Vũ Luân: ‘Tôi độc thân nhưng không cô đơn’
Ở tuổi gần 50, khi không có show, nghệ sĩ cải lương Vũ Luân lái xe cùng bạn bè rong ruổi Đà Lạt, Phan Thiết, Vũng Tàu…
Vũ Luân cho biết được không ít khán giả quan tâm cuộc sống riêng, lo anh lẻ loi sau ánh đèn sân khấu, nhất là khi mẹ diễn viên đã qua đời. Tuy vậy, nam diễn viên hài lòng cuộc sống hiện tại. Anh nói: “Lịch làm việc thường kín nên tôi không có thời gian để buồn hay cô đơn. Những gì tôi có được hôm nay đều do tổ nghề đãi. Cho nên, tôi luôn muốn tận dụng khoảng thời gian còn sức khỏe để dành tâm huyết cho nghệ thuật, đền ơn tổ nghiệp và góp phần truyền ‘lửa nghề’ cho các diễn viên trẻ”.
Khác một Vũ Luân năng động trên sân khấu, đời thường, nghệ sĩ sống khá khép kín, ngại giao tiếp. Anh có tài khoản mạng xã hội nhưng không “nghiện’, chỉ xem là phương tiện để giới thiệu những hoạt động của bản thân. Ngoài công việc, anh thường chỉ ở nhà nghỉ ngơi hoặc cùng bạn thân lái xe đi Đà Lạt, Phan Thiết, Vũng Tàu… nghỉ dưỡng để “nạp” lại năng lượng tiếp tục làm việc.
Nghệ sĩ Vũ Luân (trái) bên nghệ sĩ gạo cội Vũ Linh. Ảnh; Facebook Vũ Luân.
Hơn 30 năm gắn bó cải lương, Vũ Luân nói anh thấy may mắn vì nhận được nhiều tình cảm thương yêu của khán giả, nhất là các khán giả lớn tuổi. Có người xem Vũ Luân như con cháu, gặp chuyện buồn phiền đều tìm đến tâm sự như người nhà. Nghệ sĩ nhớ nhất lần anh lưu diễn ở Mỹ, một khán giả bệnh thập tử nhất sinh mà vẫn chờ dịp xem anh diễn lần cuối. “Với tôi, đó là những món nợ ân tình không thể nào quên”, anh cho biết.
Ngoài biểu diễn, điều hành công ty riêng, Vũ Luân còn dành thời gian hoạt động từ thiện. Đợt dịch, anh cùng đồng nghiệp, bạn bè tặng 10.000 khẩu trang cho bệnh nhân các bệnh viện 115, Nhi Đồng ở TP HCM… Nhóm của anh cũng đến thăm các cụ già neo đơn ở viện dưỡng lão Vinh Sơn và chùa Diệu Pháp nhân mùa Vu Lan. Anh nói: “Tôi muốn hồi hướng công đức này cho mẹ tôi để ở một nơi nào đó bà có thể mỉm cười khi thấy con trai sống và làm nghề một cách tử tế”. Nam nghệ sĩ hy vọng sắp tới có thể lập một nhóm từ thiện để cùng nhau chung tay góp sức giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
Nghệ sĩ Vũ Luân hoạt động từ thiện ở TP HCM.
Bén duyên sân khấu từ 20 tuổi, Vũ Luân nhanh chóng được khán giả chú ý vì ngoại hình và giọng hát gợi nhớ nghệ sĩ gạo cội Vũ Linh. Được nghệ sĩ Bạch Long dìu dắt, anh sớm tỏa sáng, cùng Tú Sương là đôi diễn viên được khán giả yêu thích suốt mấy chục năm qua. Tuy nhiên, từ năm 2018, trên sân khấu của nhóm xã hội hóa Vũ Luân, khán giả không còn thấy đôi “tiên đồng – ngọc nữ” của làng cải lương xuất hiện bên nhau. Anh cho biết: “Tôi và Tú Sương không có mâu thuẫn gì cả. Song, trong cuộc sống, có những lúc dù gắn bó, vẫn phải có điểm dừng khi không còn phù hợp. Tôi rất tiếc vì điều đó”.
Hiện Vũ Luân diễn cặp cùng đào trẻ Khánh Tâm, cùng tham gia một số vở cải lương như: Thanh Xà – Bạch Xà, Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài, Tứ tử đỗ đăng khoa, Huyết ma tâm pháp, Tiết Thiệu và Thái Bình công chúa … được nhiều khán giả quan tâm, đón nhận. Nghệ sĩ nói: “Khánh Tâm nhỏ hơn tôi cả tuổi đời lẫn tuổi nghề nhưng chịu khó học hỏi nên chúng tôi diễn chung ăn ý. Là bậc đàn anh, tôi muốn dìu dắt, lăng xê những diễn viên trẻ có tiềm năng làm đào chánh để sân khấu cải lương có thêm sắc màu mới”. Anh dự định mở lớp đào tạo diễn viên cải lương chuyên nghiệp, mời các nghệ sĩ gạo cội có kinh nghiệm truyền nghề.
Sau khi vở cải lương Tiết Thiệu và Thái Bình truyện ra mắt trên kênh cá nhân thu hút hàng chục nghìn lượt xem, Vũ Luânbắt tay vào dự án mới.Anhhợp tác Kim Hi – một người bạn – thực hiện vở cải lương Khuynh thế giai nhân, do anh làm đạo diễn. Theo Vũ Luân, một trong những thuận lợi của anh khi thực hiện các dự án cải lương là anh có phim trường rộng 500 mét vuông tại quận Tân Phú với kinh phí xây dựng gần hai tỷ đồng.
Nghệ sĩ Vũ Luân và chị Kim Hi – một người bạn của anh – khi ra mắt vở cải lương “Khuynh thế giai nhân”.
Vũ Luân tên thật Lương Văn Bình, sinh năm 1972. Năm 1992, anh tham gia nhóm Đồng ấu Bạch Long, được nghệ sĩ Bạch Long đặt cho nghệ danh Vũ Luân vì thấy anh “có nhiều nét giống Vũ Linh”. Sau khi đi hát và nổi tiếng, năm 2002, anh lập đoàn xã hội hóa lấy tên mình, chuyên diễn các vở tuồng cổ. Năm 2007, anh đoạt giải diễn viên xuất sắc Trần Hữu Trang lần 10. Năm 2015, anh được trao danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú. Anh để lại ấn tượng qua các vai diễn: Từ Hải Thọ vở Xử bá đao Từ Hải Thọ, Lương Sơn Bá vở Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài, Ngô Phù Sai vở Giang sơn mỹ nhân, Lê Quyết vở Trời Nam…
Tân cổ “Chung vầng trăng đợi” do nghệ sĩ Vũ Luân – Khánh Tâm thể hiện.
Tại sao phụ nữ không thể thiếu đàn ông trong cuộc đời? '3' lý do này rất thực tế
Khi đến một độ tuổi nhất định, cho dù đó là đàn ông hay phụ nữ. Tất cả đều cần phải có một người bạn có thể đi cùng nhau quàng đường dài tiếp theo.
Nếu không có bạn bè, bạn sẽ cảm thấy cô đơn, đặc biệt là phụ nữ, cần nhiều hơn một bờ vai đàn ông đáng tin cậy trong cuộc đời.
Tại sao phụ nữ không thể thiếu đàn ông trong một thời gian dài?
Những lý do "3" rất thực tế:
1. Sẽ làm bố mẹ lo lắng
Để nuôi con gái lớn lên, cha mẹ phải mất rất nhiều công sức chăm sóc, nuôi dạy từ thời thơ ấu cho đến khi trưởng thành. Thế nhưng khi con gái đến tuổi trưởng thành, và ở độ tuổi kết hôn mà vẫn không tìm được đối tượng nào phù hợp, họ sẽ rất lo lắng và sợ con gái mình sẽ ế và lẻ bóng.
Có lẽ bây giờ nhiều người trẻ nghĩ rằng, việc kết hôn không quan trọng, họ có thể tự chăm sóc bản thân tốt. Nhưng bố mẹ thì khác, khi họ con sống, đó vẫn là mối lo về con cái khi chưa yên bề gia thất.
Người già thường có cái nhìn sâu sắc và xa hơn. Có thể khi còn trẻ đẹp, các cô gái sẽ vô tư, không quá quan trọng việc kết hôn, nhưng nếu đến tuổi già, khi sức khỏe và mọi thứ suy giảm, họ mới thấu hiểu những sự bất lực và tiếc nuối. Và bố mẹ, khi đã cao tuổi, họ sẽ cảm thấy ghen tị với hạnh phúc của người khác khi thấy gia đình người ta đầy đủ con cháu sum vầy.
2. Thời gian tốt nhất không nên trì hoãn việc sinh con
Thời hoàng kim của một người phụ nữ là từ 20 đến 30 tuổi. Nếu bạn độc thân, bạn sẽ bỏ lỡ khoảng thời gian tốt nhất của thì con gái. Nó sẽ còn đau khổ hơn nữa khi mà không thể sinh con, bởi nếu càng sinh muộn sẽ càng làm tăng chỉ số rủi ro. Và phụ nữ khi đã qua ba mươi tuổi không còn quá nổi trội để có thể lựa chọn.
Đàn ông sẽ lựa chọn nghiêng nhiều hơn đến việc tìm một người phụ nữ trẻ hơn mình để kết hôn. Nếu người phụ nữ ngoài ba mươi muốn tìm kiếm một người đàn ông phù hợp về mọi mặt là khó khăn hơn. Vì vậy, phụ nữ phải lên kế hoạch sớm, đừng hối tiếc về sau, ngay cả khi bạn hối tiếc, nó cũng không còn hữu ích nữa.
3. Trải nghiệm hương vị của sự cô đơn
Những người trẻ tuổi thực sự có thể tận hưởng bất cứ điều gì họ muốn, khi cuộc sống độc thân một mình. Nhưng đó chỉ là khoảng thời gian trẻ tuổi. Một khi tuổi trẻ qua đi, chúng ta sẽ trải nghiệm sự cô đơn khi đến tuổi già.
Lúc này nhiều người mới hối hận, tại sao khi còn trẻ không tìm một đối tác, để không phải ảm đạm khi về già. Dù phụ nữ có mạnh mẽ và độc lập đến đâu, rốt cuộc cũng cần có một người có thể dựa vào nhau. Để cha mẹ không phải lo lắng, và để làm cho mình hạnh phúc hơn trong phần còn lại của cuộc đời.
Phụ nữ không nên độc thân mọi lúc, có thể tìm một người đàn ông đáng tin cậy, để chăm sóc và được được chăm sóc cho phần còn lại của cuộc đời.
Sự khác biệt khi độc thân và khi có người yêu của một chàng trai Cuộc sống của một chàng trai có người yêu sẽ bị đảo lộn hoàn toàn với cuộc sống độc thân trước kia. Đi ăn thôi cũng là một cực hình rồi. Đôi lúc phải tỏ ra mình mạnh mẽ nhưng thực tế đang rất tê tái. Vui chơi không còn được thoải mái như trước kia. Hóa đơn mỗi bữa ăn lại dài...