Vụ máy bay rơi kinh hoàng nhất lịch sử không quân
Ngoài các vụ máy bay rơi kinh hoàng xảy ra năm 2014, không thể không kể đến một trong những vụ máy bay rơi kinh hoàng nhất trong lịch sử không quân.
Algeria: May bay rơi khiến 77 người thiệt mạng
Nghiêm trọng nhất phải kể đến vụ rơi máy bay quân sự Algeria vào tháng 2 vừa qua.
Ngày 11/2/2014, một máy bay vận tải quân sự Hercules C-130 chở 78 người bị rơi ở khu vực miền núi đông bắc Algeria. Chỉ có một người duy nhất trên máy bay sống sót, 77 người còn lại đều thiệt mạng.
Video đang HOT
Máy bay rơi tại Algeria khiến 77 người thiệt mạng.
Theo Bộ quốc phòng Algeria, chiếc C-130 Hercules đang bay từ thành phố Tamanrasset để đến thành phố Constantine thì mất liên lạc rồi rơi tại vùng đồi núi Oum El Bouaghi.
Một quan chức quân sự cấp cao của Algeria cho biết, thời tiết xấu cùng những cơn cuồng phong là nguyên nhân gây ra vụ tai nạn thảm khốc nói trên.
Chiếc C-130 Hercules do hãng Lockheed Martin của Mỹ sản xuất ra mắt vào những năm 50 của thế kỷ trước, trong cuộc chiến tranh liên Triều đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới tham gia các cuộc chiến đấu hoặc các sứ mạng nhân đạo.
Hãng Lockheed Martin xác nhận đã bán nhiều chiếc C-130 cho Algeria kể từ năm 1981-1990 và cam kết nếu các nhà chức trách Algeria yêu cầu hãng sẽ hợp tác để điều tra vụ máy bay rơi nói trên.
Ba Lan: Máy bay Tu-154 rơi, Tổng thống tử nạn
Ngoài các vụ máy bay rơi kinh hoàng xảy ra năm 2014 vừa qua, chúng ta không thể không kể đến một trong những vụ tai nạn kinh hoàng nhất trong lịch sử không quân chính là vụ rơi máy bay Tu-154 của Ba Lan năm 2010.
Tai nạn xảy ra lúc 10h56 phút (theo giờ địa phương), tức 6h56 phút (giờ GMT) ngày 10/4/2010 khi máy bay Tu-154 của Không quân Ba Lan chở Tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski và phu nhân cùng nhiều quan chức cao cấp của Nhà nước Ba Lan bị rơi trong khi chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay Bắc Smolensk, vùng Smolensk của Nga khiến toàn bộ hành khách và phi hành đoàn 96 người thiệt mạng.
Tổng thống tử nạn trong vụ máy bay rơi ở Ba Lan.
Sau 15 tháng điều tra, ngày 29/7/2011, Ủy ban điều tra của Chính phủ Ba Lan đã công bố nguyên nhân tai nạn khủng khiếp này. Theo đó, lỗi của phi công là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn thảm khốc trên vì đã cho máy bay hạ cánh ở độ cao quá thấp với tốc độ cao gần mức cho phép. Ngoài ra, công tác chuẩn bị cho chuyến bay cũng mắc sai sót.
Trước đó, kết quả điều tra cho thấy, máy bay đã chạm phải các ngọn cây trước khi rơi xuống và nổ tung.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ba Lan đã từ chức sau khi báo cáo này được công bố.
Tu-154 được sản xuất từ thời Liên Xô và đã hoạt động ít nhất 20 năm. Trong số hành khách thiệt mạng, ngoài Ba Lan Lech Kaczynski còn có Tổng tham mưu trưởng quân đội Franciszek Gagor, Thống đốc ngân hàng quốc gia Slawomir Skrzypek và Thứ trưởng Ngoại giao Andrzej Kremoe.
Theo Người Đưa Tin