Vụ mất tích bí ẩn của con gái triệu phú New York đầu thế kỷ 20
Cô con gái 25 tuổi, xinh đẹp của một triệu phú ở New York đã mất tích bí ẩn vào năm 1910. Rất nhiều cuộc điều tra đã được tiến hành nhưng vẫn không có kết quả.
Dorothy, con gái của một triệu phú ở New York
Dorothy Harriett Camille Arnold sinh ra trong một gia đình giàu có vào năm 1884. Cô là con gái của chủ một công ty nhập khẩu nước hoa và cháu gái của Thẩm phán Tòa án tối cao, Rufus Peckham.
Dorothy giao tiếp rất rộng, cô là người sẽ được thừa kế công ty của cha cô sau này. Tốt nghiệp đại học Bryn Mawr, cô mong muốn trở thành một nhà văn. Tuy nhiên năm 25 tuổi, Dorothy đã mất tích một cách bí ẩn, rất nhiều cuộc điều tra đã được tiến hành nhưng người ta vẫn không tìm thấy tung tích của cô.
Khoảng 11h ngày 12/12/1910, Dorothy rời căn biệt thự của gia đình ở phía Đông phố 79, khu Manhattan, thành phố New York. Cô nói với mẹ – bà Arnold, rằng cô đi mua trang phục dạ hội cho một buổi tiệc sắp tới. Mẹ cô định đi cùng nhưng Dorothy nói cô muốn đi một mình. Dorothy khỏi nhà và chỉ mang theo ít tiền mặt.
Sau khi rời khỏi nhà, Dorothy đã đi đến cửa hàng bánh kẹo Park & Tilford mua một ít sôcôla bằng ngân phiếu của gia đình Arnold. Nhân viên bán hàng nói trông cô rất vui vẻ. Tiếp đó, Dorothy tới hiệu sách Brentanos nằm ở ngã tư đại lộ số 5 và phố 27. Cô lại mua một cuốn sách bằng ngân phiếu.
Khi rời khỏi cửa hàng, Dorothy gặp một người bạn – Gladys King. Họ trò chuyện vài phút, Dorothy nói với bạn rằng cô sẽ đi dạo trong Công viên Trung tâm. Dorothy còn hẹn sẽ ăn trưa với mẹ tại khách sạn Waldorf-Astoria nhưng cô đã không đến. Dorothy đã biến mất ngay sau khi trò chuyện với Gladys và sau đó không ai trông thấy cô nữa.
Buổi tối hôm đó, khi Dorothy không trở về nhà ăn tối, gia đình Arnold bắt đầu hỏi bạn bè cô. Họ không tìm được bất kỳ tin tức của con gái mình. Thế nhưng điều lạ là sau buổi tối hôm đó, một người bạn của Dorothy gọi cho cô và bà Arnold rồi nói rằng Dorothy đang nằm trên giường vì đau đầu. Dù con gái mất tích nhưng cha mẹ cô không báo cảnh sát. Thay vào đó, họ liên lạc với một luật sư tên là Keith, một người bạn của John, con trai họ.
Keith đã đến nhà Arnold và kiểm tra kỹ lưỡng phòng của Dorothy. Anh không phát hiện được điều gì đáng ngờ ngoài một số giấy tờ bị đốt cháy trong lò sưởi, không thể đọc được nữa. Không có manh mối gì và cũng không có bằng chứng cho thấy rằng Dorothy đã bỏ trốn, quần áo và đồ vật trong phòng Dorothy vẫn còn nguyên. Keith tiếp tục điều tra bằng cách đi đến các bệnh viện và nhà xác tìm kiếm Dorothy nhưng không có kết quả.
6 tuần sau khi Dorothy biến mất, gia đình cô mới báo cảnh sát. Cảnh sát muốn thông báo rộng rãi tin này nhưng lúc đầu cha cô – ông Arnold không đồng ý. 3 ngày sau, nhận thấy không còn cách nào khác, ông Arnold đành đưa tin Dorothy mất tích lên báo.
Khi điều tra, cảnh sát phát hiện Dorothy đã giấu gia đình thuê một ngăn ở bưu điện vài tháng trước khi mất tích. Người ta cho rằng Dorothy thuê một ngăn ở bưu điện để giữ những bản thảo cô viết nhưng bị tòa soạn từ chối đăng.
Sau đó, các nhà chức trách phát hiện Dorothy đã bí mật hẹn hò với George C. Griscom Jr, một kỹ sư 40 tuổi, sống ở Pittsburgh, Pennsylvania. George xuất thân trong một gia đình giàu có ở Pittsburgh. Vài tháng trước khi biến mất, Dorothy đã đi chơi với bạn trai suốt 1 tuần.
Video đang HOT
Cô nói dối gia đình rằng mình đi thăm mấy người bạn ở đại học nhưng thật ra cô đã ở cùng George. Trên đường về sau khi hẹn hò với George, Dorothy đã cầm một món đồ trang sức đắt tiền với giá bằng 1/8.
Cho đến nay việc Dorothy mất tích vẫn là một bí ẩn
Rất ít manh mối để điều tra những gì đã xảy ra với Dorothy. Có giả thiết cho rằng Dorothy đã hẹn hò với George nhưng bị gia đình ngăn cấm nên đã bỏ trốn. Người ta không nhìn thấy Dorothy mua chiếc váy để đi dự tiệc như cô nói, vì vậy họ cho rằng cô nói dối và đã dừng lại ở một đoạn đường nào để thực hiện kế hoạch bỏ trốn của mình.
Tuy nhiên giả thiết này không có cơ sở vì George đã ở Florence, Ý vào tháng 12 năm 1910. Khi biết tin dữ, George đã tích cực tìm kiếm Dorothy. Thậm chí, George đã lên báo khẩn cầu Dorothy liên lạc với anh và hứa nếu tìm thấy Dorothy anh sẽ kết hôn với cô.
George nói anh hoàn toàn không biết gì về việc Dorothy mất tích. Anh đã đưa cho gia đình cô một lá thư mà Dorothy viết cho anh trước đó. Trong thư, Dorothy kể các biên tập viên của một nhà xuất bản đã từ chối đăng truyện ngắn của cô, việc này khiến cô rất chán nản.
Một số người cho rằng Dorothy đã tự tử vì quá đau khổ khi cha mẹ chê bai ước mơ muốn trở thành nhà văn của cô và vì 2 lần bản thảo của cô đã bị các nhà xuất bản từ chối. Tuy nhiên những người cuối cùng gặp Dorothy lại nói trông cô rất vui vẻ, chẳng có dấu vết, bằng chứng gì cho thấy cô đã tự tử.
Khi mất tích, Dorothy đã mặc chiếc váy rất đẹp. Là một tiểu thư nhà giàu, rất nhiều người biết mặt Dorothy vì vậy, cô không thể đi xa mà không bị chú ý. Cha của Dorothy thì tin rằng cô đã bị giết chết trong khi đi bộ qua Công viên Trung tâm nhưng cảnh sát đã lục soát khắp công viên mà không tìm được gì.
Cảnh sát đã tiến hành nhiều cuộc điều tra sau đó nhưng vẫn không có kết quả. Cho đến nay việc Dorothy mất tích vẫn là một bí ẩn.
Theo Afamily
Những địa danh đằng sau các câu chuyện "ma quái"
Những địa danh này đã đem lại nguồn cảm hứng cho nhà sáng tác tạo ra câu chuyện đầy ma mị, bí ẩn...
Những câu chuyện kinh dị luôn đem lại cho người đọc sự hồi hộp, lý thú và bất ngờ. Đằng sau các câu chuyện kinh dị luôn ẩn chứa nhiều bí ẩn, trong đó có những chi tiết được hình tượng hóa nhưng cũng có địa danh truyền cảm hứng sáng tác cho tác giả.
Dưới đây là một vài địa danh đã đem lại nguồn cảm hứng cho các nhà sáng tác tạo ra những câu chuyện đầy ma mị, bí ẩn...
1. Ngôi nhà bị ám trong "Đồi gió hú"
Người ta tin rằng, hình ảnh ngôi nhà bị ám đổ nát ở Yorkshire, Anh trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng "Đồi gió hú" đã được truyền cảm hứng từ hai địa danh khác.
Vị trí của ngọn đồi cô lập và đầy gió trong "Đồi gió hú" có thể chính là Top Withens. Đây là một trang trại đổ nát nhìn ra cánh đồng hoang nằm phía Nam thành phố Haworth.
Cấu trúc xây dựng tòa biệt thự u ám này dựa trên nền tảng của biệt thự Ponden Hall. Đó là một dinh thự được xây dựng vào thế kỉ XIX, những ô cửa sổ cũ kĩ nằm trên tầng hai của ngôi nhà gợi người ta nhớ đến hình ảnh hồn ma Catherine đã chui qua trong đêm bão tuyết kinh dị.
Nhờ vào sự nổi tiếng của cuốn tiểu thuyết, cả hai nơi này đều trở thành hai điểm đến lý thú của khách du lịch.
2. Mũi đất trong "Người Hà Lan bay"
Truyền thuyết biển nổi tiếng này được lan truyền khắp nơi và giới trẻ biết đến nó qua bộ phim "Pirates of the Caribbean: At World's End" (tạm dịch: Cướp biển vùng Caribbean - Nơi tận cùng thế giới).
Chi tiết con thuyền của người Hà Lan chìm trong cơn bão, quay lại ám ảnh bờ biển Mũi Hảo Vọng, Nam Phi đã trở thành câu chuyện ma "vỡ lòng" của ngư dân.
Rất nhiều người tin rằng, nguồn gốc của câu chuyện từ một con tàu có thật giữa vùng biển Hà Lan và Đông Ấn Hà Lan trong thế kỉ XVII. Khi đến gần Mũi Hảo Vọng, con tàu rơi vào một cơn bão dữ dội.
Người thuyền trưởng tuyên bố, bằng bất cứ giá nào ông cũng sẽ đưa được nó vào bờ. Tuy nhiên, con tàu ma này đã phải chịu số phận bi đát vĩnh cửu là đi luẩn quẩn trong vùng nước mênh mông xung quanh đó mà không bao giờ có thể cập bờ vào vùng mũi đất.
Mũi Hảo Vọng giờ đây vẫn nằm đấy, chờ đợi con tàu ma. Với vẻ đẹp của mình, nó trở thành điểm đến thu hút rất nhiều du khách.
3. Pháo đài của "Dracula"
Bộ phim "Dracula" của Bram Stoker đã trở thành một trong những tác phẩm kinh điển nhất viết về bóng ma hút máu nổi tiếng. Nhân vật Vlad Dracula - người cai trị miền Nam Romania, là bá tước ma cà rồng trong phim đã sống tại Poenari.
Nơi đây là một pháo đài đổ nát nằm trên vách đá trên sông Arges. Nó mang tất cả những yếu tố cần có để đi vào một bộ phim kinh dị: cấu trúc chênh vênh, không khí u ám cùng với kiến trúc cổ xưa.
Lâu đài mà Stoker miêu tả trong tác phẩm nổi tiếng của mình gần như là sự tổng hợp của 3 lâu đài khác nhau. Thứ nhất chính là Poenari chênh vênh trên 1.400 bậc thang đá. Thứ hai là lâu đài Bran của Romania và cuối cùng là lâu đài của Slain ở Scotland.
Giờ đây, lâu đài Slain đã trở thành một tàn tích còn lâu đài Bran được sử dụng như một viện bảo tàng. Chỉ có Poenari là vẫn tồn tại như một nhân chứng sống của bộ phim và đón tiếp khá nhiều du khách mỗi năm.
4. Hầm mộ xuất hiện trong truyện "Con chó săn của dòng họ Baskervilles"
Câu truyện nổi tiếng trong bộ tiểu thuyết trinh thám lừng danh Sherlock Holmes này được lấy cảm hứng từ một truyền thuyết xuất phát ở nghĩa trang Holy Trinity, Anh.
Người ta kể lại rằng, Richard Cabell - một chàng trai vô cùng phiền phức đã chết vào năm 1677 và được chôn tại đây. Những người hàng xóm của anh do khó chịu bởi sự quấy rầy đã xây hẳn một ngôi mộ đá bao quanh ngôi mộ cũ để chắc chắn rằng, anh không thể ra ngoài nữa. Thậm chí, họ còn che lấp ngôi mộ thực bằng một phiến đá nặng.
Tuy nhiên, điều đó không ngăn được những con chó săn của Cabell tụ tập ở đây vào ban đêm. Chúng đứng quanh và hú gọi người chủ sống lại và cùng chúng đi săn trên vùng đồng hoang miền Nam nước Anh
Câu chuyện trở thành một truyền thuyết ma quái của khu nghĩa trang này. Về sau, phần lớn khu vực đã bị đốt cháy vào năm 1992, nhưng hầm mộ của Cabell vẫn còn nguyên vẹn. Và không có gì chắc chắn trong một đêm sáng trăng, linh hồn của cậu ta sẽ không tỉnh dậy để cùng đàn chó đi săn trên thảo nguyên lần nữa.
Theo Soha
Bó tay với những câu chuyện "tự sướng" quái đản Nhét lươn vào hâu môn đê tự sướng hay trôm quân lót đê tự sướng là những câu chuyên "dở khóc dở cười" liên quan đên thói quen nhạy cảm này. 1. Tự sướng "vỡ" dương vât Cách đây không lâu, bác sĩ tại bênh viên ở thủ đô Nigeria đã phải đau đâu với trường hợp của môt người đàn ông gặp...