Vụ máy bay rơi: Hội chẩn liên viện tìm phương án cứu 3 chiến sĩ
Ngày 9/7, Viện Bỏng quốc gia (Hà Nội) đã hội chẩn với đại diện các Bệnh viện: Bạch Mai, BV Việt Đức, BV Trung ương Quân đội 108… để đưa ra giải pháp điều trị tốt nhất cho 3 chiến sĩ bị thương trong vụ máy bay rơi đang được điều trị tại viện.
Các chuyên gia đầu ngành ngoại khoa, nội khoa, tim mạch, thần kinh sọ não, chuyên gia về bỏng từ BV Việt Đức, BV Bạch Mai, BV 108, Biện Bỏng Quốc gia… đều có mặt để tham gia hội chẩn, tìm ra phương án tối ưu điều trị với hi vọng cứu sống được 3 chiến sĩ.
Tình trạng bỏng, chấn thương của cả 3 chiến sĩ đều rất nặng nề.
Theo giám đốc Viện Bỏng quốc gia – ông Nguyễn Gia Tiến cho biết, các chiến sĩ trong vụ tai nạn máy bay Mi 171 khi nhập viện trong tình trạng bị chấn thương rất nặng, với các vết bỏng rộng, sâu đến vùng cơ, tổn thương trực tiếp đến xương. Ngoài bỏng da, các chiến sĩ còn bị bỏng hô hấp do hít phải khí nóng nên đã bị bỏng cả phế nang bên trong phế quản.
Theo GS Nguyễn Tiến Bình, Giám đốc Học viện Quân y, cho biết, 3 chiến sĩ còn lại đang được chăm sóc, điều trị đặc biệt tại Viện Bỏng Quốc gia gồm: Trung úy Nguyễn Hoàng Anh, sinh năm 1981 (quê ở Đông Hưng, Thái Bình), chẩn đoán đa chấn thương, bỏng lửa 52% ở mặt, chân, chi, bỏng hô hấp; gãy 1/3 dưới xương cẳng chân, vỡ xương sọ; Trung úy Nguyễn Văn Tuấn sinh năm 1981 (quê ở Lục Ngạn, Bắc Giang) đa chấn thương, bỏng lửa 74%, trong đó bỏng sâu nhiều vùng nguy hiểm đầu mặt, bỏng hô hấp cùng với đa chấn thương; chiến sĩ Đinh Văn Dương sinh năm 1983 (quê ở Kim Bảng, Hà Nam) chẩn đoán đa chấn thương, bỏng lửa 53%, bỏng hô hấp.
Qua buổi hội chẩn, các chuyên gia đều nhận định tình trạng các bệnh nhân rất nặng nề. Các chiến sĩ đã được mở nội khí quản, tiến hành lọc máu và tăng cường thuốc kháng sinh tốt nhất để chống nhiễm khuẩn. Hiện tình trạng bỏng sâu vẫn rất nặng nề. Diễn biến khó lường trong một vài ngày tới.
Cũng trong ngày 9/7 các bệnh viện này đã hỗ trợ những phương tiện tốt nhất, cử những bác sĩ giỏi hỗ trợ điều trị các chiến sĩ. Cả 3 bệnh nhân đều được tiến hành lọc máu liên tục, cắt bỏ các tổ chức hoại tử bỏng và chuẩn bị cắt cụt chi không còn khả năng bảo tồn do đã bị hoại tử.
3 chiến sĩ bị thương nặng trong vụ máy bay rơi đang được điều trị ở điều kiện hiện đại nhất.
GS Bình cho biết, hiện ngoài chăm sóc điều trị tích cực để bệnh nhân qua giai đoạn sốc, công tác chống nhiễm khuẩn cũng được thực hiện nghiêm ngặt, đảm bảo vô trùng buồng bệnh cao nhất, hạn chế bội nhiễm sau khi mở khí quản và phẫu thuật.
Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết sẽ hỗ trợ 3 máy khử trùng để giữ vô trùng tuyệt đối trong phòng bệnh. Bộ Y tế sẽ huy động tất cả các giáo sư đầu ngành, sử dụng mọi kỹ thuật y tế tốt nhất, kể cả phương pháp ECMO (chạy tim phổi nhân tạo) để cố gắng cứu chữa cho các chiến sĩ và hỗ trợ toàn bộ chi phí điều trị này, dù tốn kém đến mấy nhưng có cơ hội cứu chữa cũng sẽ quyết tâm làm.
Trước đó, ngay sau khi tai nạn xảy ra, 5 chiến sĩ đã được đưa vào Viện Bỏng Quốc gia cấp cứu. Tuy nhiên, vì bỏng hô hấp, bỏng lửa sâu, rộng nên hai chiến sĩ đã hi sinh.
Trong ngày 9/7, tại hiện trường vụ máy bay Mi 171 bị rơi ở thôn 11, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, Hà Nội đã diễn ra lễ cầu siêu vong linh các chiến sĩ đã anh dũng hy sinh.
Ngày mai,11/7, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sẽ tổ chức lễ truy điệu 18 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh.
Hồng Hải – Tuấn Hợp
Theo Dantri
Video đang HOT
Tướng Giáp và những khoảnh khắc đặc biệt trên báo nước ngoài
Nụ cười, ánh mắt của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong nhiều khoảnh khắc đặc biệt của cuộc đời ông được các nhà báo nước ngoài ghi lại.
Bức ảnh chụp tại Hà Nội ngày 29/5/1969, ghi lại khoảnh khắc Đại tướng Võ Nguyên Giáp giơ nắm đấm quyết thắng. Ảnh: Corbis
Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1950. Ảnh: AP
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng trung đoàn trưởng Thái Dũng và tiểu đoàn trưởng Dũng Mã đang nghiên cứu sơ đồ tác chiến trong chiến dịch Biên Giới 1950. Ảnh: AFP
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng chào đón Chủ tịch Hồ Chí Minh trở lại Hà Nội năm 1955. Ảnh: AFP
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một cuộc họp vào tháng 7 năm 1967
Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp đón hoàng tử Campuchia Norodom Sihanouk ngày 25/9/1969. Ảnh: Corbis
Chân dung của Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1969. Ảnh: Magnum
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chuyến thăm Quảng Bình năm 1973. Hình ảnh do một nhóm phóng viên chiến trường Nhật Bản thực hiện.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại thủ đô Algiers (Algeria) trong lễ kỷ niệm 25 năm cách mạng Algeria (1/11/1954 - 1/11/1979). Ảnh: Henri Bureau.
Phóng viên Alex Bowie đã ghi lại hình ảnh Đại tướng khi đang giải thích cách quân đội Việt Nam đánh bại quân Pháp tại trận Điện Biên Phủ năm 1954. Ảnh chụp năm 1984.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm chiến trường Điện Biên ngày 4/5/1984. Ảnh: Dennis Gray/ AP
Đại tướng Võ Nguyên Giáp chào đón đoàn quân Việt Nam trở về từ Campuchia trong một buổi lễ tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh năm 1989. Ảnh: Romeo Gacad/ AFP
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nữ nhà báo Mỹ Catherine Karnow năm 1994. Catherine từng được đích thân Đại tướng mời tháp tùng tới Điện Biên Phủ
Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp do Catherine Karnow chụp.
Người dân làng ở Mường Phăng chào đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp với niềm vui và kính trọng lớn. Ảnh: Catherine Karnow
Đại tướng trong túp lều lịch sử, nơi 40 năm trước ông đã chỉ huy trận đánh Điện Biên Phủ. Ảnh: Catherine Karnow.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng ở số 30 Đường Hoàng Diệu, Hà Nội năm 1994. Ảnh: Catherine Karnow
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ McNamara trong cuộc gặp lịch sử ở Hà Nội năm 1995. Ảnh: AFP
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lễ kỷ niệm 20 năm ngày giải phóng thành phố Huế năm 1995. Ảnh: Jason Bleibtreu.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc phỏng vấn với phóng viên ảnh Wilfred Burchett tại Hà Nội năm 1996.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại một cuộc họp báo ngày 30/4/2004. Ảnh: Richard Vogel
Đại tướng Võ Nguyên Giáp lần đầu xuất hiện trên bìa tạp chí Time vào ngày 17/6/1966.
Chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp xuất hiện lần thứ hai trên trang bìa của Time vào ngày 9/2/1969, dịp Tết Mậu Thân.
Hình ảnh Đại tướng trên trang bìa của Time lần thứ ba vào ngày 15/5/1972. Đây là giai đoạn mà phong trào phản đốichiến tranh Việt Nam tại Mỹ đã lên tới đỉnh điểm.
Theo soha
Một bài thơ bất hủ về Đại tướng Võ Nguyên Giáp Sau khi hay tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, nhà thơ Anh Ngọc - cha đẻ của bài thơ "Vị tướng già" đã chia sẻ những dòng tâm sự nghẹn ngào, đầy xúc động. Không thể kể hết những bài thơ, tác phẩm văn học, điện ảnh... về Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào thời khắc mà cả dân tộc cùng...