Vụ lúa xuân 2021: Hà Nội bội thu
Vụ xuân này, Hà Nội bội thu, các huyện, thị xã được mùa toàn diện – đây là tin vui trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, việc làm, thu nhập của người dân.
Năng suất lúa thu hoạch của toàn thành phố “cán mốc” 61,2 tạ/ha, nhiều huyện đạt tới 66 tạ/ha – cao nhất trong 3 năm trở lại đây.
Vụ xuân 2021, huyện Thạch Thất là địa phương có năng suất lúa cao nhất thành phố.
Không chỉ bội thu…
Ngoại thành Hà Nội mùa này ngập trong sắc vàng của lúa. Tranh thủ thời tiết nắng, nông dân Hà Nội hối hả xuống đồng hoàn thành thu hoạch lúa xuân.
Gạt ngang giọt mồ hôi lăn dài trên trán, bà nguyễn Thị Lụa ở xã Dị Nậu (huyện Thạch Thất) vui mừng nói: “Nhà tôi gieo cấy 1,5 mẫu lúa, vụ này cho thu tới 67 tạ/ha. Lúa năm nay được mùa lại được giá”.
Tương tự, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Minh Đức (huyện Ứng Hòa) cho biết, lúa được mùa, năng suất cao, hợp tác xã lại đảm nhiệm tốt khâu thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp. Dù nắng nóng, công việc mệt nhọc nhưng ai cũng phấn khởi.
Trưởng phòng Kinh tế huyện Thạch Thất Hoàng Chí Lượng không giấu niềm vui về vụ xuân trúng mùa. Theo ông Hoàng Chí Lượng, vụ xuân 2021, toàn huyện đã gieo cấy vượt kế hoạch đề ra với 4.129ha, đạt 101,8% kế hoạch. Nhờ làm tốt công tác điều tra, dự tính, dự báo phòng trừ sâu bệnh, diệt chuột, lúa xuân của huyện Thạch Thất sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất bình quân chung toàn huyện đạt 66,16 tạ/ha, tổng sản lượng đạt hơn 27.300 tấn. Hiện, Thạch Thất là địa phương có năng suất lúa xuân năm 2021 cao nhất thành phố Hà Nội.
Lãnh đạo ngành Nông nghiệp và huyện Thạch Thất kiểm tra, đánh giá năng suất lúa tại xã Dị Nậu (huyện Thạch Thất).
Video đang HOT
Với huyện Ứng Hòa, vụ xuân 2021 cũng có năng suất vượt trội, đạt 64,4 tạ/ha, trong đó 100% diện tích lúa chất lượng cao J02 đạt tới 66 tạ/ha. Có thể nói, đây là vụ được mùa nhất trong 3 năm trở lại đây.
Tại huyện Ba Vì – một trong những vựa lúa của Hà Nội, do được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên lúa xuân trên địa bàn phát triển khá tốt, ít sâu bệnh, năng suất cao hơn năm ngoái. Theo đánh giá của ngành Nông nghiệp huyện Ba Vì, năng suất lúa bình quân trên địa bàn đạt khoảng 64 tạ/ha, có nơi đạt trên 65 tạ/ha…
… mà còn thêm nhiều kinh nghiệm quý
Thời điểm này, nhiều huyện cơ bản thu hoạch đạt trên 90% diện tích lúa xuân và đánh giá xong năng suất, chất lượng lúa vụ xuân 2021.
Theo Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội Nguyễn Mạnh Phương, bước vào sản xuất vụ lúa xuân 2021, ngành Nông nghiệp Hà Nội đối diện với không ít khó khăn. Tuy nhiên, vụ xuân 2021, Hà Nội được đánh giá là địa phương được mùa toàn diện, trung bình, năng suất lúa cao hơn cùng kỳ năm ngoái, đạt 61,2 tạ/ha. Đến thời điểm này, may mắn chưa xảy ra mưa, dông, lốc ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng cũng như thất thoát sau thu hoạch.
Cánh đồng vụ xuân 2021 được mùa tại xã Tân Ước (huyện Thanh Oai).
Chia sẻ cụ thể hơn về kinh nghiệm để có vụ xuân 2021 thắng lợi, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tườngđã nêu 4 bài học kinh nghiệm của Hà Nội.
Thứ nhất là kế hoạch sản xuất vụ xuân 2021 được triển khai sớm ngay từ cuối tháng 11 năm 2020 và nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của các ngành, các cấp, các địa phương.
Thứ hai là ngành và các địa phương theo dõi chặt chẽ tình hình khí tượng, thủy văn để thực hiện phương án điều tiết nước phù hợp nhằm bảo đảm an toàn và vận hành hiệu quả công tác thủy lợi, hoàn thành việc đưa nước phục vụ gieo cấy lúa xuân năm 2021, đổ ải hết 100% diện tích cấy lúa xuân theo kế hoạch.
Thứ ba là công tác chỉ đạo chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, chuột hại được thực hiện quyết liệt ngay từ đầu vụ. Công tác điều tra, dự tính, dự báo chính xác các đối tượng sâu, bệnh trên các loại cây trồng, kịp thời tham mưu chính quyền địa phương tổ chức phòng trừ dịch hại, bảo vệ tốt kết quả sản xuất vụ xuân.
Thứ tư là phần lớn các địa phương đều có chính sách nhằm hỗ trợ thực hiện cơ giới hóa và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất. Cụ thể, Hà Nội đã có nhiều hoạt động hỗ trợ, khuyến khích sản xuất lúa gạo chất lượng cao như: Hỗ trợ chi phí mua giống lúa VR20, Đài thơm 8, J02; hỗ trợ 50% chi phí thuốc bảo vệ thực vật, phân bón cho sản xuất lúa theo hướng VietGAP, hữu cơ; hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thực hiện mô hình cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa chất lượng cao…
Chuyện "giải cứu" nông sản ở Mê Linh và những thông tin "nói lấy được"
Chỉ một vài tấm hình rau củ quả rơi rụng, bỏ đi ở một vài khu ruộng và thông tin thu thập trên phạm vi rất hẹp, một số trang mạng xã hội, một số bài báo đã "phán bừa" rằng "dân khóc ròng" hay nông sản ở huyện Mê Linh (Hà Nội) đang cần "giải cứu".
Những thông tin "nói lấy được", thậm chí cố tình đưa theo kiểu "câu view" như vậy mới chỉ "nhìn cây mà không thấy rừng", thậm chí gây tác dụng ngược khiến giá nông sản bị ảnh hưởng.
Trong những ngày qua, hình ảnh một số hộ nông dân ở các xã Tráng Việt, Liên Mạc, huyện Mê Linh... bỏ rau, củ quả thối trên đồng ruộng được đăng tải trên mạng xã hội và một số cơ quan báo chí với thông tin đi kèm là "nông sản Hà Nội cũng cần giải cứu". Vùng trồng rau chuyên canh quy mô lớn này của Hà Nội được phản ánh với thực trạng khá buồn rằng nhiều tấn củ cải, cà chua bị bỏ phí ngoài đồng ruộng, nông dân không thu hoạch do giá rẻ và không có người thu mua...
Tuy nhiên, đây hoàn toàn không phải là hiện trạng của khoảng 700ha rau, củ các loại trên địa bàn huyện Mê Linh mà chỉ là hiện tượng nhỏ, mang tính cục bộ của một số thửa ruộng trồng củ cải, cà chua quá lứa người dân để lại. Trên thực tế, từ đầu năm 2021 đến nay, hơn 14.500 tấn nông sản của huyện Mê Linh vẫn đang được các thương lái, doanh nghiệp thu mua bình thường.
Trên 14.500 tấn nông sản Mê Linh vẫn được các thương lái, doanh nghiệp thu mua.
Nhiều hộ trồng củ cải tại xã Tráng Việt phân trần, cùng với việc khẩn trương thu hoạch lứa rau, củ quả cũ, họ cũng đang tất bật chăm sóc cho vụ mới. Hằng năm, vào vụ xuân, chính quyền xã đều khuyến cáo nông dân hạn chế xuống giống vụ củ cải ra Tết nhưng đây lại là vụ "nhàn" nhất, chỉ cần xuống giống, không cần chăm sóc nhiều rau, củ cũng phát triển tốt nên nhiều hộ có tâm lý "được thì ăn không thì thôi".
"Việc củ cải bị đổ bỏ thời gian gần đây tại địa phương chỉ là hiện tượng nhỏ. Thực tế bà con canh tác được tối đa 5-6 vụ mỗi năm và hầu hết các vụ đều cho thu hoạch tốt. Việc tiêu thụ khá dễ dàng nên bà con cũng đang khẩn trương thu hoạch củ cải đến lứa và chuẩn bị cho vụ sản xuất mới", ông Đàm Văn Đua, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Đông Cao (xã Tráng Việt) huyện Mê Linh nêu thêm.
Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn cho biết, do điều kiện thời tiết thuận lợi nên rau màu phát triển. Riêng củ cải, bình thường cho năng suất 1-1,5 tấn/ha, nhưng vụ này đạt 2,5-3 tấn/ha. Đây lại là vụ gối, người nông dân không muốn bỏ không đồng ruộng nên tranh thủ trồng thêm.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc tiêu thụ rau thông qua các bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ truyền thống đã giảm sút. Và riêng với củ cải, dù giá bán từ 1.000 đến 3.000 đồng/kg như hiện nay thì người dân vẫn không mất công, vì sản lượng tăng gấp đôi.
Đến thời điểm này, toàn huyện còn khoảng 600 tấn củ cải cần tiêu thụ, trong đó tập trung chủ yếu ở xã Tráng Việt. Trước tình hình đó, huyện Mê Linh đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân và không có chuyện thừa hay cần giải cứu...
Thông tin không đúng về nông sản Mê Linh làm giảm giá thành một số loại rau củ.
"UBND huyện Mê Linh đề nghị các sở, ngành, doanh nghiệp phân phối vào cuộc đẩy nhanh tiêu thụ rau, củ cho bà con nông dân, chứ không phải "giải cứu" rau, củ thừa ế. Thậm chí, việc thông tin không đúng còn làm giảm giá thành nông sản của bà con", ông Tuấn đề xuất.
Theo ông Nguyễn Mạnh Phương, Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội, thực tế cho thấy giá rau thời gian qua có giảm mạnh. Nguyên nhân là do phần lớn diện tích rau vụ đông xuân tại các địa phương đạt năng suất cao, nông dân tập trung thu hoạch ồ ạt để giải phóng đất chuyển sang cây trồng vụ xuân, đặc biệt là cấy lúa cho kịp khung thời vụ và do ảnh hưởng chung của dịch Covid-19 khiến giao thương bị đứt gãy ở một số nơi.
"Đối với hơn 5.000ha rau an toàn chuyên canh của Hà Nội, không phải vùng nào giá rau, củ quả cũng rẻ hoặc phải bỏ, nhiều nơi vẫn tiêu thụ ổn định điển hình như rau cần Khai Thái (huyện Phú Xuyên), rau gia vị tại Tân Minh (huyện Thường Tín)... Với tình hình sản xuất rau màu như hiện nay, Hà Nội mới chỉ đáp ứng được hơn 60% nhu cầu và số còn lại vẫn phải nhập của các địa phương khác", ông Phương khẳng định.
Nông sản tại huyện Mê Linh đang được đẩy mạnh kết nối tiêu thụ.
Nhìn rộng ra trong cả năm 2020 vừa qua, sản xuất rau của Hà Nội vẫn là một lĩnh vực cho thu nhập cao. Hà Nội có hàng nghìn héc ta rau sản xuất cho thu nhập từ 300 triệu đồng đến 700 triệu đồng/ha/năm; thậm chí có nơi đạt hơn 1 tỷ đồng/ha/năm. Nhiều vùng quê sung túc, đời sống khấm khá nhờ chuyên canh rau như Văn Phú, Tân Minh (huyện Thường Tín); Đặng Xá, Văn Đức (huyện Gia Lâm); Thanh Đa, Vân Phúc, Vân Nam (huyện Phúc Thọ)...
Như vậy, với cách đưa thông tin phản ánh một chiều, từ những vụ việc nhỏ lẻ kiểu "nhìn cây không nhìn rừng" của một số trang mạng xã hội, bài báo như thời gian qua đã làm méo mó "bức tranh" sản xuất rau của Hà Nội.
Thực tế, không có sự khác biệt nào giữa việc tiêu thụ nông sản của người dân Mê Linh với cách nhìn nhận, đánh giá của lãnh đạo địa phương cũng như các sở, ngành như một số thông tin "quy chụp".
Hơn 5.000ha rau an toàn chuyên canh cũng như hàng nghìn héc ta rau, củ quả của huyện Mê Linh đã và đang cho hiệu quả kinh tế cao, may mắn chưa cần đến sự "giải cứu" như những thông tin thất thiệt đã nêu.
Sản xuất vụ xuân 2021 tại Hà Nội: Nỗ lực đạt thắng lợi Hiện chỉ còn khoảng 15 ngày nữa là kết thúc thời vụ tốt nhất gieo cấy lúa vụ xuân 2021 - vụ sản xuất quan trọng nhất trong năm của ngành Nông nghiệp Thủ đô. Để vụ xuân thắng lợi, ngay từ những ngày đầu năm mới Tân Sửu, cùng với các doanh nghiệp thủy lợi đang nỗ lực cung cấp nguồn nước...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ tiêu cực Vạn Hạnh Mall: Bảo vệ thấy nhưng cản không kịp, hé lộ hình ảnh cuối

Cháy nhà trong đêm ở TP Mỹ Tho, bốn người tử vong

Lái xe công nông lùi vào cổng nhà, người đàn ông bị kẹt tử vong

Chồng ôm thi thể vợ gào khóc sau vụ va chạm giao thông

Vụ khách dàn hàng chụp ảnh ở Măng Đen: Đường thường xuyên tắc vì check-in

Chuyện về những chú chó nghiệp vụ tham gia cứu nạn động đất ở Myanmar

Hiện tượng lạ trào bùn ở Phú Yên: Trực 24/24, sơ tán dân nếu phát hiện nguy hiểm

Nhiều cán bộ lãnh đạo ở Vĩnh Long bị đề nghị xử lý liên quan sai phạm tại khu thương mại

Chủ xe và tài xế bị CSGT TP.HCM phạt 66 triệu đồng vì để rơi cuộn thép

Phát hiện thi thể đang phân hủy trôi dạt trên biển Phú Yên

Tây Ninh: Làm rõ vụ hành hung người đi đường

Nổ lớn tại quán bia ở Quảng Ninh
Có thể bạn quan tâm

Britney Spears chia tay bạn trai giúp việc nhà, tình trạng bất ổn qua 1 chi tiết
Sao âu mỹ
17:45:08 10/04/2025
'Nữ thần cầu lông' Nhật Bản bị quấy rối
Netizen
17:30:35 10/04/2025
Chiến thắng 30/4 là nguồn sức mạnh phát triển của Việt Nam
Thế giới
17:24:10 10/04/2025
Nhan sắc tụt dốc phát hoảng của tiểu diva khiến netizen thốt lên: Tình yêu có thể khiến người ta đau khổ nhường này!
Nhạc quốc tế
17:17:36 10/04/2025
MV Bắc Bling của Hoà Minzy đã biến mất khỏi top trending
Nhạc việt
17:13:04 10/04/2025
H'Hen Niê nghi ngờ chồng vì có biểu hiện lạ
Sao việt
17:09:36 10/04/2025
Cận kề ngày 16/3 âm lịch, 3 con giáp sau thoát số vất vả, mở cửa đón vận may lớn, tiền bạc tề tựu, của cải chất chồng, cuộc sống lên hương
Trắc nghiệm
16:30:52 10/04/2025
Ông bà dặn rồi: Ban công mà đặt 6 thứ này là tự hại sức khỏe, mất tiền oan, họa đến không kịp chạy
Sáng tạo
16:29:08 10/04/2025
NS Huy Tuấn hào hứng ngồi chung ghế giám khảo với Hồ Ngọc Hà, Trúc Nhân
Tv show
16:26:32 10/04/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm nhà có gì đâu, chút cà muối, nhộng rang... mà no lòng, ấm dạ
Ẩm thực
16:22:54 10/04/2025