Vụ ly hôn vợ Việt mất 400 tỷ: HĐXX “làm thay” nghĩa vụ đương sự?
Tại cả hai phiên xét xử sơ thẩm và phúc thẩm vụ án tranh chấp tài sản sau ly hôn do ông Chang Koon Yuen (sinh năm 1954, quốc tịch Singapore là nguyên đơn) khởi kiện
Bị đơn là bà Châu Hồng Loan có đơn xin xét xử vắng mặt. Ông Chang cho rằng, HĐXX đã “làm thay” nghĩa vụ chứng minh của bị đơn, trái quy định của pháp luật.
Dấu hiệu giả mạo chứng cứ
Tại phiên xét xử sơ thẩm của TAND quận 2, TP.HCM diễn ra vào tháng 12, nhiều đương sự đã có đơn xin xét xử vắng mặt. Đó là bà Châu Hồng Loan – vợ cũ của ông Chang và là bị đơn. Người cho vay tiền là bà Đinh Mai Hương (Hà Nội) cùng những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan như mẹ bà Loan, các văn phòng công chứng cũng không cử người đại diện tham gia phiên tòa.
Tương tự, tại phiên xét xử phúc thẩm diễn ra vào chiều qua (10.4), ngoài nguyên đơn là ông Chang (ủy quyền cho ông Trần Đức Tuấn) có mặt, bà Châu Hồng Loan và những đương sự khác tiếp tục vắng mặt tại tòa.
Ông Tuấn nêu: “Một phiên tòa hết sức lạ lùng. Kể cả trong phiên xét xử sơ thẩm, có dấu hiệu HĐXX chứng minh thay cho bị đơn là bà Loan. Bà Loan là bị đơn trong vụ tranh chấp nhưng không đến phiên tòa để chứng minh, tham gia tranh luận để làm rõ các vấn đề đang tranh chấp”.
Có trong tay khối bất động sản trị giá hơn 400 tỷ đồng nhưng sau ly hôn ông Chang cùng 3 người con trắng tay phải đi thuê nhà để ở.
Điển hình nhất là vụ việc bà Châu Hồng Loan mượn tiền của bà Đinh Mai Hương. Theo 2 tờ giấy mượn tiền viết tay mà bà Loan cung cấp cho tòa án thì giấy mượn tiền lần thứ nhất ghi vào ngày 26.6.2007, bà Loan mượn của bà Hương 3 tỷ 100 triệu đồng. Giấy mượn tiền ngày 28.11.2008 ghi bà Loan mượn của bà Hương 3 tỷ 500 triệu đồng. Tính cả gốc và lãi đưa ra để tòa án buộc ông Chang phải chịu 1/2 khoản nợ này là hơn 15,48 tỷ đồng (nợ gốc 6,6 tỷ đồng và lãi từ năm 2007 đến nay là hơn 8,88 tỷ đồng).
Theo ông Chang, đây là giấy tờ giả mạo. Bởi không có một người bình thường nào cho người vay tiền từ năm 2007, chưa trả được đến 2008 lại cho vay tiếp số tiền không phải là nhỏ. Trong khi theo đơn trình bày của bà Hương và bà Loan, bà Loan chỉ trả lãi được có mấy tháng, sau đó bà Hương liên lạc đòi thì bà Hương lấy lý do vay cho chồng là ông Chang nhưng ông Chang liên tục gây khó khăn.
Mặt khác, một điểm hết sức vô lý nữa mà phía ông Chang đưa ra là ông Chang không hề biết bà Hương là ai, không biết khoản vay nợ trên. Trong khi bà Hương ở Hà Nội, bà Loan ở TP.HCM, thì có lý do gì đảm bảo để bà Hương cho bà Loan vay số tiền lớn như vậy? Ngoài ra, tại thời điểm năm 2007, bà Hương mới 30 tuổi, bà Hương làm gì để có khoản tiền lớn mà cho một người ở tận TP.HCM vay hơn chục năm trời không đi đòi nợ?
Hội đồng xét xử “làm thay” nghĩa vụ của đương sự?
Video đang HOT
Căn nhà tại 184 Bàu Cát, quận Tân Bình là tài sản đang tranh chấp, bà Loan sang nhượng trái quy định của pháp luật nhưng không được TAND quận 2 xem xét.
Ông Chang cho rằng TAND quận 2 đã “chứng minh thay” cho bị đơn là bà Loan và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là bà Hương. Bởi chưa bao giờ bà Loan và bà Hương xác nhận đây là khoản nợ chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Trong quá trình chung sống cũng như khi ly hôn, bà Loan không buộc ông Chang trả khoản nợ này.
Bà Loan và bà Hương cũng không tham gia phiên tòa. Bởi vậy, tòa án không tranh luận, xác minh được giấy vay tiền là thật hay giả mạo, không xác minh được mối quan hệ như thế nào giữa bà Loan và bà Hương, mối quan hệ đó có thật hay không.
Tuy nhiên, HĐXX TAND quận 2 tự suy đoán và căn cứ vào những chứng cứ không mang tính pháp lý trên là giấy mượn tiền và qua bản khai của bà Loan, bà Hương, cho rằng khoản nợ được xác lập trong thời kỳ hôn nhân thì vẫn được tính là nợ chung của vợ chồng nên buộc ông Chang phải “gánh” 1/2 số nợ là 7,74 tỷ đồng.
Phía ông Chang cho rằng, nhiều nội dung HĐXX nhận định là theo ý chí của HĐXX chứ không phải là do bị đơn đưa ra. Những lập luận, dẫn chứng mà nguyên đơn, ông Chang đưa ra để bảo vệ nội dung khởi kiện tại phiên sơ thẩm cũng như nội dung kháng cáo tại phiên phúc thẩm đều là do HĐXX bác bỏ mà không phải do bị đơn hay những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tranh luận, bởi họ đều không có mặt.
Mặt khác, theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung vợ chồng, khi phân chia có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên để đảm bảo sự công bằng, quyền và lợi ích mỗi bên được đảm bảo. Tuy nhiên, ông Chang chứng minh rất rõ bà Loan là người không có công việc và thu nhập ổn định, không chứng minh được nguồn tài chính bỏ vào khối tài sản chung.
Hai căn nhà 218, 220 (Nguyễn Văn Hưởng, Thảo Điền, quận 2) hình thành trong thời kỳ hôn nhân nhưng chủ yếu từ tiền của mẹ và chị gái ông Chang, tiền tích cóp của ông Chang nhưng lại không được phân chia.
Ông Chang cung cấp sao kê chứng minh những lần mẹ và chị gái ông từ Singapore gửi tiền sang (khoảng 3 triệu USD) tương ứng với thời gian, số tiền mà ông Chang và bà Loan mua các tài sản là bất động sản, nhưng không được tòa án xem xét, đánh giá đúng.
“Với việc bản án chỉ công nhận 2 tài sản là quyền sử dụng đất tại Hà Nội, Hải Phòng là tài sản chung trong tổng số 8 bất động sản là hết sức vô lý. Bởi tất cả 8 bất động sản trị giá hơn 400 tỷ đồng đều hình thành trong thời kỳ hôn nhân thì theo luật định phải được công nhận là tài sản chung vợ chồng.
Việc chứng minh tài sản riêng là nghĩa vụ của đương sự. Ở vụ án này, nếu tòa án phán quyết 6 tài sản còn lại là của bà Loan thì bà Loan phải chứng minh đó là tài sản được mua, tặng cho riêng của bà Loan. Ai tặng cho, bà Loan lấy nguồn tiền nào để mua, tòa án cần phải làm rõ những vấn đề này…”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Chiều ngày 9.4, HĐXX phiên phúc thẩm đã phải tạm dừng phiên tòa để điều tra, xác minh, thu thập thêm chứng cứ. Phiên xử tiếp theo diễn ra vào ngày 17.4.
Dân Việt sẽ tiếp tục thông tin diễn biến vụ việc.
Như Dân Việt đã đưa tin, ngày 19.12.2018, TAND quận 2 (TP.HCM) đã phán quyết vụ Tranh chấp tài sản chung sau khi ly hôn giữa ông Chang Koon Yuen và bà Châu Hồng Loan. Theo đó, ông Chang chỉ được chia phần tài sản trị giá 6.350.259.493 đồng từ số tài sản là 8 bất động sản trị giá 400 tỷ đồng, được mua từ tiền mẹ và chị gái của ông gửi từ Singapore và do ông tích cóp mấy chục năm làm việc mà có.
Hơn nữa, TAND quận 2 còn tuyên buộc ông phải trả số tiền 1.389.890.507 đồng (sau khi đối trừ tiền ông được hưởng là 6.350.259.493 đồng) mà vợ ông đã vay trước đó mà ông không hề hay biết.
Cho rằng bản án là “vô lý” khi tuyên ông mất trắng toàn bộ tài sản trị giá hơn 400 tỷ đồng, ông Chang Koon Yuen đã kháng cáo bản án và kêu cứu tới nhiều nơi. Đồng thời, ông Chang tố cáo bà Loan có dấu hiệu tẩu tán tài sản, làm giả giấy tờ.
Theo Danviet
Vụ "ly hôn vợ Việt mất 400 tỷ": Tạm dừng phiên xét xử
Chiều nay (10.4) TAND TP.HCM đã đưa ra xét xử phúc thẩm vụ tranh chấp tài sản chung sau khi ly hôn giữa ông Chang Koon Yuen (sinh năm 1954, quốc tịch Singapore) và bà Châu Hồng Loan (đều ngụ tại TP.HCM).
Nguyên nhân do ông Chang kháng cáo bản án sơ thẩm của TAND quận 2 (TP.HCM) khi tuyên ông "mất trắng" toàn bộ tài sản trị giá 400 tỷ đồng sau ly hôn là vô lý.
Chiều nay, TAND TP.HCM đã đưa ra xét xử phúc thẩm vụ Tranh chấp tài sản chung sau khi ly hôn giữa ông Chang Koon Yuen (sinh năm 1954, quốc tịch Singapore) và bà Châu Hồng Loan (đều ngụ tại TP.HCM) do ông Chang kháng cáo bản án sơ thẩm của TAND quận 2 khi tuyên ông "mất trắng" toàn bộ tài sản trị giá 400 tỷ đồng sau ly hôn là vô lý.
Người vợ xin xét xử vắng mặt
Tại phiên xét xử phúc thẩm cũng như tại phiên sơ thẩm trước đó, bà Loan cũng như những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đều có đơn xin xét xử vắng mặt. HĐXX phiên phúc thẩm chiều nay tập trung làm rõ các vấn đề xung quanh nội dung kháng cáo của ông Chang.
Trình bày trước tòa, ông Trần Đức Tuấn, đại diện cho ông Chang nêu: Phía nguyên đơn (ông Chang) vẫn giữ nguyên yêu cầu theo nội dung trong kháng cáo.
Ông Chang Koon Yuen cho rằng bản án tuyên ông mất trắng tài sản hơn 400 tỷ là "vô lý chưa từng có".
Theo đó, ông Chang kháng cáo nội dung chia tài sản chung; yêu cầu hủy giấy chứng nhận, hủy hợp đồng tặng cho, hủy các văn bản công chứng, không chấp nhận khoản nợ, không chấp nhận chia tài sản 50% đối với các tài sản được chia mà là 80% và tính theo giá trị tại thời điểm phát mãi, chứ không phải 6.350.259.493 đồng như tòa sơ thẩm đã định.
Ông Tuấn đưa ra các căn cứ chứng minh toàn bộ tài sản có được trong thời kỳ hôn nhân là tài sản được mua từ tiền của bà mẹ ông Chang từ Singapore chuyển sang (khoảng 3 triệu USD) và tiền ông tích cóp mấy chục năm tại Việt Nam. Những lần chuyển tiền đều tương ứng với thời gian mua các bất động sản.
Ông Tuấn bảo lưu quan điểm: Những văn bản công chứng xác nhận bị đơn, bà Loan là người có quyền sử dụng chứ không xác nhận bà Loan có quyền sở hữu. Ông Chang cũng không xác nhận cho bà Loan vấn đề này. Bởi vậy, bà Loan không có quyền đơn phương đem tặng cho, chuyển nhượng.
Hơn nữa, có những văn bản bà Loan chỉ cung cấp được bản photocopy không có chứng thực thì đó không được xem là căn cứ pháp lý. Ví dụ như về quyền sở hữu nhà đất tại số 220 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, quận 2, bà Loan cung cấp một bản photocopy văn bản thỏa thuận tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên văn bản nói rõ bà Loan chỉ có quyền "sử dụng" chứ không hề đề cập đến đó là tài sản riêng của bà Loan. Hơn nữa bà Loan không cung cấp được bản gốc hoặc bản sao y chứng thực nên bên nguyên đơn nghi ngờ tính xác thực của văn bản thỏa thuận này.
Thậm chí, có những giao dịch được xem là vô hiệu nhưng tòa án vẫn căn cứ vào giao dịch vô hiệu để xác định tài sản đó là của riêng bà Loan. Ví dụ như thửa đất tại tỉnh Bình Dương, trong khi tài sản đang tranh chấp, tòa án đang thụ lý giải quyết thì bà Loan làm hợp đồng tặng cho mẹ mình là bà Mai Lan Phương (SN 1942) và được tỉnh Bình Dương cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là trái pháp luật.
Hai căn nhà 218 và 220 (Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, quận 2) trong số 8 bất động sản đang tranh chấp.
Tạm dừng phiên xét xử vì cần thu thập chứng cứ
Sau khi nghỉ giữa giờ, HĐXX phiên phúc thẩm đã quyết định tạm dừng phiên xét xử vì cần thu thập chứng cứ, xác minh, làm rõ thêm nhiều vấn đề của vụ án. Phiên xét xử sẽ tiếp tục vào ngày 17.4.
Như Dân Việt đã đưa tin, ngày 19.12.2018, TAND quận 2 đã phán quyết vụ tranh chấp tài sản chung sau khi ly hôn giữa ông Chang Koon Yuen và bà Châu Hồng Loan. Theo đó, ông Chang chỉ được chia phần tài sản trị giá 6.350.259.493 đồng từ số tài sản là 8 bất động sản trị giá 400 tỷ đồng, được mua từ tiền mẹ ông gửi từ Singapore và do ông tích cóp mấy chục năm làm việc mà có.
Hơn nữa, TAND quận 2 còn tuyên buộc ông phải trả số tiền 1.389.890.507 đồng (sau khi đối trừ tiền ông được hưởng là 6.350.259.493 đồng) mà vợ ông đã vay trước đó mà ông không hề hay biết.
Cho rằng bản án là "vô lý" khi tuyên ông mất trắng toàn bộ tài sản trị giá hơn 400 tỷ đồng, ông Chang Koon Yuen đã kháng cáo bản án và kêu cứu tới nhiều nơi. Đồng thời, ông Chang tố cáo bà Loan có dấu hiệu tẩu tán tài sản, làm giả giấy tờ.
Dân Việt sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.
Theo Danviet
Sau ly hôn vợ Việt mất 400 tỷ, người đàn ông Singapore kêu cứu Ngày 19.12.2018, TAND quận 2 (TP.HCM) đã phán quyết vụ tranh chấp tài sản chung sau khi ly hôn giữa ông Chang Koon Yuen (quốc tịch Singapore) và bà Châu Hồng Loan (đều ngụ tại TP.HCM). Cho rằng bản án là "vô lý" khi tuyên ông mất trắng toàn bộ tài sản trị giá hơn 400 tỷ đồng, ông Chang Koon Yuen đã...