Vụ Liên Kết Việt “lừa” 60.000 người: Khó quy trách nhiệm Bộ Công thương!
Để công ty này vươn “chân rết” ra tận 27 tỉnh thành, lừa đảo 60.000 người trong suốt một năm với số tiền lên tới 1.900 tỷ đồng, ngoài sự tinh vi của ban quan trị Liên Kết Việt phải chăng do lỗ hổng trong hoạch định chính sách và quản lý của các cơ quan nhà nước, mà cụ thể ở đây là Cục quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương?
Cần có cái nhìn khách quan với Bộ Công thương?
Lãnh đạo hệ thống kinh doanh đa cấp Liên kết Việt vừa bị cơ quan công an khởi tố với cáo buộc giả danh công ty thuộc Bộ Quốc phòng, lôi kéo, lừa đảo người dân tham gia kinh doanh đa cấp thực phẩm chức năng và máy chăm sóc sức khỏe.
Để công ty này vươn “chân rết” ra tận 27 tỉnh thành, lừa đảo 60.000 người trong suốt một năm với số tiền lên tới 1.900 tỷ đồng, ngoài sự tinh vi của ban quan trị Liên Kết Việt phải chăng do lỗ hổng trong hoạch định chính sách và quản lý của các cơ quan nhà nước, mà cụ thể ở đây là Cục quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương?
Điều đáng nói, sự lừa đảo của Liên Kết Việt đã diễn ra khá lâu, diễn ra một cách công khai, thậm chí “rùm beng” nhưng đến nay mới bị phát hiện. Dư luận cho rằng, cần phải quy trách nhiệm cho cơ quan này nhằm đẩy lùi sự việc tương tự diễn ra.
Tuy nhiên, nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Minh Anh – Giám Đốc Công ty Luật Trí Minh lại cho rằng, rất khó để quy trách nhiệm cho Bộ Công thương, mà cụ thể ở đây là Cục Quản lý cạnh tranh như ý kiến dư luận.
Luật sư Nguyễn Minh Anh chia sẻ:
Khi lãnh đạo Bộ Công thương lên tiếng cho biết phạt Liên Kết Việt 570 triệu đồng hồi tháng 7/2014 vì vi phạm hành chính, nhiều câu hỏi đặt ra, tại sao thời điểm đó, sau khi xử phạt với số tiền lớn như vậy Cục Quản lý cạnh tranh không lập tức phát đi cảnh báo đối với người dân mà “im ỉm” cho tới tận thời điểm này? Liệu như vậy có là trái quy định?
Tôi cho rằng, số tiền phạt như trên là rất lớn đối với hành vi vi phạm hành chính, đây là một mức phạt như tôi biết là lớn nhất từ trước đến giờ của cơ quan quản lý nhà nước dành cho các công ty đa cấp vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, hiện nay theo quy định của pháp luật về vấn đề xử phạt hành chính đối với hành vi này thì không kèm theo chế tài buộc bên vi phạm phải công khai xin lỗi hoặc cơ quan xử phạt phải công bố lỗi lên phương tiện truyền thông.
Theo quy định của pháp luật thì, quyết định xử phạt Liên Kết Việt không buộc phải kèm theo việc công bố tới truyền thông đại chúng, như vậy không thể quy trách nhiệm cho Cục Quản lý Cạnh tranh buông lỏng công tác quản lý được.
Mỗi cơ quan nhà nước đều có các chức năng riêng. Cục quản lý cạnh tranh – Bộ Công thương có trách nhiệm trong công tác quản lý, thanh kiểm tra hoạt động bán hàng đa cấp theo Nghị định 42/2014/NĐ-CP về hoạt động quản lý bán hàng đa cấp, Thông tư 24/2014/TT-BCT hướng dẫn Nghị định 42/2014/NĐ-CP .
Video đang HOT
Còn việc giả mạo bằng khen Thủ tướng, giả làm đại tá… để lấy lòng tin của người dân như tôi được biết qua cơ quan báo đài như thời gian vừa qua nếu doanh nghiệp có dấu hiệu phạm tội hình sự về chiếm đoạt tài sản thì thẩm quyền của Bộ Công an.
Chúng ta cần có cái nhìn công bằng, khách quan chứ không nên suy diễn chủ quan hoặc cứ cái gì sai là phải tìm ai đó quy trách nhiệm trong khi chúng ta chưa hiểu rõ vấn đề và thẩm quyền.
Bị can Lê Xuân Giang (giữa) trong một cuộc hội thảo của Công ty Liên Kết Việt
Đừng tham lam, nếu không muốn bị lừa!
- Lê Xuân Giang, Chủ tịch HĐQT đã tự gắn mác đại tá, lừa đảo một cách ngang nhiên, trong một thời gian dài nhằm lấy lòng tin người dẫn, dễ bề thực hiện hành vi lừa đảo của mình. Phải chăng luật pháp chúng ta còn quá lỏng lẻo, thưa ông?
Luật sư Minh Anh: Trong vụ này, tôi cũng rất ngạc nhiên tại sao Liên Kết Việt có thể tinh vi đến mức lừa đảo công ty thuộc Bộ Quốc phòng, giả mạo cả quân hàm đại tá của ông … trong một thời gian dài như vậy mà không bị phát hiện?
Đa phần các công ty hoạt động trong lĩnh vực này họ thường có một số các quan chức đi dự hội nghị, với mục đích gây dựng thanh thế.
Theo tôi thì quan chức đi dự không sai, họ truyền đạt kinh nghiệm, truyền động lực cho các nhà phân phối để hoạt động hiệu quả hơn. Chỉ có doanh nghiệp nào mục đích xấu sử dụng hình ảnh của lãnh đạo Nhà nước đó để “tô vẽ” cho doanh nghiệp mình và qua đó nhằm mục đích chiếm tiền của người dân mà thôi.
Tuy nhiên giờ mà nói quy trách nhiệm cho cơ quan nào thì quả thật là khó. Trước mắt, để giảm tình trạng lừa đảo như vậy, ngay chính bản thân người dân phải “tỉnh”.
Theo ông, người dân nên làm như thế nào để tránh bị lợi dụng, lôi kéo vào những hoạt động bán hàng đa cấp như mô hình Liên Kết Việt?
Luật sư Minh Anh: Ban quản trị Liên Kết Việt đã lừa đảo bằng cách kích thích lòng tham của con người. Tôi nghĩ một số nạn nhân cũng là người chưa hiểu biết. Có một số người những người muốn làm ít hưởng nhiều, chỉ cần bỏ tiền vào rồi kêu gọi những người khác bỏ tiền vào mà không bỏ yếu tố sản phẩm, chất lượng phục vụ, không tìm hiểu chương trình trả thưởng theo đúng quy định mà doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan Nhà nước. Theo Nghị định 42/2014/NĐ-CP thì tổng trị giá hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác trả cho người tham gia bán hàng đa cấp trong một năm quy đổi thành tiền không được vượt quá 40% doanh thu bán hàng đa cấp trong năm đó của doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
Ở đây nhiều người tôi nghĩ còn không quan tâm đến hàng hóa, chỉ chạy theo mức trả lãi cao của doanh nghiệp mà bỏ tiền vào. Nó không khác gì hình thức huy động vốn của người cấp trên trao trả cho người cấp dưới. Vậy đó là phi kinh tế bởi chẳng có doanh nghiệp nào tạo ra mức lợi nhuận cao như vậy để trả tiền cho người tham gia.
Khi tham gia bất kỳ hoạt động kinh doanh nào kể cả không phải công ta kinh doanh theo phương thức đa cấp thì người dân cũng cần tìm hiểu kỹ, nếu không rõ chúng ta có thể nhờ luật sư tư vấn hay những chuyên gia quản lý trong lĩnh vực này. Khi kinh doanh quan trọng nhất là sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chứ không phải là những lời mời chào, dụ dỗ.
Nhiều người cho rằng hoạt động kinh doanh đa cấp tồn tại nhiều bất cập, dễ bị biến tướng lừa đảo như vậy tại sao không cấm?
Luật sư Minh Anh: Tôi cho rằng, không cấm được. Khi hội nhập, chúng ta ký các hiệp định và cam kết phải chấp nhận hình thức kinh doanh này, bản chất nó là mô hình hiện đại, bán hàng trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng, tận dụng được mọi nguồn lực của xã hội và tôi thực tế cho thấy cho rằng mô hình này cũng góp phần vào ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nộp thuế, người tham gia nộp thuế thu nhập doanh nghiệp…
Hiện nay, bên cạnh những công ty hoạt động đa cấp bất chính, có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự như công ty Liên kết Việt nêu trên thì có những doanh nghiệp hoạt động theo mô hình đa cấp hiệu quả, có uy tín.
Theo tôi, bất kỳ hình thức kinh doanh nào trong cơ chế thị trường cũng có hai mặt, lợi và hại và chúng ta cần hoàn thiện hành lang pháp lý, nâng cao ý thức của người tiêu dùng, tăng cường các công tác giám sát để bảo vệ người tiêu dùng tốt hơn. Còn với người tiêu dùng tôi khuyên hãy hết sức cẩn thận trước khi tham gia bất kỳ công ty đa cấp, đừng vì hiệu ứng đám đông hay bị lừa do chính lòng tham của mình.
Theo Bizlive
Bộ Công Thương lần đầu lên tiếng về vụ Liên Kết Việt "lừa" 6 vạn người
Liên quan tới "Tập đoàn lừa đảo" Liên Kết Việt, Bộ Công Thương mới phát đi thông tin trả lời báo chí của người đứng đầu đơn vị trực tiếp quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp. Đây cũng được xem là lần đầu tiên lãnh đạo của Bộ lên tiếng về vụ việc này.
Lê Xuân Giang (Lê Xuân Hà), mặc bộ quân phục cùng bộ sậu của Liên Kết Việt đã bị bắt về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cuối tháng 12/2015, Cơ quan Cảnh sát điều tra C46, Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam Lê Xuân Giang trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Công ty cổ phần Liên kết sản xuất thương mại Việt Nam (Công ty Liên Kết Việt). Mới đây, C46, Bộ Công an đã chính thức công bố kết quả điều tra ban đầu về các sai phạm, thủ đoạn lừa đảo của tổ chức này.
Chiều 28/2, Bộ Công Thương mới phát đi thông tin trả lời báo chí của ông Bạch Văn Mừng - Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh - người đứng đầu đơn vị trực tiếp quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp. Đây cũng được xem là lần đầu tiên lãnh đạo Bộ này lên tiếng về lùm xùm liên quan đến Liên Kết Việt.
Về quá trình đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp của Liên Kết Việt, ông Mừng cho biết, công ty Liên Kết Việt được Sở Công Thương Hà Nội cấp Giấy chứng nhận thực hiện bán hàng đa cấp vào ngày 10/2/2014. Từ ngày 1/7/2014, việc đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp được chuyển từ các Sở Công Thương về Bộ Công Thương (Cục Quản lý cạnh tranh) theo Nghị định 42/2014/NĐ-CP. Theo đó, Cục Quản lý cạnh tranh đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp cho Công ty Liên Kết Việt ngày 22/12/2014.
"Nghị định số 42 đã nâng cao các điều kiện đăng ký hoạt động so với trước đây để thanh lọc các doanh nghiệp yếu kèm. Tuy nhiên, Nghị định không giới hạn số lượng doanh nghiệp được đăng ký hoạt động, đồng thời cũng quy định rất rõ ràng, minh bạch các điều kiện để đảm bảo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký. Theo đó, doanh nghiệp nào đáp ứng đủ các điều kiện đều được đăng ký hoạt động", ông Bạch Văn Mừng lý giải.
Theo ông Mừng, sau khi Công ty Liên Kết Việt được cấp đăng ký hoạt động, Cục Quản lý cạnh tranh đã tiến hành hậu kiểm hoạt động bán hàng đa cấp của công ty vào ngày 15/7/2015. Căn cứ kết quả kiểm tra, Cục Quản lý cạnh tranh đã tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh đối với Công ty Liên Kết Việt. Căn cứ kết quả điều tra, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh đã ban hành Quyết định xử phạt với số tiền 570 triệu đồng về các hành vi vi phạm các quy định trong hoạt động bán hàng đa cấp.
Trong đó, công ty này bị phạt vì vi phạm các nghĩa vụ liên quan đến thông báo hoạt động bán hàng đa cấp ở một số tỉnh/thành phố, nghĩa vụ liên quan đến thông báo hoạt động hội nghị, hội thảo, nghĩa vụ liên quan đến đào tạo người tham gia và cấp thẻ cho người tham gia, nghĩa vụ báo cáo định kỳ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nghĩa vụ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo quy định.
Cơ quan quản lý cũng xử phạt hành vi không thực hiện thủ tục đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp khi có thay đổi, bổ sung liên quan đến Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; Cung cấp các thông tin gian dối và gây nhầm lẫn cho khách hàng về chất lượng, công dụng của sản phẩm;
Liên Kết Việt cũng không thường xuyên giám sát hoạt động của người tham gia bán hàng đa cấp để đảm bảo người tham gia thực hiện đúng Quy tắc hoạt động, Chương trình trả thưởng của doanh nghiệp; Duy trì nhiều hơn một vị trí kinh doanh đa cấp, hợp đồng bán hàng đa cấp, mã số kinh doanh đa cấp hoặc các hình thức khác tương đương đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp.
Đại diện Bộ Công Thương nói, Cục Quản lý cạnh tranh đã chủ động thực hiện hậu kiểm Công ty Liên Kết Việt 7 tháng sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp cho công ty này và đã xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của công ty, với số tiền phạt rất lớn.
Đánh giá về công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý trong việc phát hiện, xử lý các sai phạm tại Công ty Liên kết Việt, ông Mừng cho biết, đầu tháng 11/2015, Cục Quản lý cạnh tranh đã phối hợp với C46 - Bộ Công an và Công an Quận Cầu Giấy kiểm tra hoạt động của Công ty Liên Kết Việt tại trụ sở Công ty và đã có nhiều buổi làm việc với đại diện Công ty tại trụ sở Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương và Bộ Công an để làm rõ các nội dung liên quan. Sau đó, Cục Quản lý cạnh tranh đã bàn giao hồ sơ kiểm tra Công ty Liên Kết Việt cho C46. Trong quá trình Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ Công an điều tra vụ việc Cục Quản lý cạnh tranh đã phối hợp cung cấp các tài liệu và phối hợp xác minh thêm thông tin liên quan đến Công ty Liên Kết Việt.
Căn cứ kết quả điều tra, xác minh ban đầu, Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, khởi tố bị can đối với một số thành viên của Ban lãnh đạo Công ty Liên Kết Việt. Tháng 2/2016, Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã ra quyết định áp dụng biện pháp tạm giam đối với một số thành viên ban lãnh đạo Công ty Liên Kết Việt.
Phương Dung
Theo Dantri
Liên tiếp lừa đảo kinh doanh đa cấp: Trách nhiệm thuộc về ai? Dư luận vẫn đặt câu hỏi vì sao các công ty đa cấp hoạt động suốt một thời gian dài mà không bị xử lý. Vụ việc Công ty Cổ phần liên kết sản xuất thương mại Việt Nam (công ty Liên kết Việt) lôi kéo 45.000 người kinh doanh đa cấp, với số tiền lừa đảo lên đến 1.900 tỷ đồng chưa...