Vụ lật xe khách ở Kon Tum: Hai nạn nhân chấn thương nghiêm trọng
Trong đêm, các chuyên gia của Bệnh viện Chợ Rẫy mang theo bộ dụng cụ phẫu thuật lồng ngực đến Kon Tum, cấp cứu nạn nhân vụ lật xe khách.
Chiều 16/7, đại diện Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM, cho biết đơn vị này vừa hoàn thành chuyến công tác hỗ trợ Kon Tum điều trị các nạn nhân trong vụ tai nạn lật xe khách ở huyện Sa Thầy. Vụ tai nạn xảy ra khoảng 4h ngày 11/7, khiến 6 người chết, 34 người khác bị thương phải nhập viện cấp cứu.
Trước đó, ngay trong đêm 14/7, Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, đã điều thêm phẫu thuật viên lồng ngực cùng bộ dụng cụ phẫu thuật đến Kon Tum.
Bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy phẫu thuật khẩn cấp cho hai nạn nhân vụ lật xe ở Kon Tum. Ảnh: BVCC.
Video đang HOT
Đến trưa 15/7, các bác sĩ đã trực tiếp phẫu thuật cho hai trường hợp là L.T.N. (36 tuổi, Thanh Hóa) và P.Đ.T. (32 tuổi, Thanh Hóa). Đđối với hai trường hợp N.V.K. (41 tuổi, Thanh Hóa) và P.T.K. (29 tuổi, Kon Tum), các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy nhận định cả hai nạn nhân đều bị chấn thương rất nặng và nghiêm trọng.
BSCKII Phạm Thanh Việt, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Chợ Rẫy, đánh giá bệnh nhân N.V.K. bị dập cơ rất nhiều, li giải cơ vân và dẫn đến suy đa tạng, cần phải lọc máu liên tục.
Còn trường hợp nạn nhân P.T.K. bị tổn thương phổi và cột sống, khiến nạn nhân gần như bị liệt toàn bộ tay chân, khả năng hồi phục thần kinh của cột sống rất khó khăn. Trước mắt, bệnh nhân cần hồi sức để ổn định vấn đề về phổi. Sau này, việc phẫu thuật chỉ có thể hỗ trợ bệnh nhân được chức năng cơ bản là ngồi.
Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy thăm bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Kon Tum. Ảnh: BVCC.
Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Ngọc Hồi, tuyến đầu tiếp nhận cấp cứu, điều trị cho các nạn nhân trong vụ lật xe, hiện còn 8 bệnh nhân. Qua hội chẩn, các bác phát hiện thêm một số trường hợp có khả năng bị chấn thương tương tự ở phổi nên đã đề nghị chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum để có phương án điều trị thích hợp.
“Các nạn nhân cùng bị tai nạn trên một chuyến xe nên cơ chế chấn thương giống nhau. Đa số bị chấn thương ngực, gãy xương sườn và chảy máu màng phổi. Sau khi phẫu thuật xong, các phẫu thuật viên sẽ tiếp tục theo dõi ca bệnh, hội chẩn từ xa. Nếu cần thiết, chúng tôi sẽ trực tiếp lên Kon Tum để hỗ trợ,” bác sĩ Việt cho biết thêm.
Kon Tum xuất hiện ba ca bạch hầu
Ba bệnh nhân 11-25 tuổi, dương tính với bệnh bạch hầu. Như vậy nửa đầu năm Kon Tum ghi nhận 8 ca bạch hầu.
Chiều 29/6, Sở Y tế tỉnh Kon Tum ghi nhận ba ca bạch hầu mới là A Li Minh Sơn 11 tuổi và Y Sanh 25 tuổi, cùng ở huyện Đăk Tô; A Hải 10 tuổi, ở xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy. Ba người đang được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Đăk Tô và Sa Thầy, sức khỏe ổn định.
Bác sĩ thăm khám, tiêm vaccine phòng bạch hầu cho người dân tại ổ dịch ở Đăk Nông. Ảnh: Trần Hóa.
Sáu hôm trước, nhà chức trách cũng phát hiện ba ca bạch hầu, với các triệu chứng khi mới nhập viện là đau họng, nuốt khó, họng có giả mạc trắng đục bao phủ vòm họng, không ra máu. Mẫu bệnh phẩm gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, xét nghiệm đều dương tính.
Chiều nay, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Kon Tum phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Đăk Tô, Sa Thầy khống chế hai ổ dịch. Giới chức y tế lấy 36 mẫu xét nghiệm tại hai ổ dịch ở xã Diên Bình, huyện Đăk Tô; ổ dịch xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy lấy 52 mẫu xét nghiệm, là những người tiếp xúc gần bệnh nhân, có biểu hiện sốt.
Từ đầu năm đến nay, Kon Tum ghi nhận có 8 ca nhiễm bạch hầu, trong đó 5 ca nhiễm hiện đã âm tính. Tỉnh Đăk Nông ghi nhận 12 ca dương tính bạch hầu, một trong số đó đã tử vong.
Kon Tum xuất hiện ca bạch hầu mới Ngày 28.6, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum phối hợp Trung tâm y tế H.Sa Thầy (Kon Tum) tổ chức tiêu trùng, khử độc khu vực có ca mắc bệnh bạch hầu mới. Triệu chứng của bệnh bạch hầu là đau họng, sốt, sưng cổ, có mảng màu xám dày ở họng và amiđan - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Đồng...