Vụ lấy nước cống trộn bê tông: Đập bỏ hạng mục kém chất lượng
Toàn bộ 11 móng trụ đèn được xây dựng bằng bê tông trộn nước cống sẽ được đập bỏ. Kiểm điểm trách nhiệm của nhà thầu và tư vấn giám sát công trình
Liên quan đến bài viết “Lấy nước cống… trộn bê tông!” trên Báo Người Lao Động ngày 10-7, cùng ngày, làm việc với phóng viên, ông Nguyễn Xuân Bảng, Giám đốc Khu Quản lý Giao thông đô thị số 4 (Khu 4) – chủ đầu tư dự án cải tạo, mở rộng đường Nguyễn Thị Thập, thừa nhận những gì báo phản ánh là đúng sự thật, đồng thời đã đưa ra biện pháp xử lý nhà thầu làm ẩu và đơn vị tư vấn giám sát thiếu trách nhiệm.
Đã từng bị phát hiện
Theo ông Bảng, việc thi công móng trụ đèn bằng bê tông trộn nước cống thuộc gói thầu số 4 – thi công hệ thống chiếu sáng toàn tuyến – do liên danh Công ty TNHH Quảng Thịnh và Công ty TNHH MTV Xây dựng Trọng Nghĩa thực hiện, đơn vị tư vấn giám sát hạng mục này là Công ty TNHH Kỹ thuật tự động Bách Việt.
Hiện tại, liên danh nhà thầu đã thực hiện xong hệ thống chiếu sáng phần đường Nguyễn Thị Thập (từ đường Lê Văn Lương đến đường Nguyễn Văn Linh) và thi công được 11 móng trụ đèn trên đoạn còn lại (từ đường Nguyễn Văn Linh đến đường Huỳnh Tấn Phát).
Sau khi báo phản ánh, Khu 4 đã mời lãnh đạo nhà thầu và tư vấn giám sát lên làm việc, yêu cầu ngay trong ngày 10 và 11-7 phải đập bỏ 11 móng trụ đèn đã thi công, đồng thời kiểm điểm các cá nhân thi công gian dối và giám sát viên không có mặt thường xuyên tại công trường, dẫn đến việc bị nhà thầu “qua mặt” bằng cách dùng nước bẩn trộn bê tông.
Video đang HOT
Nhà thầu sẽ chấm dứt việc tưới đường bằng nước bẩn và dùng xe bồn lấy nước từ các ao hồ, sông để rửa đường
Ông Bảng cho biết vào đầu tháng 7-2012, chủ đầu tư cũng đã được “mật báo” về việc nhà thầu dùng nước bẩn để trộn bê tông. Đến khi Báo Người Lao Động phản ánh thì Khu 4 đã yêu cầu nhà thầu đập bỏ 11 móng trụ đèn đã thi công trước đó để làm lại móng trụ đèn mới, toàn bộ kinh phí sẽ do nhà thầu chi trả. “Tuy giá trị của hạng mục này không lớn nhưng việc thi công ẩu làm ảnh hưởng đến chất lượng toàn bộ công trình, đặc biệt là cần đèn chiếu sáng”- ông Bảng nhận định.
Chấm dứt việc dùng nước thối tưới đường
Về việc tưới đường hằng ngày bằng nước thối, ông Bảng cho biết đó là nước rạch Cả Cấm và nước mưa trong hố, do hệ thống cống thoát nước trên đường Nguyễn Thị Thập mới được lắp đặt, chưa kết nối với nguồn nước thải sinh hoạt của các hộ dân.
Tuy nhiên, ông Bảng cũng thừa nhận nước này “tuy có trong nhưng vẫn còn mùi hôi”. Việc tưới nước trên đường Nguyễn Thị Thập để chống bụi và không cần phải là nước sạch (nước sinh hoạt) nên Khu 4 đã yêu cầu nhà thầu là Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích quận 7 dùng xe bồn lấy ở các sông, ao hồ để tưới nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường cho người dân trong khu vực.
Ông Bảng cho biết sau khi nhà thầu và tư vấn giám sát thực hiện kiểm điểm xong, Khu 4 sẽ báo cáo toàn bộ sự việc lên Sở GTVT để chế tài theo quy định đối với liên danh nhà thầu Công ty TNHH Quảng Thịnh – Công ty TNHH MTV Xây dựng Trọng Nghĩa, Công ty TNHH Kỹ thuật tự động Bách Việt. Khu 4 cũng sẽ tăng cường trách nhiệm giám sát của đơn vị hơn nữa để tránh trường hợp bị nhà thầu và tư vấn giám sát “qua mặt”.
Chất lượng có bảo đảm?
Theo thạc sĩ Phạm Sanh, chuyên gia giao thông, thông thường khi thi công xong lớp móng đường, nhà thầu phải nhanh chóng thảm bê tông nhựa nóng để bảo đảm chất lượng của lớp móng đường.
Thế nhưng, đoạn đường Nguyễn Thị Thập vẫn nằm chờ thảm bê tông nhựa nóng nhiều ngày. Xe cộ lưu thông nhiều khiến hạt nhỏ bị bay mất, hạt to bị nghiền thành hạt nhỏ, cộng với việc tưới nước từ cống hằng ngày làm mất kết cấu đồng nhất của móng đường và tạo thành những chỗ yếu cục bộ. Khi phủ bê tông nhựa nóng lên, một thời gian sau mặt đường sẽ xuất hiện tình trạng ổ gà.
“Đây không phải là đường chờ lún nên làm đến đâu, nhà thầu phải thảm nhựa nóng đến đó. Nếu nhà thầu chưa kịp thảm nhựa và cho đường nằm chờ một thời gian dài thì phải phủ lên một lớp nhựa dính để bảo vệ móng đường, đằng này lại để trơ ra đó, làm vậy đường rất mau hư” – ông Sanh phân tích.
Theo NLD
Nước máy nhiễm phèn
Nhiều người dân sống ở khu dân cư tại ấp Phước Trung, xã Mong Thọ B, huyện Châu Thành (Kiên Giang) phản ảnh: "Nước máy từ trạm cấp nước của khu dân cư bị nhiễm phèn nặng, không dùng được nhưng đơn vị quản lý trạm cấp nước không khắc phục. Tại khu dân cư không cho người dân khoan "cây nước" nhưng có trường hợp là trưởng công an ấp lại khoan được".
Nước từ trạm cấp nước nhiễm phèn - Ảnh: T.Thái
Theo ông Đào Văn Châu - chủ tịch UBND xã Mong Thọ B, trạm cấp nước trên do Công ty Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn Kiên Giang bàn giao cho xã quản lý. Nước nhiễm phèn là do hệ thống lọc và bể lắng của trạm cấp nước bị hư. Xã đã đề nghị UBND huyện Châu Thành cấp vốn để sửa chữa các thiết bị này.
Còn việc trưởng công an ấp khoan "cây nước" trong khu dân cư, ông Châu cho biết đã kiểm điểm trường hợp này và đình chỉ không cho sử dụng.
Theo Tuổi Trẻ
Làng công nhân quanh năm dùng nước bẩn Suốt cả năm qua, hàng chục gia đình công nhân ở khu lán trại tạm, xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) phải sống khốn khổ vì sử dụng nguồn nước sinh hoạt hàng ngày vàng đục, cáu bẩn. Sau mỗi ngày làm việc mệt nhoài ở công trường, người lao động về khu nhà ở còn...