Vụ máy bay mất tích: Trung Quốc phát hiện “mảnh vỡ lớn”
Trung Quốc đã phát hiện mảnh vỡ lớn trong hành lang bay phía Nam, nơi các lực lượng quốc tế đang tìm kiếm máy bay mất tích MH370 ở Nam Ấn Độ Dương, quyền Bộ trưởng Giao thông Vận tải Malaysia Hishammuddin Hussein cho biết ngày 22-3.
“Thông tin tôi vừa nhận được do đại sứ Trung Quốc cung cấp sau khi nhận được hình ảnh vệ tinh chụp một số vật thể trôi nổi trong hành lang phía Nam. Bắc Kinh sẽ gửi tàu đến đó để xác minh” – ông Hussein nói trong cuộc họp báo tại Sepang, bang Selangor – Malaysia.
Tiếp lời, quyền Bộ trưởng Giao thông Vận tải Malaysia cho biết: “Chúng tôi cần phải tìm hiểu thêm chi tiết từ việc tìm kiếm của Trung Quốc trong ngày 22-3″, đồng thời yêu cầu các phương tiện truyền thông chịu khó đợi thêm ít lâu nữa.
Hình ảnh vệ tinh chụp vật thể trôi nổi do Trung Quốc cung cấp. Ảnh: THE STRAITS TIMES
Ông nói thêm rằng Trung Quốc sẽ tổ chức một cuộc họp báo vào cuối ngày hôm nay. Ông Hussein nói rằng vật thể do vệ tinh của Trung Quốc chụp được có kích thước 22,5 m x 13 m.
Tân Hoa Xã cho biết mảnh vỡ mới được ệ tinh quan sát trái đất Gaofen-1 phát hiện hôm 18-3 và cách vị trí Úc phát hiện 2 vật thể nghi của máy bay mất tích hồi đầu tuần khoảng 120 km về hướng giữa Nam và Nam-Tây Nam.
Tại cuộc họp báo, ông Hussein cũng cho biết tình hình thời tiết ở hành lang phía Nam, nơi các vật khả nghi được phát hiện qua vệ tinh, rất khó khăn.
“Trong khu vực các vật khả nghi được giới chức Úc kiểm tra, có những dòng biển chảy xiết và các vùng biển rất động. Trung tâm báo bão nhiệt đới Gillian nằm ở hành lang phía Nam đã ra cảnh báo có lốc lớn. Gió rất mạnh và biển rất động được dự báo vào ngày 22-3″ – ông Hussein cho biết. Ông cho biết thêm biển ở khu vực sâu từ 1.150-7.000 m.
Video đang HOT
Về đoạn ghi chép lại các đối thoại giữa các phi công trên máy bay mất tích và đài kiểm soát không lưu ở Kuala Lumpur trước khi nó đột ngột đổi hướng có chi tiết không chính xác. Tuy nhiên, Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Malaysia Azharuddin Abdul Rahman không cho biết chi tiết,
Ông Hissammuddin nói các điều tra viên vẫn đang phân tích những đoạn đối thoại nên chưa thể công khai cho dư luận, nhưng ông cũng nói không có gì “bất thường” trong các cuộc trao đổi.
Theo Laodong
Đoạn hội thoại bất thường của MH370 với mặt đất
Trong đoạn trao đổi cuối cùng của MH370 với mặt đất có 2 điểm khá bất thường.
Ngày 21/3, tờ Telegraph của Anh đã công bố bản ghi chép đoạn hội thoại cuối cùng giữa phi công của chiếc máy bay mất tích MH370 và đài kiểm soát không lưu Malaysia. Phần lớn những câu trao đổi trong đoạn hội thoại này đều có vẻ bình thường, ngoại trừ hai thời điểm "bất thường".
Đoạn hội thoại bắt đầu từ khi chiếc Boeing 777 bắt đầu chạy đà trên đường băng cho tới vị trí cuối cùng của nó trên vịnh Thái Lan trước khi biến mất trên màn hình radar.
Bản ghi đoạn trao đổi cuối cùng giữa MH370 và mặt đất
Cuộc trò chuyện của đài kiểm soát không lưu với phi công MH370 bắt đầu lúc 00:36 ngày 8/3 cũng bình thường như bao cuộc trò chuyện khác: "ATC (Đài kiểm soát không lưu), đây là MH370, xin chào", trước khi máy bay được hướng dẫn ra đường băng phù hợp.
Lúc 00:40:38, buồng lái MH370 trả lời: "Vị trí 32R, đường băng sẵn sàng, được phép cất cánh. MH370 nghe rõ. Xin cảm ơn, tạm biệt."
Sau khi nghe đài kiểm soát không lưu xác nhận cho phép máy bay cất cánh và nhập vào đường băng, phi công MH370 trả lời: "MH370 xác nhận vị trí, trần bay 180, tuân lệnh và rẽ phải, hướng tới mốc IGARI."
Lúc 0:42:40, sau khi MH370 xác nhận đã cất cánh thành công, đài kiểm soát không lưu hướng dẫn chiếc máy bay này hướng về điểm mốc "Igari" nằm trên vùng biển giữa Malaysia và Việt Nam.
Sau khi vượt quá tầm phủ sóng của tháp kiểm soát không lưu tại sân bay, MH370 được hướng dẫn đổi sang tần số của đài kiểm soát không lưu Malaysia, và phi công trả lời: "Tần số 132,6, MH370 nghe rõ."
Một chiếc Orion của Úc trở về căn cứ sau chuyến tìm kiếm MH370
Suốt 20 phút tiếp theo là những đoạn hội thoại bình thường khi đài kiểm soát không lưu cho phép máy bay tăng độ cao lên 7.600 mét và sau đó là 10.600 mét.
Tuy nhiên, thời điểm bất thường đầu tiên diễn ra lúc 1:07, khi phi công của MH370 thông báo "MH370 vẫn đang bay ở độ cao 10.600 mét", một thông báo rất không cần thiết vì nó đã được phát đi cách đó chỉ 6 phút.
Đây cũng là thời điểm quan trọng của chuyến bay, diễn ra gần như đồng thời với việc thiết bị liên lạc ACARS của máy bay gửi đi thông điệp cuối cùng trước khi nó bị cố tình tắt đi.
Đài kiểm soát không lưu liên lạc lại với MH370 sau đó 21 phút để thông báo: "MH370, hãy liên lạc với Thành phố Hồ Chí Minh ở tần số 120,9, tạm biệt" nhằm yêu cầu phi công đổi sang tần số của đài kiểm soát không lưu Việt Nam. Thế nhưng hành động đổi tần số đó đã không bao giờ xảy ra.
Lính Malaysia dùng ống nhòm tìm kiếm MH370 trên biển
Lời đáp lại cuối cùng của phi công MH370 với thông báo của đài kiểm soát không lưu là "Thế nhé, chúc ngủ ngon" trước khi máy bay biến mất một cách bí ẩn trên màn hình radar.
Đây cũng được coi là một câu trao đổi rất bất thường, khi nó được nói bằng một giọng thoải mái hơn bình thường rất nhiều khi một máy bay chuyển sang đài kiểm soát không lưu mới. Nó cũng diễn ra đồng thời với lúc máy bay chuyển hướng sang phía tây rất gấp và tiếp tục bay trong hơn 6 giờ đồng hồ sau đó, cho đến khi mọi tín hiệu hoàn toàn biến mất.
Điều bất thường này khiến nhiều người nghi ngờ đã có một âm mưu đen tối được thực hiện trong vụ mất tích đầy bí ẩn của MH370.
Cựu phi công Stephen Buzdygan của hãng hàng không British Airways nhận định: "Nếu tôi là kẻ định cướp máy bay, đó chính là thời điểm mà tôi sẽ hành động. Lúc nào cũng có một &'vùng chết' giữa hai đài kiểm soát không lưu, nơi bên này cứ nghĩ là máy bay đang thuộc trách nhiệm của bên kia. Đó là thời điểm duy nhất trong cả chuyến bay mà mặt đất không thể nhìn thấy máy bay."
Hiện các lực lượng cứu hộ cứu nạn quốc tế vẫn đang tập trung tìm kiếm tại vùng biển nam Ấn Độ Dương, phía tây nước Úc, nơi vệ tinh Úc chụp ảnh được 2 vật thể có kích thước lớn đang trôi nổi trên biển. Tuy nhiên thời tiết xấu cộng với diện tích tìm kiếm quá lớn khiến lực lượng cứu hộ cho tới nay vẫn chưa thu được kết quả khả quan nào.
Theo Khampha
Malaysia mượn thiết bị định vị thủy âm của Mỹ để tìm MH370 Lầu Năm Góc đang cân nhắc yêu cầu mượn thiết bị định vị vật thể dưới nước của chính phủ Malaysia nhằm tăng cường cho cuộc tìm kiếm chiếc máy bay MH370 mất tích. Máy bay do thám P-8 Poseidon của Hải quân Mỹ chạy băng qua các máy bay của hãng hàng không Qantas tại sân bay thành phố Perth (Úc) để...