Vụ ‘logo xe vua’: Kiến nghị điều tra hành vi nhận hối lộ
Hôm qua (18/10), TAND cấp cao tại TPHCM mở phiên phúc thẩm xét xử vụ “ logo xe vua”.
Một trong số những nội dung mà Tiền Phong đề cập trong vụ án này là có hay không hành vi nhận hối lộ của một số cảnh sát và thanh tra giao thông, thì nay đã được Viện kiểm sát chính thức kiến nghị Cơ quan điều tra Bộ Công an vào cuộc làm rõ.
Nguyên CSGT Nguyễn Cảnh Chân (giữa) đến phiên xử phúc thẩm Ảnh: Tân Châu
Án sơ thẩm: Không xác định người nhận hối lộ
Bị cáo Nguyễn Cảnh Chân (nguyên đội phó, CSGT CA tỉnh Đồng Nai) ở phiên tòa sơ thẩm khai rằng, khoảng 6/2014, bị cáo Nguyễn Văn Thới (ngụ TPHCM) nhờ Chân giúp để các đội của phòng CSGT CA tỉnh Đồng Nai không xử phạt lỗi chở hàng quá tải đối với các xe gắn logo do Thới bán. Chân nói cho ông Võ Thanh Sơn (đội trưởng Đội 1, phòng CSGT CA tỉnh Đồng Nai) và được ông Sơn đồng ý.
Sau đó ông Chân thông báo với Thới, nếu xe nào bị kiểm tra, cứ nói xe của anh Sơn và gọi điện thoại cho Chân biết địa điểm, biển số xe bị kiểm tra để Chân gọi cho ông Sơn giải quyết. Thới nhờ vợ chuyển vào tài khoản của vợ ông Chân 7 lần, với tổng số tiền gần 600 triệu đồng.
Như vậy ông Chân đã trung gian môi giới cho Thới đưa hối lộ 12 lần, lần ít nhất 60 triệu đồng, lần nhiều nhất 120 triệu đồng. Với tổng số tiền gần 1,3 tỷ đồng mà Thới chuyển cho ông Chân, ông Chân đã chuyển giúp Thới gần 1 tỷ đồng cho ông Sơn, còn 300 triệu đồng ông Chân sử dụng cá nhân. Tại phiên tòa cũng như tại Cơ quan điều tra, cựu CSGT Nguyễn Cảnh Chân luôn khẳng định lời khai trên là đúng.
Video đang HOT
Bị cáo Nguyễn Văn Thới và Trần Quốc Thái (ngụ TPHCM) khai đã bán được khoảng 15 ngàn lượt logo, thu lời bất chính gần 23 tỷ đồng và một phần số tiền này được dùng để đưa hối lộ…
Tuy nhiên, bản án sơ thẩm của TAND TPHCM chỉ tuyên phạt người đưa hối lộ, người môi giới hối lộ, nhưng không xử lý được ai là người nhận hối lộ. Cụ thể án sơ thẩm tuyên ngày 3/10/2018 phạt cựu CSGT Nguyễn Cảnh Chân 8 năm tù; Các bị cáo ngụ TPHCM là Nguyễn Văn Thới 14 năm tù, Trần Quốc Thái 10 năm tù, Lê Thị Cẩm Vân 9 năm tù . Các bị cáo còn lại lãnh từ 1 năm 6 tháng tới 4 năm tù.
Điều tra hành vi nhận hối lộ
Sau bản án sơ thẩm, các bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Một động thái đáng chú ý là luật sư (LS) Nguyễn Thị Huyền Trang (Đoàn LS TPHCM, tham gia bào chữa trong vụ án) đã có đơn kiến nghị gửi các cơ quan tố tụng nêu rằng, hồ sơ vụ án thể hiện có 79 cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông (CSGT, TTGT) nhận tiền hối lộ. Quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa sơ thẩm, các bị cáo đã khai và nhận diện được một số cán bộ cảnh sát và thanh tra giao thông nhận tiền hối lộ của bị cáo.
Tuy nhiên, Cơ quan điều tra đã không làm rõ hành vi của các đối tượng này để xử lý theo quy định của pháp luật. Để đảm bảo quyền lợi của bị cáo, đảm bảo vụ việc được xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật, LS kiến nghị trong quá trình xem xét, giải quyết vụ án, các cơ quan tố tụng cần tiến hành điều tra lại theo hướng làm rõ người đã nhận hối lộ là ai… Tại phiên tòa phúc thẩm hôm qua, cựu CSGT Nguyễn Cảnh Chân giữ nguyên lời khai, các LS giữ nguyên quan điểm “có môi giới, có đưa hối lộ” thì phải có “người nhận hối lộ”.
Đại diện VKS giữ công tố tại phiên xử phúc thẩm nêu quan điểm đồng tình với kiến nghị của các luật sư. Công tố viên lập luận rằng, bất cứ một vụ án đưa hối lộ nào, nếu có đưa hối lộ thì phải có người nhận hối lộ. Trong vụ án này các bị cáo bị truy tố, xét xử về tội đưa hối lộ, môi giới hối lộ nhưng bị khuyết người nhận hối lộ.
Căn cứ vào hồ sơ vụ án, đại diện VKS cho rằng lời khai của các bị cáo là có căn cứ, các bị cáo xác định được thời gian, không gian đưa hối lộ, các bị cáo cũng nhận diện được một số CSGT, TTGT nhận hối lộ. Từ nhận định này, công tố viên kiến nghị HĐXX kiến nghị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an, Viện KSND tối cao điều tra làm rõ những CSGT, TTGT nhận hối lộ trong vụ án này.
“…Xét xử về tội đưa hối lộ, môi giới hối lộ nhưng bị khuyết người nhận hối lộ. Căn cứ vào hồ sơ vụ án, lời khai của các bị cáo là có căn cứ, các bị cáo xác định được thời gian, không gian đưa hối lộ, các bị cáo cũng nhận diện được một số CSGT, TTGT nhận hối lộ. Kiến nghị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an, Viện KSND Tối cao điều tra làm rõ những CSGT, TTGT nhận hối lộ trong vụ án này…” – đại diện VKS tại phiên tòa phúc thẩm.
TÂN CHÂU
Theo tienphong
Gian lận thi cử ở Sơn La: Đề nghị điều tra tội nhận hối lộ
Ngày 18/10, Tòa án Nhân dân tỉnh Sơn La tiếp tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự gian lận thi cử trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018. Trước tòa, đại diện Viện Kiểm sát đã đề nghị trả lại hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung vì xuất hiện nhiều tình tiết mới cần được làm rõ. Đặc biệt là có dấu hiệu của tội đưa và nhận hối lộ.
Tham gia phần tranh luận, kiểm sát viên Lê Thị Thu Hà đã đề nghị Hội đồng xét xử trả lại hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung vì xuất hiện nhiều tình tiết mới cần được làm rõ. Đặc biệt là có dấu hiệu của tội đưa và nhận hối lộ.
Hội đồng xét xử vụ án gian lận thi cử trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 tại Sơn La.
Vào khoảng 8h15, sau khi kết thúc phần xét hỏi đối với các bị cáo, kiểm sát viên trình bày phần luận tội. Đại diện của Viện Kiểm sát cho rằng, diễn biến tại phiên tòa ở phần xét hỏi nhận thấy có nhiều tình tiết mới phát sinh tại tòa. Đề nghị vụ án được xử lý đúng theo quy định của pháp luật, đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ vào điểm C, khoảng 6, điều 226 của Luật Tố tụng hình sự ra quyết định trả lại hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung.
Luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo đều nhất trí với ý kiến trả lại hồ sơ vụ án do đại diện Viện Kiểm sát đề nghị.
Thông qua đề nghị của đại diện Viện Kiểm sát, Hội đồng xét xử tiến hành hỏi ý kiến các luật sư tham gia bào chữa và bị cáo đều được nhất trí. Phía luật sư cho hay, sau 4 ngày thẩm vấn, có nhiều vấn đề phát sinh cần làm rõ.
Các bị cáo tại phiên tòa đều nhất trí với đề nghị của đại diện Viện kiểm sát.
Như Dân Việt đã thông tin, sáng 15/10, TAND tỉnh Sơn La đưa ra xét xử phiên sơ thẩm lần 2 vụ sửa điểm thi THPT quốc gia ở Sơn La.
Danh sách 8 bị cáo được đưa ra xét xử gồm: Trần Xuân Yến - Phó Giám đốc Sở GDĐT tỉnh, Nguyễn Thị Hồng Nga - chuyên viên Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Cầm Thị Bun Sọn - Phó Trưởng phòng Chính trị Tư tưởng, Đặng Hữu Thủy - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu, Lò Văn Huynh - Phó Trưởng phòng Khảo thí Sở GDĐT, Nguyễn Thanh Nhàn - Phó Trưởng phòng Khảo thí Sở GDĐT, Đinh Hải Sơn - thiếu tá, nguyên Đội phó Đội Giáo dục, Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Sơn La, Đỗ Khắc Hưng - trung tá, cán bộ Phòng An ninh chính trị nội bộ.
Phiên tòa dự kiến kéo dài trong 5 ngày. Phiên sơ thẩm lần một mở giữa tháng 9 vừa qua, xong phải hoãn vì vắng 44 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cùng 31 người làm chứng.
Theo cáo trạng, tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, 8 bị cáo nêu trên đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao với động cơ vụ lợi và động cơ cá nhân khác (vì mối quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp...) câu kết với nhau thực hiện hành vi rút bài thi trắc nghiệm sửa, nâng điểm; in khóa phách vòng 1, vòng 2 để nâng điểm cho 44 thí sinh.
Hành vi của các bị cáo là "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", bị xử lý theo khoản 1, khoản 2 Điều 356 Bộ luật Hình sự.
Theo danviet
Vì sao hoãn xử dù đã trích xuất cựu CSGT Đồng Nai đến tòa? Trong phần thủ tục, sau khi hội ý, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa, dời đến giữa tháng 10 theo đề nghị của VKS. Ngày 4-10, TAND Cấp cao tại TP.HCM mở lại phiên xử vụ đưa hối lộ "logo xe vua". Tuy nhiên, trong phần thủ tục, sau khi hội ý, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa, dời đến giữa tháng 10....