Vụ Lý Tiểu Lộ ho ra máu chỉ là hiểu lầm
Nữ diễn viên được mệnh danh “Tiểu Châu Tấn” khẳng định mình hoàn toàn khỏe mạnh, dù hôm 10/11 báo chí đưa tin Tiểu Lộ ho nhiều và đăng hình ảnh cô với một vệt đỏ ở tay.
Hình ảnh của Lý Tiểu Lộ khiến fan lo lắng cho sức khỏe của cô. Ảnh: Sina.com.cn
Ngày 10/11, Lý Tiểu Lộ (Li Xiaolu) có mặt trong sự kiện quảng bá phim Đường cung mỹ nhân thiên hạ. Ngay khi xuất hiện, Lý Tiểu Lộ đã gây chú ý với bộ trang phục màu nude ấn tượng. Lúc đang trò chuyện với hai bạn diễn Minh Đạo và Trương Đình, “Tiểu Châu Tấn” bỗng liên tục lên cơn ho. Sau đó, khi nhìn thấy vết màu đỏ trong lòng bàn tay cô, mọi người cho rằng Lý Tiểu Lộ ho ra máu.
Nhưng trưa 11/11, trợ lý của nữ diễn viên đã giải thích trên mạng xã hội Weibo, rằng thực ra vệt màu đỏ trong lòng bàn tay Lý Tiểu Lộ là do cô tự vẽ lên để chúc cho bộ phim mới thành công. “Tôi vừa lên Weibo mới biết có sự hiểu nhầm tai hại này. Cảm ơn mọi người đã quan tâm đến Tiểu Lộ, nhưng cô ấy chỉ bị cảm lạnh chứ không đến mức ho ra máu”, trang Sina dẫn lời người trợ lý.
Video đang HOT
Lý Tiểu Lộ đăng bức ảnh giải thích vì sao cô có vệt đỏ ở tay.
Ngay sau đó, bản thân Lý Tiểu Lộ cũng lên tiếng trên trang cá nhân: “Tiểu Lộ để mọi người phải lo lắng rồi, tất cả chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng”.
Diễn viên Trung Quốc Lý Tiểu Lộ sinh năm 1982, đóng phim từ khi còn nhỏ. Cô xuất hiện trong rất nhiều phim truyền hình như Thời niên thiếu Trương Tam Phong, Lữ Bố Điêu Thuyền, Đại Hiệp hồ đồ, Long hổ phá thiên môn, Truyền thuyết ly kỳ, Thập tam cách cách… Cô từng đoạt giải Nữ diễn viên chính xuất sắc tại Liên hoan phim Kim Mã 1999 với phim điện ảnh Thiên dục và được gọi là “Tiểu Châu Tấn” vì gương mặt, vóc dáng hao hao ngôi sao này.
Theo VN Express
Công dụng chữa bệnh của húng chanh
Húng chanh là loại thảo dược có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn, nên húng chanh được dùng để hỗ trợ điều trị cảm cúm, ho, viêm họng, khản tiếng.
Theo các nghiên cứu khoa học gần đây, tinh dầu húng chanh có tính chất kháng sinh mạnh, ức chế nhiều loại vi khuẩn gây viêm đường hô hấp như Staphyloccocus, Streptococcus, D.pneumoniae.....
Một số bài thuốc Nam thường dùng trong dân gian:
- Cảm cúm, cảm sốt, nóng rét, nhức đầu, nghẹt mũi, ho đờm: Húng chanh 15-20 g giã vắt lấy nước cốt uống hoặc thêm gừng, hành mỗi vị 12 g cùng sắc uống và xông cho ra mồ hôi.
- Sốt cao không ra mồ hôi: Húng chanh 20 g, lá tía tô 15 g, gừng tươi 5 g cắt lát mỏng, cam thảo đất 15 g. Sắc uống nóng cho ra mồ hôi.
- Ho, viêm họng: Hái vài lá húng chanh, nhai, ngậm, nuốt nước.
Tinh dầu húng chanh có tính chất kháng sinh mạnh, ức chế nhiều loại vi khuẩn gây viêm đường hô hấp (nguồn ảnh: internet)
- Ho nhiệt, ho ra máu, ho lâu ngày, viêm họng, tắc tiếng: Lá húng chanh tươi 20g rửa sạch thái nhỏ Đường phèn 20g. Cho 2 thứ vào bát, chưng cách thủy xong chắt lấy nước, cho uống từ từ. Xác có thể ăn được hoặc ngậm nút lấy nước. Mỗi ngày làm 1 lần, liên tục 3-5 ngày.
- Viêm họng, viêm thanh quản: Húng chanh 20 g, kim ngân hoa 15 g, sài đất 15 g, củ giẻ quạt 12 g, cam thảo đất 12 g. Sắc uống ngày một thang.
- Ho: Húng chanh 10 g, lá chanh 5 g, vỏ quýt 5 g, gừng tươi 3 g, đường phèn 10 g. Sắc uống ngày một thang.
- Đau nhức do ong đốt: Húng chanh 20 g, muối ăn vài hạt, tất cả đem giã nhỏ hoặc nhai kỹ, nuốt nước, bã đắp vào chỗ ong đốt.
- Dị ứng, nổi mề đay: Lá húng chanh nhai nuốt nước, bã thì đắp hay xoa xát.
Theo Eva
Ngó sen, bổ huyết, cầm máu Ngó sen có tên thuốc là liên ngẫu. Dùng riêng, ngó sen 2-3 khúc, rửa sạch, cắt miếng, giã dập, sắc với 400ml nước còn 100ml, thêm ít mật ong, uống nóng, chữa thổ huyết. Trường hợp chảy máu cam, lấy ngó sen tươi (có thể thêm lá hẹ với lượng bằng nhau) rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống và nhỏ...