngành (Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức, Nhi Trung ương và Viện Quân y 103, Viện Bỏng Lê Hữu Trác) đã tích cực điều trị cho các nạn nhân. Tuy nhiên, đến thời điểm 15h ngày 15/7 tình trạng của cả 3 bệnh nhân còn rất nặng, tiên lượng khó khăn.
Bệnh nhân Nguyễn Văn Tuấn (32 tuổi) được chẩn đoán hiện tại: Bỏng lửa 74%(65%) độ II, III, IV, V đầu mặt cổ, thân tứ chi, bỏng hô hấp. Bệnh nhân đã được điều trị hồi sức tích cực: thở máy liên tục, truyền dịch, huyết tương, khối hồng cầu, tiểu cầu, kháng sinh mạnh, giảm đau an thần, dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch và sonde dạ dày… và lọc máu từ ngày 9/7.
Bệnh nhân đã được phẫu thuật 2 lần: cắt hoại tử bỏng, ghép da dị loại và da đồng loại; chăm sóc thay băng tại chỗ hằng ngày.
Hiện tại bệnh nhân Đinh Văn Dương (32 tuổi) được chẩn đoán hiện tại: Bỏng lửa 60% độ IV, V đầu mặt cổ, thân tứ chi, bỏng hô hấp. Bệnh nhân đã được điều trị hồi sức tích cực: duy trì thở máy liên tục, truyền dịch, huyết tương, khối hồng cầu, tiểu cầu, kháng sinh mạnh, giảm đau an thần, dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch và sonde dạ dày… và lọc máu từ ngày 9/7.
Bệnh nhân được phẫu thuật 4 lần: tháo khớp gối 2 bên, cắt hoại tử bỏng, ghép da tự thân và dị loại; thay băng hằng ngày.
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ Y tế, Nguyễn Thị Kim Tiến đã đến thăm hỏi, động viên gia đình các chiến sĩ đang điều trị.
Bệnh nhân Nguyễn Hoàng Anh (33 tuổi) được chẩn đoán hiện tại: Bỏng lửa 62% độ II, III, IV, V đầu mặt cổ, thân tứ chi, bỏng hô hấp. Bệnh nhân được điều trị hồi sức tích cực: duy trì thở máy liên tục, truyền dịch, huyết tương, khối hồng cầu, tiểu cầu, kháng sinh mạnh, giảm đau an thần, dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch và sonde dạ dày … và lọc máu từ ngày 9/7.
Bệnh nhân đã được phẫu thuật 3 lần: tháo khớp gối bên trái, cắt hoại tử bỏng, ghép da tự thân và dị loại; chăm sóc thay băng tại chỗ hằng ngày.
Là 1 trong 6 đồng chí luôn túc trực 24/24h ngoài phòng điều trị của 3 chiến sĩ bị thương, anh Phạm Đình Giang, Chính trị viên phó tiểu đoàn đặc công 18, Bộ Tư lệnh thủ đô Hà Nội cho biết, cả 3 chiến sĩ đang nằm điều trị tại Viện Bỏng Quốc gia đều thuộc Tiểu đoàn đặc công 18. Họ đều là những người ưu tú của đơn vị.
Anh Giang cho biết, Bộ Tư lệnh Thủ đô đã cử 6 chiến sĩ túc trực 24/24h ngoài phòng điều trị của 3 chiến sĩ bị bệnh, hỗ trợ các bác sĩ điều trị khi có đề nghị.
“Có những người thân của gia đình chiến sĩ cứ khóc rồi lại ngất, khi tỉnh, họ lại khóc, nên tiểu đoàn luôn phải cử người chăm sóc, đảm bảo ăn uống, nơi ở và động viên gia đình các đồng chí vượt qua khó khăn. Đứng ngó qua cửa kính nhìn vào phòng điều trị, chúng tôi luôn cầu nguyện cho đồng đội của mình”, anh Giang tâm sự.
Theo Khampha
Bộ trưởng Tiến: Cảm cũng vượt tuyến, quá tải là phải!
- Đó là ghi nhận được của Bộ trưởng Bộ y tế, khi tiến hành kiểm tra tình hình quá tải tại các bệnh viện tuyến cuối ở TP.HCM, ngày 7/7.
Do thuốc của tuyến trên luôn tốt hơn
Sau khi hỏi chuyện các bệnh nhân đang đứng ngồi chờ khám tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Bộ trưởng Tiến lắc đầu vì tới gần phân nửa là các bệnh nhân vượt tuyến chỉ để khám nhức đầu, cảm cúm.Tuy nhiên, do thuốc của tuyến trên luôn tốt hơn nên người bệnh vẫn mê, quá tải để được nhận thuốc điều trị tốt hơn tuyến dưới.
Dù đã chứng kiến cảnh quá tải nhiều lần nhưng Bộ Trưởng Y tế vẫn phải lắc đầu khi nhìn thấy bệnh nhân chờ khám quá đông, đông tới mức bệnh viện phải bố trí ghế nhựa mà vẫn không tránh khỏi có trường hợp ngồi bệt dưới đất, tràn ra lối đi lại.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến hỏi chuyện bệnh nhân đang chen chúc ngồi chờ khám tại Bệnh viện Chợ Rẫy
Theo Bộ Trưởng Tiến, giảm tải ở Bệnh viện Chợ Rẫy hiện nay đang là vấn đề khó nhất, khó hơn cả ở các bệnh viện ngoài miền Bắc. Chẳng hạn như tại Hà Nội, Bệnh viên Ung bướu đã giải quyết được vấn đề giảm tải, xây dựng, nâng cấp được thêm 1000 giường, hay Bệnh viện Nội tiết cơ sở 2 và một số bệnh viện nữa thực hiện giảm tải rất tốt.
Thuốc ở đâu cũng như nhau thì bệnh nhân sẽ không vượt tuyến
Nói về giải pháp, Bộ trưởng Tiến cho rằng, cần có cách xử lý từ căn nguyên. Đó là thuốc phát cho bệnh nhân bảo hiểm y tế chữa các bệnh về nội khoa phải như nhau ở tất cả các tuyến, phác đồ điều trị cũng phải giống nhau, chỉ khác nhau về kỹ thuật.
Bộ trưởng chia sẻ thêm, các bệnh nhân phản ánh cũng là bênh đau dạ dày nhưng ở tuyến dưới cho thuốc không giống bệnh viện tuyến trên. Lên tuyến trên khám chúng tôi được hưởng thuốc tốt hơn, tội gì lại khám ở địa phương. Nếu thuốc ở đâu cũng như nhau thì bệnh nhân sẽ không vượt tuyến nữa.
Trước giải pháp tăng thêm giường, tránh quá tải, theo ông Nguyễn Đình Khương, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tăng thêm giường bệnh cho các bệnh viện hiện quá tải chỉ là phương án tạm thời. Bệnh nhân vượt tuyến đang gây ra những lãng phí chi phí cho người bệnh và chi phí xã hội. Muốn giải quyết được quá tải cần có chiến lược để giữ chân người bệnh ở tuyến dưới.
Nhớ lại thời gian trước, liên quan đến tình trạng quá tải bệnh viện kéo dài nhiều năm nhưng việc khắc phục vẫn diễn ra rất chậm, ngày 27/5/2013, bên hành lang kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, Bộ trưởng Kim Tiến đã đổ trách nhiệm cho nhà nước về vấn đề giảm tải bệnh viện, đầu tư cho ngành y tế: "Câu hỏi này cũng phải dành cho Nhà nước vì Bộ Y tế không thể xây nhà được và cũng không có tiền làm nhà, xây bệnh viện hay mua trang thiết bị. Chúng tôi rất chia sẻ với cử tri và cảm thấy đau xót vô cùng với những nỗi vất vả mà người dân phải chịu khi nằm ghép, chờ đợi lâu. Nhưng cái chính là đầu tư vì Nhà nước mình còn nghèo. ương nhiên, Nhà nước đã cố gắng nhưng không thể giải quyết một sớm một chiều".
Dịch vụ còn nhiều khó khăn như vậy, nhưng Bộ trưởng cho rằng việc tăng giá một số dịch vụ y tế là một trong những thành tựu hàng đầu bởi vậy nên ngày 4/1/2013, bà đã ký quyết định công bố 10 thành tựu tiêu biểu của ngành y tế trong năm 2012.
Bộ trưởng Kim Tiến từng cho biết, mức viện phí hiện nay là quá thấp so với giá thực chi, vô hình trung làm khổ người dân. Bộ trưởng Tiến cho rằng, việc tăng giá dịch vụ không ảnh hưởng đến người nghèo mà hoàn toàn ngược lại. Nữ Bộ trưởng nhấn mạnh, chính vì giá dịch vụ thấp nên chất lượng không thể cao, vừa làm khổ bệnh nhân, vừa làm khổ bác sĩ.
Theo tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, trung bình mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận hơn 4.000 bệnh nhân đến khám, điều trị nội trú cho gần 2.500 bệnh nhân.
Trong khi đó, Bệnh viện Chợ Rẫy hiện có 55 buồng khám bệnh, với 93 bàn khám bệnh. Hiện nay, trang thiết bị và phòng mổ tại bệnh viện cũng bị quá tải nên các ca mổ theo chương trình (mổ không tính phí dịch vụ) sau cả 16h mà các bác sĩ vẫn phải mổ.
Theo Vietbao
Bộ trưởng Y tế: Nhức đầu cũng vượt tuyến, quá tải là đúng! Sau khi hỏi chuyện các bệnh nhân đang đứng ngồi chờ khám tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Bộ trưởng Bộ Y tế lắc đầu vì tới gần phân nửa là các bệnh nhân vượt tuyến chỉ để khám nhức đầu, cảm cúm... Gần một nửa là bệnh nhân vượt tuyến Sáng 7/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã cùng...