Vụ lừa đảo trăm tỷ đồng ở Thái Nguyên: Cần xác định rõ trách nhiệm
Ngày 1/10/2019, Báo Đại Đoàn Kết đăng bài báo: “Vụ lừa đảo trăm tỷ đồng ở Thái Nguyên: Ngang nhiên xâm hại tài sản thi hành án”.
Vừa qua, Báo đã nhận được văn bản 723/CTHADS-VP ngày 7/10/2019 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thái Nguyên “phản hồi thông tin”, cho rằng “không có việc ngang nhiên xâm hại tài sản thi hành án” và “tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật” như bài báo nêu.
Máy xúc đang san gạt mặt bằng, phá dỡ … làm thay đổi hiện trạng tài sản thi hành án.
Theo Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Thái Nguyên, Cục đang tổ chức thi hành bản án số 781/HSPT ngày 28/11/2018 của TAND cấp cao tại Hà Nội. Theo bản án, người phải thi hành án là Võ Khánh Dương và Nguyễn Thị Quỳnh Anh (đang chấp hành hình phạt tù tại Trại giam Tân Lập), phải liên đới bồi thường cho 27 bị hại tổng số tiền trên 112 tỷ đồng. Về phần vật chứng tòa án tuyên: “Tiếp tục duy trì lệnh kê biên tài sản số 02 ngày 07/12/2009 của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Nguyên đối với đất và tài sản trên đất của các thửa đất 115,153, 246, 265, 266, 278, 279, 280, 165, 309, 310, 312 tờ bản đồ số 31 thuộc tổ 17, phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên. Tình trạng tài sản như biên bản kê biên tài sản lập ngày 08/12/2009. Hiện tại các thửa đất và tài sản trên đất do ông Dương Triều Nam sở hữu, sử dụng và đang được thế chấp tại Ngân hàng..”. Cục THADS tỉnh Thái Nguyên đã ban hành các Quyết định thi hành án về phần chủ động và các Quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu của 6 đương sự với tổng số tiền trên 73 tỷ đồng theo Bản án nêu trên. Đồng thời đã có các thao tác nghiệp vụ theo trình tự quy định của Luật THADS.
Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ án, năm 2011, cơ quan kiểm sát tỉnh đã ra Quyết định hủy bỏ Lệnh kê biên các tài sản đã được cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Nguyên kê biên trong giai đoạn điều tra vụ án từ năm 2009. Trong thời gian có Quyết định hủy bỏ Lệnh kê biên trái pháp luật của Viện KSND tỉnh (2011-2016), 15/16 Quyền sử dụng đất theo lệnh kê biên đã được chuyển nhượng hợp pháp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho nhiều người khác. Từ đó dẫn đến Bản án số 781/HSPT ngày 28/11/2018 của TAND cấp cao tại Hà Nội không thể thi hành được. Cục THADS tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp với các cơ quan hữu quan có nhiều thao tác nghiệp vụ để làm rõ trạng thái pháp lý hiện nay của các loại tài sản để đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.
Ngày 20/9/2019 người được thi hành án có đơn đề nghị Cục THADS tỉnh xem xét việc khối tài sản theo Lệnh kê biên số 02 ngày 07/12/2009 tại tổ 17, phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên có hiện tượng bị phá dỡ, san lấp mặt bằng, làm thay đổi hiện trạng.
Sau khi nhận được thông tin phản ánh của người được thi hành án, lãnh đạo Cục THADS tỉnh đã cử chấp hành viên giải quyết vụ việc kết hợp với đại diện Viện KSND tỉnh và đại diện UBND phường Phan Đình Phùng đến tận hiện trường kiểm tra và lập biên bản hiện trạng. Tại biên bản xác minh lập ngày 20/9/2019 và biên bản lập ngày 01/10/2019 đã thể hiện có việc gia đình ông Dương Triều Nam đang san lấp mặt bằng, lợp lại mái nhà, sửa chữa bên trong hai căn nhà, không có hiện tượng xây dựng, cơi nới thêm các công trình trên đất.
Để duy trì hiện trạng tài sản kê biên, bảo đảm nghĩa vụ thi hành án theo đúng quy định của pháp luật, ngày 23/9/2019 chấp hành viên đã ban hành Thông báo số 680/TB-CTHADS về việc duy trì Lệnh kê biên của cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Nguyên gửi UBND phường Phan Đình Phùng, UBND TP Thái Nguyên, Viện KSND tỉnh Thái Nguyên, đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan yêu cầu người đang quản lý, sử dụng tài sản không được chuyển nhượng, mua bán, tặng cho, cầm cố, thế chấp, chuyển dịch, cho thuê dưới bất kỳ hình thức nào, không được làm thay đổi hiện trạng, thay đổi kiến trúc xây dựng của tài sản kê biên trong thời gian Cục THADS tỉnh Thái Nguyên giải quyết vụ việc.
Video đang HOT
Theo chúng tôi được biết xung quanh vụ việc, Cục THADS tỉnh Thái Nguyên cũng có biên bản làm việc với công dân thể hiện việc Chấp hành viên hàng tuần đều lập biên bản xác minh và thấy có hiện tượng san ủi mặt bằng, lợp mái nhà, có sửa sang lại tòa nhà và thấy có hiện tượng thay đổi. Tại biên bản về việc tiếp công dân ngày 26/9/2019 của Cục THADS tỉnh Thái Nguyên thể hiện rõ ý kiến của Cục trưởng Cục THADS tỉnh Thái Nguyên khẳng định, sau khi nhận được thông báo về việc có sự thay đổi hiện trạng, chấp hành viên đã phối hợp với kiểm sát viên, chính quyền địa phương đến thực địa xác minh và đã ban hành thông báo. Cục đã báo cáo và xin ý kiến của Tổng Cục về việc tài sản bị thay đổi hiện trạng.
Theo Luật sư Diệp Năng Bình- Trưởng Văn phòng luật sư Tinh Thông Luật, việc bảo quản tài sản thi hành án (Điều 58) của Luật Thi hành án dân sự quy định rõ: Người được giao bảo quản tài sản vi phạm quy định của pháp luật trong việc bảo quản tài sản thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong việc bảo quản tài sản thi hành án nói trên, Cục THADS tỉnh Thái Nguyên cần xác định rõ trách nhiệm, kịp thời xử lý sai phạm để bảo quản tốt tài sản thi hành án, theo đúng quy định của pháp luật.
Đức Sơn
Theo daidoanket
Vụ anh thảm sát gia đình em gái: Lộ tâm thư cuối nghi phạm gửi gắm vợ
Trước khi người anh truy sát gia đình em gái ở Thái Nguyên đã viết nhật ký dài 21 trang và 1 lá thư gửi vợ, 1 lá thư gửi bí thư rồi đạp xe đi gây án.
Lá thư gửi gắm vợ và nhật ký dài 21 trang
Liên quan đến vụ án mạng anh trai truy sát gia đình em gái ở Thái Nguyên, chiều 19/9, chia sẻ với PV, bà Nh. (vợ 2 hiện sinh sống cùng nghi phạm) cho biết, thời điểm xảy ra vụ án bà đang đi làm cho 1 quán ăn trên địa bàn TP Thái Nguyên, ca làm kéo dài từ lúc 13h chiều đến 23h đêm.
Khi bà đang làm đến khoảng 20h thì nhận được tin dữ bà Bùi Thị H. gặp nạn phải nhập viện cấp cứu nên tức tốc xin nghỉ để về nhà bà H. Đi gần tới nhà em chồng, bà Nh. sợ hãi và sốc nặng khi nhận tin chồng vừa gây ra vụ án mạng khiến em gái tử vong và 2 người khác bị thương.
Theo bà Nh. cách đây khoảng 2 tháng, ông Hồng có những biểu hiện của việc mắc bệnh trầm cảm, mất ngủ và thi thoảng có nhắc đến số tiền nợ cho vợ chồng em gái và gia đình Nguyễn Thành Vương (SN 1981) cùng vợ là Nguyễn Thị Thanh Thảo (SN 1983 - con gái bà H) vay nhưng không đòi được.
Bà cũng cho biết, trước thời điểm gây án ông Hồng tâm lý hoàn toàn bình thường, không có biểu hiện gì khác biệt. "Sáng 14/9, chồng tôi vẫn tỏ ra bình thường. Sau khi gây án, chồng tôi có khai với công an nói viết 2 lá thư để lại. Trong đó có 1 lá thư gửi cho ông bí thư và 1 lá thư gửi cho vợ cùng với đó là quyển nhật ký dài 21 trang", bà Nh. nói.
Khi công an đến nhà và tìm lá thư bà Nh. mới biết được việc chồng mình viết thư và nhật kí để lại. Bức thư ông Hồng viết gửi lại cho vợ với nội dung cuộc sống quá cơ cực, sống nhục nên thà chết trước còn hơn sống.
Trong thư, ông Hồng cũng dặn vợ nếu chết đi vợ, con sẽ vất vả nhưng có sống tiếp thì cuộc sống vẫn như thế, bà Nh. ở lại nuôi dạy các con trưởng thành. "Anh biết tội giết người làkhông thể tha thứ được, nếu mà anh chết đi thì đưa về bệnh viện A Thái Nguyên rồi bảo chú H. lo an táng cho anh ...", bà Nh. kể về nội dung bức thư chồng viết cho mình trước khi gây án.
Còn nội dung trong cuốn nhật kí dài 21 trang nói về việc uất ức cho vay tiền đòi nhưng không trả, thương vợ con sống kham khổ, vất vả.
Người đàn ông đi xe đạp gây án
Bà Nh. tâm sự, cuộc sống gia đình hiện tại rất vất vả, khó khăn, tiền lương của bà hàng tháng được hơn 4 triệu còn tiền lương nghỉ hưu của chồng được hơn 8 triệu nhưng có rất nhiều khoản chi tiêu trong gia đình như lo cho con cái học hành, tiền đám hiếu hỉ...
Theo bà Nh., chồng mình không chỉ uất ức về việc cho em, cháu mượn số tiền khoảng 3,6 tỷ đồng nhưng chưa trả được 1 đồng tiền gốc nào, ông Hồng trong người còn có rất nhiều bệnh như suy thận, tiểu đường, gout.
Trước khi gây án ông Hồng viết nhật ký và 2 lá thư để lại
Trong đó, bệnh tiểu đường rất nặng đã biến chứng lên mắt dẫn đến xuất huyết mắt. Hiện tại 1 bên mắt của ông Hồng nhìn rất mờ, gần như bị hỏng chỉ còn 1 phần 10.
Trong thời gian vừa qua, thậm chí ông Hồng đã từ chối đi khám bệnh để điều trị. Nhiều lúc, bà Nh. thấy chồng tỏ vẻ đau đớn nhưng ông cố cắn răng chịu đựng không kêu ca, than vãn gì. Từ khi chồng bị bắt tạm giam, bà Nh. cũng đã gửi thuốc chữa bệnh tiểu đường vào trại tạm giam cho ông Hồng.
"Nhiều lần chồng tôi đòi nợ nhưng vợ chồng Vương không trả, thậm chí chúng nó không nghe máy, nếu nghe cũng chỉ nói khi nào có sẽ trả. Chắc do không đòi được nợ, cháu lại có những lời lẽ không hay nên chồng tôi uất ức", bà Nh. cho hay.
Ngoài ra, bà Nh. cho biết, chồng bà là người chắt chiu, sống kham khổ, tiền lương về đưa về cho vợ con, không để đồng nào trong người. Nhà có 4 người lớn nhưng chỉ có 1 xe máy và chiếc xe này bà Nh. dùng đi làm, còn có việc gì ông Hồng đi xe đạp.
Như đã đưa tin trước đó, ngày 14/9, đối tượng Bùi Xuân Hồng đến nhà em gái bà Bùi Thị H. (SN 1959, em gái Hồng) để nói chuyện. Tại đây hai bên xảy ra mâu thuẫn, xô xát. Sau đó, đối tượng Hồng dùng dao thủ sẵn trong người truy sát khiến bà H. tử vong, còn chồng và con rể nạn nhân bị thương nặng.
Ngay sau vụ việc xảy ra Công an tỉnh Thái Nguyên đã tạm giữ đối tượng Bùi Xuân Hồng để điều tra làm rõ. Cũng theo vị này, nguyên nhân ban đầu được xác định là người em gái có nợ tiền hung thủ. Vào chiều tối ngày 14/9 ông Hồng sang đòi nợ không được nên xảy ra án mạng đau lòng. Ông Hồng nguyên là Phó giám đốc Công ty xi măng La Hiên đóng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và đã nghỉ hưu.
Cao Nguyên
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Giải mã tâm thư anh trai chém cả nhà em ở Thái Nguyên: Quẩn quá nên gây án? Một bức tâm thư được cho là của nghi phạm vụ thảm án anh chém cả nhà em gái ở Thái Nguyên. Đã hé lộ động cơ gây án của đối tượng này khi lâm cảnh cùng quẫn và phẫn uất vì số tiền cho người thân vay mà không thể đòi được lại nên đã nảy sinh suy nghĩ, hành động tiêu...