Vụ máy bay quân sự rơi ở Bình Định: Đã tiếp cận được phi công
Lực lượng chức năng đã tiếp cận được một phi công trong vụ rơi máy bay ở Bình Định.
Tuy nhiên, việc đưa phi công ra khỏi rừng đang gặp khó khăn do đêm tối, trời mưa to.
Tối 6/11, Đại tá Nguyễn Xuân Sơn, Chính ủy Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định cho biết, lúc 20h cùng ngày, lực lượng chức năng đã gặp được phi công – Thượng tá Nguyễn Hồng Quân.
Theo Đại tá Nguyễn Xuân Sơn, hiện trạng sức khỏe của phi công Nguyễn Hồng Quân hơi yếu nhưng nói chuyện bình thường. Trong khi đó, nước suối lớn, vách đá hiểm trở nên lực lượng chức năng đang tìm đường xuống.
Lực lượng chức năng đã tiếp cận được phi công Nguyễn Hồng Quân (ở giữa) (Ảnh: Trung đoàn 940 cung cấp).
Video đang HOT
Khu vực phát hiện phi công Nguyễn Hồng Quân là rừng thuộc xã Tây Phú, huyện Tây Sơn.
Riêng Đại tá Nguyễn Văn Sơn, lực lượng chức năng cũng đã định vị được vị trí nhưng chưa tiếp cận được.
Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, trong tối 6/11, tại huyện Tây Sơn có mưa rất lớn, lực lượng chức năng đang được huy động chia làm nhiều mũi để tìm kiếm các phi công và vị trí máy bay Yak-130.
Trước đó, theo Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị), máy bay Yak-130, (số hiệu 210 D) Trung đoàn Không quân 940, Trường Sĩ quan Không quân, Quân chủng Phòng không – Không quân tổ chức ban bay huấn luyện ngày tại sân bay Phù Cát.
Máy bay thực hiện bài 208, bay đường dài – không vực – xuyên mây trong điều kiện khí tượng phức tạp, do Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Trung đoàn trưởng, bay buồng trước và Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, Chủ nhiệm bay, bay buồng sau.
Máy bay cất cánh lúc 9h55′, đến 10h38′ khi kết thúc bài bay về hạ cánh, phi công báo cáo tình trạng máy bay thả càng không ra, đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý tình huống thả càng khẩn cấp nhưng vẫn không được.
Phi công đã báo cáo chỉ huy bay và được phép nhảy dù. Hai phi công đã nhảy dù lúc 10h51 phút tại khu vực Trường bắ.n TB2, Tây Sơn, Bình Định.
Sau khi sự việc xảy ra, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định đã thành lập Sở chỉ huy lâm thời, triển khai lực lượng thường trực và dân quân phối hợp với các đơn vị liên quan để tìm kiếm, cứu nạn cứu hộ.
Máy bay Yak-130 là loại máy bay huấn luyện kiêm tấ.n côn.g mặt đất được OKB Yakovlev của Nga và hãng Aermacchi của Ý hợp tác thiết kế chế tạo. Đây là một trong những máy bay huấn luyện và chiến đấu hạng nhẹ tiên tiến hiện nay.
Tìm kiếm 2 phi công trong vụ máy bay Yak-130 gặp ta.i nạ.n tại Bình Định
Quân chủng Phòng không - Không quân đã chủ trì phối hợp với các lực lượng tìm kiếm hai phi công điều khiển máy bay Yak-130 gặp ta.i nạ.n.
Chiều 6/11, Cục Tuyên huấn cho biết, ngày 6/11 Trung đoàn Không quân 940, Trường Sĩ quan Không quân, Quân chủng Phòng không - Không quân tổ chức ban bay huấn luyện ngày tại sân bay Phù Cát, với máy bay Yak-130 (số hiệu 210D).
Máy bay bay bài 208, bay đường dài- không vực - xuyên mây trong điều kiện khí tượng phức tạp, do Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Trung đoàn trưởng, bay buồng trước và Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, Chủ nhiệm bay, bay buồng sau.
Đây là chuyến bay đợt 3, là chuyến thứ 2 của phi công buồng trước trong ban bay trong ngày.
Máy bay cất cánh lúc 9h55 sáng đến 10h38 sáng khi kết thúc bài bay về hạ cánh, phi công báo cáo tình trạng máy bay thả càng không ra, đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý tình huống thả càng khẩn cấp nhưng vẫn không được.
Phi công đã báo cáo chỉ huy bay và được phép nhảy dù. Hai phi công đã nhảy dù lúc 10h51 phút tại khu vực Trường bắ.n TB2, Tây Sơn, Bình Định.
Quân chủng Phòng không - Không quân đã chủ trì phối hợp với các lực lượng của Quân khu 5 và các địa phương khẩn trương tổ chức lực lượng, phương tiện tìm kiếm cấp cứu mặt đất và trên không.
Cục Tuyên huấn cho biết, kết quả tìm kiếm sẽ được tiếp tục thông tin.
Yak-130 là dòng máy bay huấn luyện đa năng nằm trong biên chế của Không quân nhân dân Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ huấn luyện chuyển loại phi công chiến đấu lên các dòng máy bay hiện đại hơn.
Ngoài chức năng huấn luyện, máy bay Yak-130 còn có thể hoạt động như một máy bay chiến đấu với khả năng trinh sát và tấ.n côn.g tầm trung. Đây là dòng máy bay do Nga sản xuất và hiện được trang bị cho Trung đoàn 940, Trường Sĩ quan Không quân, Quân chủng Phòng không - Không quân từ năm 2021.
Bay chặn, ép hạ cánh với máy bay vi phạm vùng trời Việt Nam Khi máy bay vi phạm vùng trời Việt Nam hoặc bay sai phép bay nhưng không chấp hành hiệu lệnh sẽ bị Quân đội nhân dân bay chặn, bay kèm, bay ép hạ cánh... Chính phủ vừa ban hành Nghị định 139/2024 quy định thể thức bay chặn, bay kèm, bay ép máy bay vi phạm Vùng trời Việt Nam hạ cánh tại...