Vụ lắp camera nhà lãnh đạo : ‘Phải xuất tiền túi trả lại ngân sách’
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng nhận thấy việc lắp camera nhà riêng lãnh đạo là chưa phù hợp nên thống nhất các cá nhân phải xuất tiền túi để trả lại ngân sách.
Sáng 30/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng họp để xử lý vụ Phó bí thư Huỳnh Văn Sum ký quyết định duyệt chi gần 1 tỷ đồng lắp camera nhà lãnh đạo. Trước sự phản ứng của dư luận, những thành viên dự họp đánh giá việc chi tiền từ ngân sách Đảng để lắp camera là chưa phù hợp nên thống nhất thu hồi quyết định do ông Sum ký.
“Ban Thường vụ tiếp thu ý kiến của báo chí với tinh thần cầu thị. Cụ thể là thống nhất thu hồi quyết định, hoàn trả tiền ngân sách, nghiêm túc rút kinh nghiệm về việc này”, ông Lâm Văn Mẫn, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng nói với Zing.vn.
Kiểm điểm trách nhiệm tập thể và cá nhân liên quan
Chiều 30/9, Tỉnh ủy Sóc Trăng ra thông cáo báo chí về việc xử lý việc lắp camera an ninh nhà riêng cán bộ trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Thông cáo ban hành sau cuộc họp vào sáng cùng ngày và Ban Thường vụ kết luận rằng việc lắp đặt camera an ninh góp phần đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Việc giám sát có khu vực nhà riêng các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy gắn với giám sát an ninh lối xóm, cộng đồng.
Tuy nhiên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng thừa nhận khi triển khai thực hiện đã sai về nguyên tắc, số lượng, nguồn kinh phí. Do đó, Ban Thường vụ quyết định hủy quyết định số 1542 ngày 24/5/2019 về việc cấp kinh phí lắp camera an ninh nhà riêng cán bộ trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Thu hồi số tiền đã chi lắp đặt camera nhà riêng của 12 cán bộ là trên 882,8 triệu đồng.
“Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiến hành họp kiểm điểm trách nhiệm của tập thể và các cá nhân liên quan đã để xảy ra sai sót này; báo cáo đầy đủ sự việc và xin ý kiến chỉ đạo của Trung ương”, thông cáo báo chí nêu.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng cũng lên tiếng cảm ơn các phóng viên và nhân dân kịp thời đóng góp thông tin giúp Ban Thường vụ phát hiện, khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Không cần công an theo dõi bảo vệ
Trước đó, Phó bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Huỳnh Văn Sum đã ký quyết định chi gần 1 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Đảng để lắp camera cho tất cả cán bộ trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Ban này gồm 16 người, đứng đầu là Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Phan Văn Sáu có nhà riêng ở An Giang.
Ngoài ông Sáu, người còn lại có nhà ngoài tỉnh Sóc Trăng là đại tá Lê Minh Quang, Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng. Theo ông Quang, nhà riêng của những cán bộ trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy là mục tiêu bảo vệ, phòng chống khủng bố nên lắp camera. Tuy nhiên, đại tá này không lắp camera bằng tiền ngân sách Đảng vì nhà riêng ở Hà Nội.
Video đang HOT
“Nhà tôi có gắn đâu, ở Hà Nội mà. Ở đây là địa phương nên làm, mình ở thủ đô thì lắp làm gì. Chúng tôi đã lắp camera trên chục tuyến đường. Điểm nào liên quan đến an ninh quốc gia thì phải lắp để bảo vệ”, đại tá Quang nói.
Trước cổng nhà một lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng ở huyện Kế Sách có gắn 2 camera. Ảnh: Tuấn Anh.
Nhà không xa như đại tá Quang nhưng ông Lê Văn Hiểu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đã từ chối lắp camera từ đề án của Văn phòng Tỉnh ủy. Theo ông Hiểu, trước đây gia đình đã lắp camera ngoài cổng nhà bằng tiền cá nhân và không cần công an theo dõi để bảo vệ nên mạnh dạn từ chối.
Tương tự, Bí thư Thành ủy Sóc Trăng Nguyễn Văn Quận cũng không đồng ý gắn camera quanh nhà theo đề án của Văn phòng Tỉnh ủy. Theo vị Bí thư Thành ủy, ngoài tính chất riêng tư của gia đình, ông không cần công an phải gắn camera bảo vệ vì như vậy sẽ làm mất đi sự gần gũi với hàng xóm.
Giữ lại camera để bảo vệ an ninh khu phố
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sóc Trăng Nguyễn Văn Thống cho biết trước nhà ông ở khu dân cư 586 (TP Sóc Trăng) có lắp 4 camera từ đề án của Văn phòng Tỉnh ủy. Ngoài màn hình trong nhà để gia đình quan sát, ông Thống cho biết còn có màn hình đặt tại bộ phận bảo vệ chính trị nội bộ của Công an Sóc Trăng để theo dõi.
“Họ gắn camera mấy tháng rồi và doanh nghiệp nào gắn tôi cũng không biết. Camera vừa theo dõi nhà vừa phục vụ chung cho hàng xóm”, ông Thống nói.
Cùng quan điểm, ông Dương Sà Kha, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sóc Trăng, cho biết sẽ xuất tiền túi trả lại ngân sách để giữ lại 10 camera quanh nhà. Trong đó, có một số camera lắp ngoài đường sẽ góp phần bảo vệ an ninh khu phố nơi gia đình ông sinh sống tại xã Tài Văn, huyện Trần Đề.
Camera hướng vào cổng nhà một cán bộ ở Sóc Trăng. Ảnh: Tuấn Anh.
Theo ông Dương Sà Kha, có 12 người trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng lắp camera xung quanh nhà riêng. Bốn người không lắp là Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quận, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Hiểu, Bí thư Tỉnh ủy Phan Văn Sáu và Giám đốc Công an Sóc Trăng Lê Minh Quang.
Trao đổi với Zing.vn, Phó bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Huỳnh Văn Sum cho biết việc lắp camera nhà lãnh đạo không phải là căn cứ để truy xét ai đó nhưng là điều kiện để nhận dạng tội phạm. Ông Sum lấy ví dụ liên quan đến chuyện vợ ông bị giật dây chuyền, nhờ camera đã kiểm tra được biển số xe để bắt hung thủ.
“Lắp camera không phải căn cứ để bắt người ta mà làm căn cứ đánh giá, nhận dạng, phân loại đối tượng”, vị phó bí thư nói với Zing.vn.
Theo Zing.vn
Khâm phục lời cụ ông Nhật bị 'chặt chém' cuốc xích lô 2,9 triệu đồng
Điều khiến chúng ta phải khâm phục và suy nghĩ nhiều hơn cả, đó là phản ứng của cụ ông người Nhật Bản sau khi cụ bị "chặt chém" cuốc xích lô 2,9 triệu đồng.
Phạm Văn Dũng (bên phải) bị Công an quận 1 tạm giữ hình sự để điều tra.
Như Dân Việt đã đưa tin, sau khi được du khách Nhật là cụ Oki Toshiyuki (83 tuổi, ở Tokyo) cung cấp lộ trình và thời gian di chuyển, Công an P.Bến Nghé đã trích xuất hình ảnh từ camera, mời những người nghi vấn lên làm việc. Sáng 6/8, Công an đã xác định được người đạp xích lô "chặt chém" du khách người Nhật sau cuốc xích lô ngắn ở trung tâm TP.HCM với giá 2,9 triệu đồng là ông Phạm Văn Dũng (49 tuổi, ngụ Q.4, TP.HCM). Công an cũng đã mời ông Dũng về trụ sở làm việc.
Tại trụ sở làm việc sáng 6/8, người đàn ông này mới thừa nhận đã lấy của khách 2,9 triệu đồng.
"Tưởng ông ấy đã già, lấy tiền chậm nên tôi... tự ý lấy trong bóp của ông 4 tờ tiền mệnh giá 500.000 đồng và 2 tờ mệnh giá 200.000 đồng", ông Dũng khai tại cơ quan công an.
Hình ảnh ông Dũng chở cụ Oki sáng ngày 3.8 được cắt từ camera.
Vụ việc vẫn đang được giải quyết. Nhưng điều khiến chúng ta phải khâm phục và suy nghĩ nhiều hơn cả, đó là phản ứng của cụ Oki Toshiyuki người Nhật Bản. Từ đầu đến cuối, Cụ Oki đều nhận lỗi về mình, khi biết gia cảnh người xích lô (là ông Dũng) cũng không khá giả, cụ Oki hoàn toàn không muốn đòi lại số tiền mình bị "chặt chém". Nói về sự việc, cụ Oki đều nói: "Lỗi tại tôi, là do tôi không hỏi giá trước".
Đây phải chăng là một trong những nét tính cách rất đặc trưng của sự khắc kỷ, luôn nghiêm khắc với bản thân mình, luôn nhận trách nhiệm về mình. Cụ Oki đã có những ứng xử khiêm tốn và hết sức có trách nhiệm.
Hối hận về hành động của mình, trước đó, tài xế Phạm Văn Dũng (49 tuổi) cũng đã cố gắng gửi thư xin lỗi đến cụ Oki Toshiyuki (83 tuổi) vì đã lấy 2,9 triệu đồng của cụ.
Thư xin lỗi của của tài xế xích lô lấy 2,9 triệu của du khách Nhật.
"Tôi vô cùng hối hận nên tôi xin lỗi ông Oki và gia đình. Tôi mong nhận được sự tha thứ từ ông".
Người viết thơ Phạm Văn Dũng.
Đó là lời tâm sự của tài xế xích lô trong lá thư xin lỗi gửi đến cụ ông Oki qua gia đình cụ. Sáng 7/8 vừa qua, đại diện Sở Du lịch TP.HCM đã trao thư xin lỗi này tới tận tay chị Lê Thục Anh (40 tuổi, con dâu cụ Oki).
Cụ Oki Toshiyuki là kỹ sư máy tính, chế tạo rô bốt, từng đi nhiều nước trên thế giới, có thời gian 5 - 6 năm làm việc ở Trung Quốc. Đến tận 80 tuổi, cụ vẫn làm cố vấn cho các nhà máy ở Trung Quốc.
Ngày 3/8, ông Phạm Văn Dũng có nhận chở một du khách người Nhật tên Oki (sống ở Tokyo, Nhật Bản) từ chợ Bến Thành về khách sạn Liberty Central Saigon Riverside trên đường Tôn Đức Thắng (Q.1).
Khi đến trước khách sạn, cụ Oki trả 500.000 đồng thì người đạp xích lô tỏ ý đòi thêm tiền. Khi thấy du khách đang lúng túng, tài xế xích lô thò tay vào bóp lấy hết 5 tờ 500.000 và 2 tờ 200.000 đồng rồi bỏ đi.
Theo Danviet
Bé trai lớp 1 bị bỏ quên trên ô tô: Người đón không kiểm đếm, lái xe không kiểm tra, giáo viên không thông báo Monitor Quy không đếm số lượng học sinh, giáo viên chủ nhiệm biết vắng học sinh nhưng không thông tin, lái xe cũng không kiểm tra xe. Theo báo cáo nhanh của trường Tiểu học quốc tế Gateway, sáng 6/8, hệ thống xe buýt của trường đón học sinh tại các điểm như đăng ký. 6h55 sáng cùng ngày, xe buýt số 19...