Vụ mất 500 triệu: trách nhiệm và niềm tin
Trách nhiệm của ngân hàng và niềm tin của khách hàng sẽ như thế nào qua câu chuyện bỗng dưng bị mất 500 triệu đồng (nhưng thu lại được 300 triệu) trong tài khoản thẻ của chị Hoàng Thị Na Hương tại Vietcombank?
Giao dịch tại ngân hàng Vietcombank. Ảnh: TL
12 giờ ngày 3-8 chị Hương nạp vào tài khoản thẻ của mình 500 triệu đồng (dự định để ngày hôm sau thực hiện giao dịch). Tuy nhiên, sáng sớm ngày 4-8, chị nhận tin nhắn từ Vietcombank (qua điện thoại) thông báo số tiền của chị đã không cánh mà bay bởi các giao dịch Internet Banking. Tức thì chị Hương thông báo [và cả khiếu nại] vụ việc đến Vietcombank.
Nhưng mãi đến chiều 11-8 đại diện Vietcombank mới làm việc với chị Hương. Và chiều 12-8, Vietcombank có thông cáo chính thức về vụ việc. Trên cơ sở thông tin chị Hương cung cấp, Vietcombank cho rằng chị này đã dùng điện thoại cá nhân truy cập vào trang web giả mạo http://creatingacreator.com/kob/1/index.htm (ngày 28-7) nên thông tin và mật khẩu của chị bị đánh cắp.
Do đó, đêm ngày 3 rạng sáng 4-8, các đối tượng lừa đảo đã truy cập vào tài khoản của chị Hương để chuyển tiền tới nhiều tài khoản tại ba ngân hàng ở Việt Nam và đã rút 200 triệu đồng qua ATM ở Malaysia. Còn 300 triệu đồng do chưa kịp chuyển ra khỏi hệ thống Vietcombank nên được kịp thời khoanh giữ lại và đã trả lại cho chị Hương.
Video đang HOT
Hiện Vietcombank đang phối hợp với chị Hương làm việc với cơ quan chức năng để làm rõ các đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo này. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ chị Hương mà tất cả khách hàng của Vietcombank quan tâm là ai sẽ chịu trách nhiệm với số tiền 200 triệu bị mất, ngân hàng hay chị Hương?
Thông tin của Vietcombank có vẻ như “đổ lỗi” cho chị Hương – đã truy cập vào trang web giả mạo và bị mất mật khẩu tài khoản. Chị Hương cho biết đang rất hoang mang vì không biết tại sao tiền bị mất khi chị không hề nhận được tin nhắn chứa mã OTP (mật khẩu chỉ sử dụng một lần gửi tới chủ tài khoản qua điện thoại) từ Vietcombank để xác thực giao dịch khi đối tượng lừa đảo tiến hành giao dịch.
Bởi vì, muốn thực hiện một giao dịch chuyển tiền qua internet thành công cần qua rất nhiều bước như yêu cầu mã Capcha, nhập mã OTP qua SMS hoặc Smart OTP, khi đó trong vòng 5 phút nếu khách hàng không nhập vào giao dịch thì mã sẽ tự hủy và giao dịch không thực hiện được.
Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Hãng luật Giải phóng, cho rằng trong vụ việc này, Vietcombank phải có trách nhiệm bồi thường 200 triệu bị mất cho chị Hương. Bởi vì, khi nhận tiền gửi của khách, ngân hàng phải có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp, đảm bảo tiền của khách không bị thất thoát. Khi triển khai áp dụng thanh toán điện tử, ngân hàng phải có công cụ đảm bảo chắc chắn người ra lệnh thanh toán là chủ tài khoản.
Theo quy chuẩn của quốc tế, thì bước xác nhận cuối cùng này là OTP (one time password), lệnh chuyển tiền chỉ có hiệu lực khi người đặt lệnh nhập đúng mã OTP vào hệ thống của ngân hàng. Với công cụ này, chủ tài khoản chỉ có thể bị rút trộm tiền, khi bị mất username, password và mất cả điện thoại.
Luật sư Hưng nhận định: “Vietcombank đã áp dụng OTP trong giao dịch trực tuyến nên tại thời điểm tiền bị đánh cắp, có thể OTP bị lỗi hoặc bọn trộm hack được cả OTP. Và, cả hai trường hợp này, lỗi đều thuộc về Vietcombank, nên ngân hàng phải có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng”.
Ở góc nhìn về an toàn mạng, chuyên gia phần mềm Trần Đào Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty DigiNet (chủ sở hữu phần mềm Lemon 3), nhận định về vụ việc này: “Tôi nghĩ phần mềm bảo mật của Vietcombank chưa được hoàn hảo nên đã bị kẻ gian lợi dụng”.
Theo ông Anh, việc bảo mật chỉ với username và password có tính an toàn không cao trong khi sự an toàn trong các giao dịch liên quan đến tiền bạc cần sự an toàn tuyệt đối. Ông cho biết, ngay ở công ty ông, khi nhân viên vào mạng nội bộ, ngoài nhập username và password còn phải nhập thêm mã khác nhằm xác định thời gian truy cập.
Thiết nghĩ, từ vụ việc này Vietcombank cũng như các ngân hàng khác của Việt Nam cần chú ý hơn đến khâu bảo mật cũng như kiểm soát các giao dịch vào ban đêm. Và, cũng qua vụ việc này, nếu Vietcombank xử lý không khéo không chỉ khách hàng của Vietcombank sẽ quay lưng với mình mà nguy cơ tiền của người Việt đổ vào các ngân hàng nước ngoài là hoàn toàn có cơ sở.
Theo Kinh Tế Sài Gòn
Hà Nội hỗ trợ nhà dân quanh hồ Hoàn Kiếm treo hoa trang trí
Các ngôi nhà mặt phố xung quanh hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) sẽ được chỉnh trang màu sơn, hệ thống cửa, ban công... đảm bảo thống nhất, hài hòa, gắn với nét văn hóa đặc trưng. Thành phố sẽ hỗ trợ nhà dân trang trí treo hoa trên mặt tiền công trình.
UBND TP vừa có thông báo số 212/TB-UBND về kết luận của tập thể lãnh đạo UBND TP tại cuộc họp về các phương án cải tạo, chỉnh trang khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm. Theo đó, UBND TP đồng ý với cách tiếp cận nghiên cứu về tổ chức giao thông, không gian kết nối, các điểm nhấn chính xung quanh hồ Hoàn Kiếm. Nghiên cứu thiết kế đồng bộ hệ thống chiếu sáng xung quanh hồ Hoàn Kiếm với chiếu sáng các tòa nhà và các tuyến phố.
Tại vị trí đặt bốt bảo vệ hiện có của UBND quận Hoàn Kiếm cần thiết kế kết hợp trạm hướng dẫn khách du lịch. Thiết kế các công trình nhà vệ sinh công cộng văn minh hiện đại và có thể kết hợp chức năng thông tin, hướng dẫn khách du lịch. Xác định vị trí đặt biển báo, biển ghi chú thông tin phục vụ khách du lịch.
Hà Nộ sẽ tân trang lại mặt tiền các tuyến phố quanh hồ Hoàn Kiếm
Hà Nội khuyến khích các cơ quan, nhà dân treo hoa cây cảnh trên mặt tiền công trình theo vị trí thiết kế dọc các tuyến phố. Bổ sung ghế ngồi nghỉ tại các trục đường dạo quanh hồ phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi và thăm quan của du khách và nhân dân. Các trục đường dạo, vỉa hè thiết kế màu sắc tạo phân luồng lối đi bộ, sử dụng vật liệu lát hè đường đi bộ có bề mặt nhám chống trơn trượt.
Về phương án chỉnh trang các mặt phố xung quanh hồ Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội yêu cầu chỉ nghiên cứu thiết kế chỉnh trang mặt đứng các công trình tại các tuyến phố cụ thể xung quanh hồ Hoàn Kiếm và lân cận về màu sơn, hệ thống cửa, ban công, logia, mái che mái vẩy, đảm bảo thống nhất, gắn với nét văn hóa đặc trưng. Quy định cụ thể về vị trí, kích cỡ bsiển hiệu, biển quảng cáo; nội dung thiết kế biển hiệu, biển quảng cáo do các hãng hàng hóa hoặc nhân dân tự đầu tư thực hiện theo thiết kế được duyệt.
UBND TP Hà Nội giao quận Hoàn Kiếm vận động nhân dân tự sơn sửa chỉnh trang lề mặt công trình (tường nhà mặt ngoài, cửa, mái, ô văng, ban công, lan can, hoa sắt, sân, cổng, tường rào...), dỡ bỏ mái che, mái vẩy cũ sai quy định. Thành phố sẽ hỗ trợ triển khai lắp đặt các hệ thống mái che, mái vẩy và trang trí treo hoa trên mặt tiền công trình trên tinh thần nhà nước và nhân dân cùng làm.
Quang Phong
Theo Dantri
Mất tiền vì trồng cây trái lạ ở Sài Gòn Chỉ nhìn vào hình ảnh quảng cáo bắt mắt, nhiều người đã vội mua những giống cây lạ từ châu Âu với giá cao, đến khi trồng mới phát hiện chất lượng cây và trái không giống với hình. Các loại cây lạ có nguồn gốc từ nước ngoài đang được ưa chuộng tại thị trường TP HCM. Thay vì phải nhập khẩu...