Vụ Lý Nguyễn Chung: Tòa có nên trả hồ sơ?
Đã có đủ căn cứ kết tội bị cáo Lý Nguyễn Chung nên việc tòa kết án và kiến nghị làm rõ việc có đồng phạm hay không cũng không có gì sai.
Trước hết, phải khẳng định TAND tỉnh Bắc Giang đã xét xử và định tội bị cáo Lý Nguyễn Chung dựa trên chứng cứ đầy đủ và chắc chắn.
Đủ căn cứ kết án Chung
Theo dõi kỹ diễn tiến phiên tòa cũng như lập luận của HĐXX, tôi cho rằng việc xác định bị cáo Chung phạm tội giết người trong trường hợp này là có căn cứ pháp luật. Việc kết tội của bản án sơ thẩm dựa vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa chứ không phải chỉ dựa vào lời nhận tội của bị cáo Chung.
Tôi có thể dẫn chứng tất cả chứng cứ, kể cả lời khai khác biệt của nhân chứng mới Nguyễn Thị Thu Hà đều được HĐXX làm rõ trong các giai đoạn xét hỏi, tranh luận và nghị án. Chẳng hạn, lời nhận tội của bị cáo Chung phù hợp với lời khai của cha bị cáo, phù hợp với lời khai của mẹ kế của bị cáo. Nó cũng phù hợp với lời khai của chị dâu của bị cáo (khai được Chung đưa cho xem hai chiếc nhẫn vàng mà Chung cướp được), phù hợp với lời khai của người cho Chung ở nhờ khi trốn và đặc biệt còn phù hợp với dấu vết (bàn chân trái) mà Chung để lại hiện trường gây án… Do vậy, đã có đủ cơ sở để kết án bị cáo.
Kỹ năng viết án làm dư luận hiểu chưa đúng
Việc bản án sơ thẩm kiến nghị CQĐT tiếp tục làm rõ một số nội dung khác để xử lý theo quy định của pháp luật là cần thiết. Tuy nhiên, trong vụ án đang xét xử thì thẩm quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ chứng minh tội phạm hoàn toàn thuộc về HĐXX. Do vậy, phần nhận định của bản án sơ thẩm phải xác định rõ nội dung kiến nghị là gì, như thế nào để dư luận hiểu đúng vụ việc mà tòa đã xét xử.
Bị cáo Lý Nguyễn Chung tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: T.Phan
Video đang HOT
Ở đây, tôi cho rằng kỹ năng viết án của thẩm phán đã làm cho dư luận hiểu không đúng sự việc. Đã có những ý kiến cho rằng việc buộc tội, xét xử bị cáo Chung là không chắc chắn, dạng như chưa rõ ai là hung thủ đã xét xử. Thay vì kết án và kiến nghị CQĐT tiếp tục làm rõ thì HĐXX phải trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Tuy nhiên, trong vụ án này, như đã nói ở trên, các chứng cứ đã đủ để kết tội bị cáo Chung là hung thủ, chỉ có điều HĐXX muốn kiến nghị làm rõ thêm có đồng phạm của bị cáo hay không… Do đó, việc HĐXX không trả hồ sơ để điều tra bổ sung mà vẫn kết án bị cáo và kiến nghị là không có gì sai.
Nhân chứng không được tranh luận, suy luận buộc tội
Cạnh đó, xét về nhân chứng mới, khi tham gia phiên tòa với tư cách người làm chứng, bà Nguyễn Thị Thu Hà phải tuân theo quy định của BLTTHS. Đó là người nào biết được những tình tiết có liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng. Người làm chứng trình bày về những gì mà họ biết về vụ án. Các cơ quan có thẩm quyền không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày nếu họ không nói rõ vì sao biết được tình tiết đó. Tại phiên tòa, khi được hỏi người làm chứng sẽ trình bày về những tình tiết vụ án mà họ biết, người làm chứng không được tham gia tranh luận.
Tuy nhiên, tại phiên tòa sơ thẩm, bà Hà lại được HĐXX cho trình bày một bản luận cứ 14 điểm theo hướng xác định bị cáo Chung không phạm tội và buộc tội ông Chấn… là không phù hợp với nghĩa vụ mà pháp luật quy định đối với người làm chứng tại phiên tòa.
Về phần luật sư của bị cáo Chung, đành rằng trong vụ án bị cáo nhận tội nhưng khi tranh luận, luật sư lại phản bác ý kiến có lợi cho thân chủ của người làm chứng để đưa ra các lập luận nhằm kết luận theo hướng bất lợi cho thân chủ. Đây là một điều rất ít xảy ra trong thực tiễn xét xử.
Nếu cẩn trọng thì nên trả hồ sơ Sau phiên tòa sơ thẩm, Pháp luật TP.HCM cũng nhận được ý kiến của nguyên Chánh Tòa Hình sự TAND Tối cao Đinh Văn Quế. Ông Quế có quan điểm khác so với ông Phạm Công Hùng về việc tòa nên trả hồ sơ để điều tra bổ sung hay vẫn kết án bị cáo. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc. Theo ông Quế, việc HĐXX kết án bị cáo Chung và kiến nghị CQĐT tiếp tục làm rõ một số tình tiết trong vụ án, về mặt quy định tố tụng hình sự là không có gì sai. Tuy nhiên, ở đây các tình tiết chưa được làm rõ này không nằm ngoài vụ án và cho thấy có dấu hiệu nghi ngờ về việc bỏ lọt tội phạm. Chẳng hạn một số vật chứng không thu giữ được hay bị thất lạc; một số dấu vết tại hiện trường vụ án, trên tang vật chưa xác định được là gì, của ai; lời trình bày của người làm chứng mới tại phiên tòa có mâu thuẫn với người làm chứng và người liên quan khác… Do đó, nếu cẩn trọng thì HĐXX hoàn toàn có quyền trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung vì luật cho phép, thay vì cứ kết án bị cáo Chung và kiến nghị tiếp tục điều tra làm rõ. Làm như thế thì giữa nhận định của HĐXX với quyết định trả hồ sơ thể hiện được sự nhất quán.
Phạm Công Hùng, nguyên Thẩm phán Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM
Theo_Dân việt
Cố tình khai gian dối, nhân chứng có thể bị phạt tới 7 năm tù
Đó là nhìn nhận của luật sư Chu Mạnh Cường - Trưởng VPLS Danh Chính (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) khi trao đổi với phóng viên , ngay sau phiên tòa sơ thẩm xử Lý Nguyễn Chung sáng 23-7-2015.
Cụ thể, luật sư Chu Mạnh Cường nói: Rút kinh nghiệm từ vụ án của ông Nguyễn Thanh Chấn, các cơ quan tiến hành tố tụng đã rất thận trọng trong quá trình thu thập, xem xét và đánh giá chứng cứ.
Nhằm giải quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện và công bằng, cơ quan tiến hành tố tụng không chỉ căn cứ vào lời khai nhận tội của bị cáo Lý Nguyễn Chung, mà còn xem xét, đánh giá tất cả các chứng cứ khác có liên quan, như lời khai nhân chứng, người liên quan, kết quả giám định, dấu vết tại hiện trường...
Tại phiên tòa xét xử Lý Nguyễn Chung, lời khai của nhân chứng mới - bà Nguyễn Thị Thu Hà khiến không ít người phải sửng sốt
Đặc biệt, việc đưa bà Nguyễn Thị Thu Hà tham gia phiên tòa với tư cách nhân chứng càng thể hiện sự thận trọng trong việc làm rõ sự thật vụ án. Việc bà Hà có những lời khai, chứng cứ, quan điểm khác với những chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, khác với quan điểm truy tố của VKS cần phải làm rõ và thực tế là đã được làm sáng tỏ ngay tại phiên xử.
Đối với mức án 12 năm tù cho cả 2 tội danh mà tòa án tuyên phạt đối với bị cáo là phù hợp. Bởi tuy bị cáo phạm cùng lúc 2 tội đặc nghiêm trọng là "Giết người" và tội "Cướp tài sản", song ở thời điểm gây án, Chung mới chỉ hơn 14 tuổi nên theo quy định của pháp luật, hình phạt cao nhất đối với người chưa đủ 16 tuổi sẽ không được vượt quá 12 năm tù.
- Tham gia phiên tòa với tư cách nhân chứng, bà Nguyễn Thị Thu Hà đã có nhiều lời khai gây "sốc", luật sư nhìn nhận thế nào về các lời khai của nhân chứng mới trong vụ án?
Luật sư Chu Mạnh Cường: Theo quy định của pháp luật thì bất cứ người nào biết được các tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến tòa để làm chứng. Người làm chứng có nghĩa vụ khai báo trung thực tất cả những gì mà mình biết về vụ án. Với tư cách là nhân chứng, bà Hà có quyền khai báo tất cả những tình tiết mà bà này biết về vụ án.
Ở góc độ khác, pháp luật cũng quy định trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Quá trình giải quyết vụ án Lý Nguyễn Chung, lời khai của bà Hà chỉ là một trong những chứng cứ của vụ án. Và do những lời khai của bà Hà không có cơ sở, không phù hợp với các chứng cứ khác, nên không được HĐXX chấp nhận.
- Kết thúc phiên tòa, HĐXX đã khẳng định lời khai của nhân chứng mới không có căn cứ, chỉ mang tính suy diễn và trước đó Kiểm sát viên cũng có quan điểm tương tự. Theo luật sư, việc bà Hà ra tòa khai báo như vậy có phải chịu trách nhiệm gì không?
Luật sư Chu Mạnh Cường: Làm chứng vừa là quyền nhưng cũng đồng thời là nghĩa vụ của mọi công dân. Người làm chứng phải có nghĩa vụ khai báo trung thực tất cả những gì mà người làm chứng biết về vụ án.
Về nguyên tắc, ngay cả trong trường hợp những lời khai, chứng cứ của người làm chứng cung cấp không được các cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận, nhưng nếu không chứng minh được họ cố tình khai báo gian dối, cung cấp chứng cứ sai sự thật thì người làm chứng cũng không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Ngược lại, nếu có đủ căn cứ chứng minh rằng người làm chứng vì động cơ nào đó đã cố tình khai báo gian dối, cung cấp chứng cứ mà họ biết rõ là sai sự thật thì hành vi của người làm chứng đã vi phạm pháp luật. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cơ quan chức năng có thể quyết định xử lý hành chính hoặc hình sự.
Điều 307 của Bộ luật Hình sự quy định về tội "Khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật". Cụ thể là "Người làm chứng khai báo gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật thì phải chịu trách nhiệm hình sự". Mức hình phạt cao nhất quy định cho tội danh này là bảy năm tù giam.
- Nếu xem xét trách nhiệm khai báo của nhân chứng thì cơ quan nào phải thực hiện và trình tự, thủ tục ra sao - thưa luật sư?
Luật sư Chu Mạnh Cường: Trường hợp có dấu hiệu, căn cứ cho rằng nhân chứng đã cố tình khai báo gian dối, cung cấp tài liệu mà họ biết rõ là sai sự thật, thì người bị xâm hại từ hành vi khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật đó có quyền yêu cầu cơ quan chức năng (Tòa án, VKS hoặc CQĐT) điều tra, xác minh, làm rõ để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Trên cơ sở người bị xâm hại lợi ích từ những lời nhân chứng khai báo gian dối và yêu cầu của họ, các cơ quan chức năng sẽ điều tra, xác minh. Sau khi điều tra, xác minh nếu có đủ căn cứ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và động cơ, mục đích cũng như hậu quả đối với xã hội để có quyết định hình thức xử lý phù hợp.
Theo_An ninh thủ đô
Hà Nội: Mời không uống, đâm chết bạn nhậu giữa đêm Hai nhóm thanh niên đã xảy ra xô xát ngay trong đêm với lý do mời bia không uống, dẫn đến hậu quả đáng buồn. Khoảng 0h45' ngày 15/06/2015, chị Nguyễn Thị Lệ (SN 1997, tru tai thôn Hạ Quất - xã Hợp Tiến (Mỹ Đức, Hà Nội), hiện là nhân viên quán bia E1 Bách Khoa (Hà Nội) gọi điện thoại cho...