Vụ lừa siêu khủng bằng “3.000 tỷ USD tiền cổ”
Ngày 9/5, lãnh đạo Cục Cảnh sát hình sự – Bộ Công an xác nhận đơn vị đã làm rõ một nhóm đối tượng có hành vi lừa đảo thông qua việc rao bán một “thùng di sản” chứa 3.000 tỷ USD tiền cổ, tương đương khoảng 4-6 tỷ USD.
Sự vụ bắt nguồn từ việc Cục CSHS triệt phá một nhóm tội phạm bắt giữ người trái pháp luật do Đỗ Minh Tuấn, tức Tuấn “bạc”, 35 tuổi, trú tại Hải Phòng cầm đầu.
Quá trình bắt giữ và khám người đối tượng Tuấn “bạc”, lực lượng Công an đã thu được 100 tờ tiền có mệnh giá 100.000 USD. Điều tra truy xét, Cục CSHS xác định những tờ tiền trên là của ông Nguyễn Ngọc Hoan, trú tại quận Đống Đa (Hà Nội).
Các đối tượng và tang vật vụ án
Làm việc với cơ quan công an, ông Hoan nói được vợ chồng ông Nguyễn Mậu Tú, quận Hoàng Mai, Hà Nội nhờ kiểm tra xem tiền thật hay giả. Tình cờ, ông Hoan để mất số tiền trên, và đã bị các “đối tác” phạt 20 tỷ đồng. Để “gỡ” cho ông Hoan, các đối tượng nêu hướng giải quyết là ông Hoan sẽ tìm mối bán 1 “thùng di sản” chứa tiền đôla cổ.
Video đang HOT
Một số đồ vật trong “thùng di sản”
Theo thông tin của những “đối tác” này, trong “thùng di sản” có 13 lốc, trong đó gồm 12 lốc tiền. Những tờ tiền mệnh giá 100.000 USD được gọi là chứng chỉ vàng. Trị giá “thùng di sản” lên đến 3.000 tỷ USD tiền cổ. Tuy nhiên, tất cả chỉ là trò bịp bợm.
Căn cứ vào các tài liệu thu thập được, Cục CSHS đã bắt giữ 2 đối tượng Nguyễn Mậu Tú và Nguyễn Thủy Bình, chủ nhân “thùng di sản” nói trên. Khám xét tại nhà của vợ chồng này, cơ quan Công an đã thu được 1 tập tiền có chữ Nhật, và một số dụng cụ liên quan đến việc in ấn ngoại tệ giả.
Theo 24h
20 phụ nữ sập bẫy trai Tây, mất hàng tỷ đồng
Chỉ một vài lần nói chuyện với "trai Tây" trên mạng, nhiều phụ nữ đã dễ dàng tin lời ngọt ngào để rồi ôm hận.
Ngày 6/5, Công an TPHCM cho biết đang phối hợp với Công an quận Tân Bình để điều tra vụ một nhóm người nước ngoài lừa đảo bà Đ.T.X.Đ (SN 1973, ngụ quận Bình Thạnh) bằng chiêu tẩy rửa USD bằng hóa chất. Tổng số tiền bà Đ. bị lừa lên đến hàng chục ngàn USD.
Ham 1,5 triệu USD
Theo đơn tố cáo của bà Đ., cách đây vài tháng, bà quen một người nước ngoài trên mạng internet. Anh ta giới thiệu tên William đến từ Vương quốc Anh. Sau một thời gian quen biết, William cho biết đang có dự định đến Việt Nam đầu tư kinh doanh, làm ăn lớn nhưng không quen biết ai, sợ bị lừa gạt nên nhờ bà giúp đỡ.
Sáng 25/4, bà Đ. nhận được điện thoại của William thông báo đã chuyển tiền đầu tư vào Việt Nam thông qua một người bạn tên John. Sau đó, người đàn ông giới thiệu tên John điện thoại cho bà Đ., nói đang giữ 1,5 triệu USD, yêu cầu bà Đ. chuyển 44 triệu đồng vào tài khoản thì y mới đưa 1,5 triệu USD. Sau khi bà Đ. làm theo yêu cầu, John hẹn đến một khách sạn tại phường 4, quận Tân Bình để trao vali tiền mà William nhờ chuyển.
Tại khách sạn, John giải thích do không thể mang một số tiền lớn ra khỏi Anh Quốc, William phải phủ một lớp bột lên tờ tiền 100 USD, biến thành tờ tiền mệnh giá nhỏ để qua mặt hải quan sân bay. Để bà Đ. tin tưởng, John lấy 2 tờ tiền được phủ bột trong vali rồi lấy hóa chất ra rửa. Trong vài phút, hai tờ tiền được phủ bột biến thành 2 tờ 100 USD. John cất 1 tờ và trao cho bà Đ. 1 tờ, dặn bà đi đổi để kiểm tra rồi hôm sau quay lại khách sạn nhận tiền.
Sáng hôm sau, John yêu cầu bà Đ. đưa 50.000 USD để mua hóa chất tẩy rửa, sẽ cho bà 300.000 USD. Tin tưởng, bà Đ. đồng ý. Sáng 27/4, bà Đ. nhận được tin nhắn đến một khách sạn tại phường 13, quận Tân Bình để nhận tiền. Đến nơi, bà Đ. gặp một người da đen cho biết John đã bị bắt, nếu bà muốn nhận vali 1,5 triệu USD thì phải đưa thêm 15.000 USD.
Phóng lao thì phải theo lao, bà Đ. làm theo. Sau khi giao tiền, bà được người đàn ông da đen đưa chiếc vali có chứa 1,5 triệu USD. Về nhà, bà Đ. thử lấy hóa chất rửa nhưng không thấy tiền, chỉ toàn giấy nên đến công an tố cáo.
Nhiều phụ nữ sau một vài lần nói chuyện trên mạng đã bị sập bẫy "trai Tây" (Ảnh mang tính minh họa) Ảnh: HỒNG THÚY
Không biết mặt vẫn chuyển tiền
Theo đơn tố cáo của bà Đ.T.D (ngụ quận 7) gửi đến Phòng CSĐT tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC 46 - Công an TPHCM), bà D. bị một người nước ngoài lừa 1.500 USD và 2 triệu đồng. Theo đó, tháng 7/2011, bà D. lên mạng internet và làm quen với Renzo Roland (47 tuổi). Sau 1 tháng tâm sự, Roland hứa sẽ nhập cảnh vào Việt Nam kết hôn với bà.
Anh ta gửi cho bà D. một vé máy bay (vé giả) qua email và nhờ bà D. ra sân bay đón. Đến hẹn, bà D. gác mọi công việc chạy ra sân bay đón người tình. Tuy nhiên, nhân viên sân bay thông báo không có chuyến bay nào mang ký hiệu bà cung cấp. Vừa lúc đó, Roland gọi điện nói do mang một lượng tiền lớn nên bị nhân viên hải quan sân bay quốc tế Nội Bài làm khó, năn nỉ bà D. chuyển vào tài khoản 1.000 USD để đóng tiền phạt và hứa sẽ bù đắp thỏa đáng.
Bà D. tức tốc về nhà chuyển tiền vào tài khoản của Roland. Nhận tiền xong, anh ta lại nài nỉ bà D. chuyển thêm 500 USD để "lót tay" cho nhân viên hải quan và 2 triệu đồng mua thức ăn. Bà D. bấm bụng mượn tiền người thân để đưa người tình. Thế nhưng, Roland lại tiếp tục yêu cầu bà D. đưa thêm tiền, biết bị lừa, bà D. ghi lại toàn bộ thông tin mà Roland cung cấp rồi đến công an tố cáo.
Bị cú lừa đau hơn bà D., bà L.T.A.H (ngụ Thủ Đức) đã chuyển cho người tình Raymond Cole tổng cộng 7.000 USD để rồi mất trắng. Bà H. và Cole quen nhau trên mạng xã hội. Cole giới thiệu là thủy thủ, sống độc thân, muốn tiến xa hơn với bà H. Cole cho biết sẽ sang Việt Nam du lịch và nhờ bà H. nhận vali tiền bạc, hàng hóa trước.
Đến ngày hẹn, bà H. nhận được email của một công ty vận chuyển yêu cầu chuyển 1.000 USD, nếu chuyển chậm sẽ không nhận được tiền và hàng của Cole. Liên lạc với Cole không được, bà H. chuyển 1.000 USD vào tài khoản mà công ty yêu cầu qua email. Hai ngày sau, bà H. tiếp tục nhận được email của công ty yêu cầu chuyển tiếp 6.000 USD vì "số tiền quá lớn". Thêm một lần dại, bà H. đã chuyển tiếp số tiền như yêu cầu.
20 nạn nhân bị lừa Theo số liệu điều tra của Công an TPHCM, có khoảng 20 nạn nhân (có đơn tố cáo) là phụ nữ Việt Nam bị sập bẫy những chiêu lừa như trên với số tiền lên đến 1,4 tỉ đồng và hơn 100.000 USD. Đáng nói là tất cả số tài khoản mà các nạn nhân cung cấp đều cùng một chủ thẻ. Theo đó, một nhóm người da đen đã cấu kết với một phụ nữ Việt Nam để mở tài khoản ở ngân hàng. Khi nhận được tiền, các đối tượng da đen sẽ đi cùng người phụ nữ này để rút tiền.
Theo 24h
"Chém gió", lừa hơn chục tỉ đồng Làm nghề trồng rừng nhưng Nguyễn Huy Thành (ở TPHCM) "chém gió" làm công tác Đảng, quen biết các vị lãnh đạo và có khả năng xin dự án để cầm 300.000 USD và 4,8 tỉ đồng của nhà đầu tư. Thành nhờ chém gió đã lừa đảo hàng chục tỷ đồng (ảnh minh họa) Nguồn tin từ cơ quan tố tụng ngày...