Vụ lừa đảo chấn động cộng đồng Tốc Chiến: Bỏ đói tuyển thủ, dụ dỗ bỏ học và “thánh lừa” nổi tiếng từ LMHT
Tiếp tục vụ lừa đảo gây chấn động cộng đồng Liên Minh: Tốc Chiến đang khiến người chơi tựa game này xôn xao mấy hôm nay.
Mới đây, cộng đồng Liên Minh: Tốc Chiến đang bàn tán xôn xao về việc ông bầu của một đội tuyển tựa game này đã tạo nên những cú lừa đảo gây chấn động. Từ việc quỵt lương của tuyển thủ, không bảo đảm cơ sở vật chất cũng như điều kiện để train team như bắt tuyển thủ phải nhịn đói, ba giờ chiều mới được ăn hay không có hợp đồng… là những câu chuyện khiến cho người nghe cảm thấy thật khó tin.
Tuy nhiên đó chưa phải những điều “kinh khủng” nhất mà các tuyển thủ của đội tuyển Tốc Chiến này gặp phải. Đỉnh điểm phải kể đến việc một tuyển thủ bị ông bầu này lừa đảo mất chiếc xe máy và buộc phải nộp đơn trình báo lên cơ quan có thẩm quyền để mong đòi lại được tài sản của mình.
Trước đó, một vài tuyển thủ còn bị ông bầu này dụ dỗ bỏ học và hứa hẹn không cần đi học nhưng vẫn sẽ có bằng. Kết quả là bây giờ, ông bầu này thì mất tích, số tiền mà nhiều tuyển thủ ky cóp trong thời gian vừa qua thậm chí còn bị “móc túi” lấy mất. Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên ông bầu này dính vào những cú phốt gây hoang mang cho cộng đồng game thủ như thế này.
Từng là một người có tiếng trong làng Esports Việt Nam và scandal của ông bầu này đã xuất hiện kể từ thời điểm còn hoạt động tại tựa game Liên Minh Huyền Thoại. Mới đây, đội tuyển Mable Esports đã tạo hẳn một bản thống kê những cú phốt của ông bầu này từ quá khứ cho tới hiện tại.
Video đang HOT
Theo như thống kê này thì từ thời còn hoạt động tại Vikings Gaming, ” Toàn bộ hệ thống máy móc trong gaming house của Vikings Gaming (Đặt tại chung cư Hoàng Anh Gia Lai 3, đường Nguyễn Hữu Thọ, Phước Kiển, Nhà Bè, TP.HCM) được chuyển vào từ Gaming house tại Phùng Khoang, Hà Nội. Đây là hệ thống máy móc thi đấu được mua tại An Phát Computer với giá trị hơn 300 triệu đồng, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa được thanh toán đầy đủ”, “Trong thời gian chuyển nhượng, ông Đ có đứng dưới danh nghĩa cá nhân thanh lý một số đồ đạc máy tính của team lấy một khoản tiền ~50 triệu Đồng”.
Lời kể của chị Phạm Thảo My
Một nạn nhân từng bị ông bầu này lừa đảo là chị Phạm Thảo My cũng cho biết ” Sau khi thành lập Maximal, ông Đ có liên hệ với bà Phạm Thảo My, về làm quản lý cho đội Maximal, hứa hẹn mức lương 7 triệu / tháng, chưa bao gồm chi phí ăn ở
- Sau 1 tháng rưỡi làm việc, ông Đ không thanh toán tiền lương cho chị Phạm Thảo My, chỉ thanh toán khoản phí 1,500,000 VNĐ tiền vé máy bay từ Hà Nội – TP.HCM
- Theo chị Thảo My, trong thời gian duy trì team Maximal, ông Đ có chuyển nhượng tuyển thủ DK sang SGD với khoản phí 10 triệu, nhưng không thanh toán lại cho DK
- Trong thời gian này, tuyển thủ cũng không có điều kiện sinh hoạt và tập luyện tốt (Theo chat của chị Thảo My và yT – tuyển thủ từng thi đấu cho Vikings – Maximal) ”
Trên đây chỉ là một vài thống kê mà các nạn nhân của ông bầu này tổng hợp lại với mong muốn cảnh tỉnh cộng đồng và các tổ chức Esports có ý định hợp tác trong tương lai. Hy vọng rằng, những nạn nhân của vụ việc sẽ sớm tìm lại được tài sản của mình.
Xôn xao nghi vấn thông tin khách hàng bị "đánh cắp" hàng loạt từ các cửa hàng điện máy lớn
Nhiều người dùng đã phải lên tiếng cảnh báo vì bị đánh cắp thông tin cùng chiêu thức lừa đảo ngày càng tinh vi này.
Mới đây, trên mạng xã hội xôn xao vì nghi vấn khách mua sắm ở trung tâm điện máy lớn thì bị lộ thông tin cá nhân dẫn đến bị kẻ xấu lợi dụng, lừa đảo. Vấn đề này thật ra không mới, khi thông tin người dùng vẫn đang bị lộ và rao bán hàng ngày trên các trang web, nhưng vẫn là vấn đề khiến nhiều người bức xúc, quan tâm.
Cụ thể hơn, theo 1 chia sẻ của chị A.L trên 1 diễn đàn lớn Facebook, chị chia sẻ mình vừa bị lừa 1 số tiền nhỏ, tuy nhiên việc thông tin cá nhân của mình bị đánh cắp 1 cách quá chi tiết mới là vấn đề chị muốn báo động.
Chiêu thức lừa đảo rất đơn giản. Khi kẻ xấu đã có được thông tin khách hàng cùng thông tin sản phẩm đã mua tại cửa hàng điện máy, kẻ gian sẽ liên lạc để tư vấn hỗ trợ các gói bảo hành với giá rẻ bèo. Tuy nhiên, lợi thế có được các thông tin chi tiết như tên khách hàng, địa chỉ, tên sản phẩm, ngày mua... kẻ gian đã nắm thóp được tâm lý yên tâm và tin tưởng của nhiều người.
Khi giao hàng, người bị hại sẽ phải trả 1 số tiền tuỳ theo gói bảo hành mà mình chọn. Tất nhiên, những thẻ bảo hành đi kèm QR Code chỉ là giả. Vì những lỗ hổng trong bảo mật mà những chiêu thức lừa đảo tương tự thế này ngày càng tinh vi hơn.
Khi chia sẻ câu chuyện của mình trên mạng xã hội, mọi người không quá ngạc nhiên khi hình thức lừa đảo này đã xuất hiện từ lâu và đang ngày càng "mở rộng quy mô".
Rất nhiều trường hợp đã từng bị lừa với chiêu thức tương tự
Hiện tại vẫn chưa biết thực hư tại sao kẻ gian có thể có thông tin chi tiết của khách hàng đến thế, hoặc lỗ hổng bảo mật nào từ các cửa hàng điện máy hiện nay. Nên việc duy nhất có thể làm chính là đề cao cảnh giác, chia sẻ và lên tiếng nếu có những trường hợp lừa đảo tương tự như trên. Đồng thời hãy liên lạc đến tổng đài CSKH nếu bạn chưa chắc chắn về những gói bảo hành trên sản phẩm.
Nguồn ảnh: Internet
Cảnh báo lừa đảo chỉ với một đường link gửi qua tin nhắn, đừng để mất tiền chỉ vì lơ đễnh Những kẻ gian sử dụng thủ đoạn lừa đảo, tinh vi có thể khiến tiền tài khoản ngân hàng của bạn bay "sạch" chỉ bằng 1 tin nhắn. Cuối năm các hình thức lừa người tiêu dùng liên quan đến tin nhắn lại nở rộ. Ngay cả người am hiểu, nhưng chủ quan cũng bị lừa, hậu quả là tiền trong tài khoản...