Vụ lúa đông xuân lập kỳ tích giữa hạn mặn, nông dân lãi 30-40%
Trong bối cảnh hạn hán, xâm nhập mặn thậm chí còn khốc liệt hơn năm 2015 – 2016, nhưng vụ đông xuân 2019 – 2020 vẫn đạt được nhiều kỷ lục: Năng suất, sản lượng tăng dù diện tích xuống giống giảm, lúa được giá, giúp nông dân có lợi nhuận 30 – 40%.
Được mùa, trúng giá
Theo ông Mai Anh Nhịn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, mặc dù xâm nhập mặn vô cùng khốc liệt nhưng nhờ triển khai tốt các giải pháp ứng phó, nông dân ở địa phương đã có một vụ đông xuân được mùa được giá.
“Để làm được điều đó, chúng tôi đã xây dựng 195 đập ngăn mặn để bảo vệ diện tích lúa đông xuân, thực hiện nghiêm túc lịch thời vụ của Cục Trồng trọt, không cho xuống giống ở những diện tích có nguy cơ cao. Nhờ đó, diện tích lúa bị thiệt hại bởi hạn mặn giảm đáng kể” – ông Nhịn nói.
Thu hoạch lúa đông xuân ở Bạc Liêu. Ảnh: Thanh Cường
Thống kê cho thấy, diện tích lúa đông xuân của tỉnh Kiên Giang đạt 289.837ha, vượt 743ha so với kế hoạch đặt ra. Ông Nhịn cho biết, đến nay, tỉnh đã thu hoạch được 93% diện tích, năng suất bình quân 7,24 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 1,924 triệu tấn; tăng 0,3 tấn/ha về năng suất và 104.712 tấn về sản lượng so với vụ đông xuân 2018 – 2019.
“Trong cơ cấu giống lúa của tỉnh, các loại giống chất lượng cao chiếm 93,65%, diện tích sử dụng giống xác nhận các cấp tương đương khoảng 76,46%. Chúng tôi cũng đã liên kết xây dựng 34 cánh đồng lớn, có 19.000ha có sự tham gia của doanh nghiệp trong tiêu thụ lúa gạo” – ông Nhịn cho biết thêm.
Tương tự như vậy, ông Nguyễn Thanh Tuyền – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Long An cho biết, dù hạn mặn ảnh hưởng nghiêm trọng hơn vụ đông xuân 2015 – 2016 nhưng vụ đông xuân của tỉnh Long An vẫn đạt được nhiều thắng lợi, chỉ thiệt hại khoảng 4.800ha, trong đó có 890ha mất trắng, tỷ lệ thiệt hại khoảng 2,1% diện tích.
Năng suất lúa khá cao, 60,4 tạ/ha, tăng 1,2 tạ/ha so với vụ đông xuân 2018 – 2019, chính vì vậy, vụ đông xuân 2019 – 2020 dù diện tích giảm hơn 4.000ha nhưng sản lượng chung chỉ giảm 10.000 tấn. “Đặc biệt, giá lúa ổn định, giúp nông dân có lãi trên 30%” – ông Tuyền nói.
Tại TP.Cần Thơ, hiện vụ đông xuân 2019 – 2020 đã thu hoạch gần xong, so với vụ đông xuân 2018 – 2019, năng suất tăng 0,2 tấn/ha, sản lượng ước đạt 1,3 triệu tấn. Với giá lúa như hiện nay, nông dân lãi trên 40%.
Video đang HOT
“Việc xây dựng các kịch bản cụ thể, chi tiết, phù hợp thực tiễn cho từng địa bàn sản xuất; tăng giảm diện tích linh hoạt theo dự báo nguồn nước; chuyển đổi cây trồng phù hợp; xuống giống sớm hơn 20-30 ngày; sử dụng giống lúa ngắn ngày và chịu hạn, mặn; phát huy hiệu quả các công trình và hệ thống thủy lợi; thực hiện tốt công tác dự tính, dự báo… là những giải pháp cơ bản làm nên một vụ đông xuân thắng lợi” – ông Cường nói.
Lo vụ hè thu, thu đông
Theo Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động không nhỏ đến phát triển kinh tế, việc chuẩn bị tốt cho sản xuất lúa hè thu, thu đông là vô cùng quan trọng. Theo đó, vụ hè thu 2020, toàn vùng Nam Bộ gieo sạ 1,627 triệu ha, năng suất ước đạt 56,41 tạ/ha, sản lượng 9,181 triệu tấn.
Trong đó, vùng ĐBSCL gieo sạ 1,539 triệu ha. Vụ thu đông 2020 vùng ĐBSCL gieo sạ 750.000 – 800.000ha; năng suất ước đạt 55,35 tạ/ha; sản lượng 4,1 triệu tấn.
Thứ trưởng Doanh yêu cầu, để đạt được mục tiêu 43,5 triệu tấn thóc cho cả năm 2020, các địa phương, ngành nông nghiệp cần tập trung chỉ đạo bố trí thời vụ sản xuất và thời gian xuống giống của vụ hè thu, có sự tính toán đến sản xuất vụ thu đông và mùa thật hợp lý, căn cứ tình hình cung cấp nước cho sản xuất. Cần xây dựng kế hoạch thời vụ chặt chẽ đối với từng tiểu vùng sinh thái.
Thời vụ xuống giống lúa hè thu được khuyến cáo như sau: Xuống giống trong tháng 3, 4 tập trung vùng phù sa ngọt sông Tiền, sông Hậu (Bắc Quốc lộ I Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Tiền Giang) và vùng Đồng Tháp Mười (Long An, Đồng Tháp, An Giang), một phần Tứ giác Long Xuyên (Kiên Giang và An Giang), Cần Thơ, Hậu Giang…
Xuống giống trong tháng 5 tại các vùng sản xuất lúa ở phía Nam Quốc lộ I cách biển 70km thuộc các tỉnh Vĩnh Long (Măng Thít, Vũng Liêm, Long Hồ, Trà Ôn), Tiền Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh (Cầu Kè, Càng Long).
Xuống giống khoảng nửa đầu tháng 6 khi có mưa, tại các vùng chịu ảnh hưởng nước trời ở khu vực ven biển đến 50km thuộc các tỉnh Long An (phía Nam), Tiền Giang (phía Đông), Bến Tre (các huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú), Trà Vinh (các huyện Cầu Kè, Tiểu Cần, Cầu Ngang, Châu Thành, Trà Cú) , Sóc Trăng (Long Phú, Trần Đề, Thạnh Trị, Ngã Năm), Bạc Liêu (Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Phước Long, Hồng Dân và Giá Rai), Kiên Giang (Vĩnh Thuận, An Minh, An Biên và U Minh Thượng) và Cà Mau.
Thời vụ thu đông thì phân theo vùng ngập sâu, ngập nông và vùng ven biển. Vùng ngập sâu (Đồng Tháp Mười và một phần Tứ giác Long Xuyên xuống giống vào cuối tháng 6 nửa đầu tháng 7 kết thúc xuống giống vào 20 tháng 8.
Vùng ngập nông (vùng phù sa ngọt sông Tiền, sông Hậu gồm: Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, Tiền Giang) thời vụ xuống giống vụ thu đông vào đầu tháng 7 kết thúc xuống giống 10/8.
Vùng ven biển Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu xuống giống vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 kết thúc xuống giống vào 30/8.
Hiến kế "bẫy nước ngọt" cho người dân miền Tây
Hạn hán, mặn xâm nhập đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ngày càng phức tạp, bất thường. Phần lớn các con sông, kênh rạch, ngay cả nguồn nước máy ở một số nơi cũng đang bị nhiễm mặn và lợ. Cây cối héo khô, mất mùa vì thiếu nước thì người dân nơi đây cũng đang điêu đứng trong cảnh thiếu nước ngọt sinh hoạt trầm trọng.
Thiếu nước ngọt trầm trọng
Ngay từ giữa tháng 2/2020, ĐBSCL xảy ra hạn hán và xâm nhập mặn ở mức báo động 1 trong vòng nhiều năm qua, ảnh hưởng nặng nề đời sống và canh tác của bà con nông dân.
Hệ thống kênh, mương chính N14 ở xã Long Hòa, thị xã Gò Công, Tiền Giang bị khô hạn. Ảnh: TTXVN
Theo Bộ NNPTNT, tính đến tháng 3/2020, diện tích lúa bị thiệt hại do hạn mặn 32.000ha, 80.000 hộ dân gặp khó khăn về nước sinh hoạt. Giá nước ngọt tăng từ 8.000 đồng/m3 lên 200.000 đồng/m3.
Một hộ 4 người mỗi tháng phải chi ít nhất hơn 1 triệu đồng mua nước ngọt. Người dân các tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất.
Đại diện Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mekong Việt Nam cho biết: "Theo số liệu quan trắc, lượng mưa trên các vùng thuộc lưu vực sông Mekong, kể cả phần lưu vực thuộc Trung Quốc, đều bị sụt giảm mạnh so với trung bình nhiều năm, đặc biệt ở khu vực hạ nguồn lưu vực, bao gồm cả vùng ĐBSCL của Việt Nam".
Cụ thể, vùng Vân Nam (Trung Quốc) giảm 72%, vùng Bắc Lào và Thái Lan giảm 82%, vùng Đông Bắc Thái Lan giảm 85%, vùng Trung Nam Lào và Tây Nguyên giảm 80%, vùng châu thổ ĐBSCL giảm 84% so với trung bình nhiều năm.
Các chuyên gia phân tích, tình trạng mưa ở toàn bộ vùng hạ lưu sông Mekong giảm hẳn vào năm nay, chính vì thế các quốc gia thượng nguồn gia tăng khai thác sử dụng nước trên các sông nhánh, thậm chí cả trên dòng chính sông Mekong dẫn đến dòng chảy về vùng ĐBSCL qua hai trạm thủy văn Tân Châu và Châu Đốc cũng bị sụt giảm. So với trung bình nhiều năm, tổng lượng dòng chảy về Tân Châu và Châu Đốc giảm 19%, và xấp xỉ với dòng chảy tháng 2/2016.
Do dòng chảy về ĐBSCL ít và chế độ triều bất lợi nên hiện tượng xâm nhập mặn vùng ven biển vẫn tương tự như mức độ xâm nhập mặn tháng 1/2020. Đường ranh mặn 4g/l vào sâu nhất trên ba nhánh sông lớn là sông Hậu (nhánh Cổ Chiên), sông Tiền (nhánh Hàm Luông) và sông Vàm Cỏ Tây đều vào sâu hơn so với trung bình nhiều năm từ 14 đến 24km, và vào sâu hơn so với tháng 2/2016 từ 2 đến 6km.
Cũng theo Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mekong Việt Nam, dựa trên các kết quả dự báo mưa trên lưu vực sông Mekong, xu thế xả nước của các đập thủy điện Trung Quốc, tình hình sử dụng nước trên lưu vực và dự báo chế độ triều cho tháng 3/2020, tổng lượng dòng chảy tới vùng ĐBSCL của Việt Nam qua hai trạm thủy văn Tân Châu và Châu Đốc dự kiến sẽ bị sụt giảm tới 13% so với trung bình nhiều năm và thấp hơn tổng lượng dòng chảy tháng 2/2016 khoảng 5%.
Giải pháp cho tình trạng thiếu nước ngọt
Đối với bà con ĐBSCL, mỗi mùa khô đến là mỗi lần thêm ám ảnh, khó khăn. Từ các con sông, kênh rạch đến cả nguồn nước máy cũng bị nhiễm nước mặn. Đến tháng 3 - 4, hầu hết các gia đình không còn nước ngọt.
Trao đổi về vấn đề này, kiến trúc sư Hà Nhật Tân - người sinh ra và lớn lên ở miền Tây cho biết, ông hiểu rõ mùa khô và nước xâm mặn và chia sẻ 2 cách giúp bà con nơi đây giải quyết phần nào tình trạng thiếu nước ngọt.
Mô hình "bẫy nước ngọt" được kiến trúc sư Hà Nhật Tân giới thiệu. T.G
Theo ông Tân, nếu không có nước ngọt, bà con không nên uống nước lợ vì càng uống sẽ càng khát. Để giảm tối đa lượng nước uống, cần phải bổ sung đủ nước. Cách hay nhất là uống canh, hãy nấu một nồi canh lớn cho mỗi bữa. Ăn canh nhiều nhất có thể. Nếu ăn canh nhiều, có thể không cần phải uống thêm nước mà vẫn không khát.
Ngoài ra, có thể "bẫy hơi nước" (nước ngọt) bằng một chiếc hộp kính chứa nước mặn. Sau đó phơi chiếc hộp này dưới nắng, hơi nước sẽ bốc lên. Mặt trên cùng của chiếc hộp kính nên làm nghiêng, dốc vào một cái máng. Hơi nước sẽ ngưng tụ trên bề mặt trên cùng và chảy vào cái máng này.
Với việc thu nước trong cái máng, sẽ có được nước ngọt. Có khoảng chục lít nước cho 1m2 bề mặt/ngày. Với 2m2, sẽ thu được khoảng 20 lít nước mỗi ngày (ít thì 10 lít, ngày nắng có thể lên đến 50 lít/ngày), đủ nhu cầu nước uống của một gia đình.
Cùng với 2 phương pháp trên, ông Tân nhấn mạnh: "Với 6 miếng kính và 2 chai silicon, bạn dư sức làm một cái "bẫy nước ngọt". Lưu ý là cái bẫy này phải kín, không thì hơi nước sẽ thoát đi hết. Có thể ra hàng đặt làm kiểu bể cá 1x2m, cónắp nghiêng khoảng 30 độ thu vào 1 cái máng. Máng này thu vào 1 cái bình nước là sẽ có nước ngọt sử dụng".
Thả tôm trong ruộng lúa, không sợ hạn mặn, lợi nhuận gấp đôi Những năm gần đây, nhiều nông dân vùng ĐBSCL đã thả nuôi tôm mỗi khi nước mặn về, trồng lúa khi mùa mưa đến để tăng giá trị sản xuất trên cùng một đơn vị diện tích. Ở một số nơi, bà con còn thả tôm càng trong ruộng lúa, tạo ra sản phẩm tôm và lúa an toàn, có giá bán cao....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xuất hiện thêm 'hố tử thần' ở Bắc Kạn, cách hố ban đầu 50 m

Mãn nhãn màn hợp luyện của 36 khối diễu binh cho đại lễ 30.4

Gã đàn ông dựng hàng loạt kịch bản để lừa đảo chiếm đoạt hơn 37 tỷ đồng

Theo dấu đoàn xe chở đất "đi lạc" khỏi Đà Nẵng

Rước xá lợi Đức Phật Thích Ca từ Ấn Độ về TPHCM

Phát hiện 12 khu vực quặng dự báo cho hơn 10 tấn vàng ở Trung Trung Bộ

Nóng giận mất khôn, người phụ nữ vô tình rồ ga xe máy cực nguy hiểm

Xử lý nhóm người chặn xe, thu phí chụp ảnh hoa gạo ở Hà Nam

Bắc Giang được giao chủ trì sắp xếp với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sắp thăm Việt Nam

ASEAN tuyên bố không trả đũa thuế quan Mỹ

Thương lái thu mua xác ve sầu giá 2 triệu đồng/kg làm gì?
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân có "gương mặt kim cương" đẹp hoàn hảo nhất Hàn Quốc: Nhan sắc phong thần, mọi khung hình đều tuyệt đối điện ảnh
Hậu trường phim
23:37:27 11/04/2025
Việt Trinh nói về tin ở biệt thự 3.000m2: Tôi không giàu có, chỉ đủ sống!
Sao việt
23:17:38 11/04/2025
Thanh Hà - Phương Uyên bước qua mất mát, tự 'chữa lành' nỗi đau
Nhạc việt
23:11:14 11/04/2025
Kanye West xin lỗi, vợ chồng Jay-Z và Beyoncé xem xét cách xử lý
Sao âu mỹ
22:56:16 11/04/2025
Mỹ nhân Hồng Kông tổ chức đám cưới lãng mạn ở Việt Nam
Sao châu á
22:54:22 11/04/2025
Hồng Vân thích thú khi chàng trai trẻ quyết tâm 'cưa đổ' cô vợ xinh đẹp
Tv show
22:50:56 11/04/2025
Trước ngày cưới, bạn thân vay 200 triệu nhưng cuộc gọi điện thoại sau đó đã lộ bản chất của cô ta
Góc tâm tình
22:46:42 11/04/2025
Bộ Công an cảnh báo 4 phương thức lừa đảo núp bóng shipper
Pháp luật
22:38:42 11/04/2025
Tháng 4 nên hạn chế thịt gà, thịt bò, ưu tiên 3 loại thịt bổ dưỡng cho cơ thể: Đây là lý do
Ẩm thực
22:09:56 11/04/2025
Jennie ăn mặc cực bốc, Lisa đu sợi xích - Coachella 2025 chứng kiến màn kèn cựa solo HOT nhất BLACKPINK!
Nhạc quốc tế
21:59:22 11/04/2025