Vu Lan, con nhớ mẹ chồng!
Hôm nay, nhìn chồng con tất tưởi sắp mâm cỗ từ sớm, con thấy chạnh lòng.
Trước giờ, chồng con chưa bao giờ làm việc đó, có sai anh nhặt rau anh cũng càu nhàu chứ đừng nói tới việc nấu nướng. Vậy mà, hôm nay, anh nói, anh muốn tự tay mình nấu ăn, chuẩn bị những món mà mẹ thích để… cúng cho mẹ. Bỗng nhiên, nước mắt con rơi.
Mẹ biết không, ngày còn có mẹ, anh và con luôn tị nạnh nhau để cho mẹ nấu cơm, hai chúng con như hai đứa trẻ con bắt mẹ phục vụ. Mẹ cứ tất tả, đon đả làm hết mọi việc, ngay cả việc giặt quần áo cho con cái. Con có tranh mẹ cũng không cho phần làm, vì mẹ nói, hai đứa bận công việc cơ quan, phải nghỉ ngơi lấy sức khỏe còn đi làm, còn sinh con đẻ cái.
Lúc đó, thấy mẹ như thế, hai đứa lại hí hửng đi chơi, rồi cười thầm trong lòng vì đã nịnh được mẹ, đã làm được &’khổ nhục kế’ để cho mẹ đồng ý cho chúng con đi chơi khuya. Nhưng không phải chúng con ích kỉ, dồn việc cho mẹ. Chỉ là tuổi trẻ còn bồng bột và nông nổi, chưa biết được sự hi sinh cao cả, đức độ lớn lao của mẹ. Chỉ khi có con rồi, con mới bớt trẻ con đi và hiểu thế nào là sự vất vả, nỗi lo lắng và gánh nặng trên đôi vai của người mẹ. Con muốn báo đáp cho mẹ, nhưng đã quá muộn, mẹ đã đi xa rồi.
Con nhớ mẹ vô cùng mẹ ơi (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Chồng con, người con trai yêu dấu của mẹ đang trầm ngâm trước mâm cỗ đã chuẩn bị cả buổi và nhìn vào tấm ảnh của mẹ trên mâm thờ. Mẹ ơi, con biết, chúng con đã khiến mẹ khổ tâm quá nhiều, khiến mẹ bận lòng quá nhiều mà chưa lo lắng được gì cho mẹ. Giờ đây, khi con muốn cả ngàn lần nói câu yêu thương mẹ, thì mẹ lại không thể nào nghe được nữa. Những giọt nước mắt bắt đầu lăn trên gò má chồng con, con biết lúc này, anh ấy đang nhớ mẹ vô cùng, cả con cũng thế.
Cháu không còn được nũng nịu goi tiếng &’bà ơi’ mỗi khi đòi sữa. Con cũng không còn được nghe những lời cằn nhằn của người mẹ chồng mà trước đó con hay ca thán với chồng là bệnh của người già. Con thèm được cảm giác nghe mẹ mắng biết bao, thèm cảm giác mẹ vỗ mông cháu và quát “bố mẹ mày chỉ giỏi chiều hư!”.
Hôm nay, ngày lễ Vu Lan, mẹ ở nơi xa đó có lạnh không mẹ? Mẹ hãy yên tâm rằng, chúng con thật sự bình an, sống rất tốt và cháu của bà cũng rất ngoan. Chúng con thật sự rất yêu thương nhau, không bao giờ dối mẹ. Chồng con cũng nhớ mẹ nhiều lắm, anh ấy đã vì mẹ mà làm những việc chưa bao giờ làm. Con thương mẹ, thương cả người mẹ ruột đã sinh ra con. Hôm nay đây, chúng con sẽ đưa cháu về sum vầy với ông bà. Mẹ đừng buồn mẹ nhé, vì lúc nào chúng con cũng luôn luôn nhớ về mẹ dù mẹ ở rất xa chúng con.
Theo VNE
Cồn cào nỗi nhớ mẹ chồng khi ra ở riêng
Có những thứ tình cảm mà khi ở gần nhau, ta vô tình lãng quên hoặc không thể nhận ra. Nhưng khi đã xa nhau rồi, ta mới cảm nhận được đó là thứ tình cảm đáng quý, đáng trân trọng biết bao.
Nhớ ngày bé, khi còn là học sinh cấp 1, nhiều lúc ghét cay ghét đắng đứa bạn cùng bàn ngồi lần sang bàn mình và không xin phép. Thế là, lập tức lấy mẩu phấn vạch một đường hết bàn, cấm không cho bạn chạm tay sang. Chạm vào là lấy thước đánh. Giờ nghĩ lại thấy mình ích kỉ. Nhưng đó là tuổi học trò, tuổi trẻ con, còn ngây ngô chưa hiểu thứ gì. Rồi tới khi bạn chuyển lớp, mới thấy nhớ cái đứa bạn đó biết bao nhiêu. Rồi lại tò mò hỏi xem, giờ bạn ấy ra sao, học như thế nào và có còn nhớ mình hay không?
Khi lớn hơn được chút xíu, lại nhớ về chuyện hồi nhỏ mà thấy mình trẻ con thế. Nhưng dù sao, tuổi còn học đại học, cũng như tuổi còn học sinh cũng không hẳn là mình đã trưởng thành. Nhớ lại những ngày chỉ biết lao đầu vào học, tranh giành học bổng với bạn bè, rồi tới khi đi thi, bạn hỏi bài nhất định không chịu hé răng. Vì nếu nói ra, bạn sẽ điểm cao hơn mình và mình lại không đạt được học bổng. Thế là, hồi đó bạn bị điểm kém còn mình thì điểm cao nhất lớp. Cái thời ấy cũng chỉ là thời nông nổi. Ra trường rồi càng nhớ biết bao, gặp lại nhau có khi còn ngượng nghịu vì những kỉ niệm cũ ùa về. Nhưng giờ thì đã lớn, chuyện cỏn con trong quá khứ ai nhớ làm gì.
Vậy mà ngày ấy có khi vì giận cái chuyện không cho chép bài ấy mà hai đứa không ai nói chuyện với ai. Lắm lúc thấy mình thật có lỗi nhưng lại chẳng biết làm gì, dù quá tiếc một người bạn như vậy. Giá như có thể quay lại thời gian, mình nghĩ sẽ chẳng làm thế. Nhưng thời gian có quay lại bao giờ, lớn rồi thì mới thấu hiểu được. Lúc đó, đâu có thấy sự quan trọng của tình bạn. Chỉ là sự ích kỉ của bản thân, cá nhân mà thôi.
Bây giờ, gái lớn đi lấy chồng, ở với mẹ chồng. Ngày ngày phải nghe những lời xì xèo, những câu nói có vẻ góp ý nhưng mình lại cho đó là sự soi mói của mẹ. Có khi mẹ quan tâm cháu quá lại thấy mẹ lắm chuyện, rồi mẹ lạc hậu không biết chăm sóc con cháu khoa học. Nhớ có lần, mẹ càu nhàu về chuyện tiêu pha quá trớn, khi hai vợ chồng mua đủ thứ trong siêu thị về chất đầy nhà. Tính mẹ tiết kiệm, người già thì hay lo xa nên chỉ sợ con cái hoang phí rồi sau này không có tiền lo tương lai, con cháu. Nhưng con dâu như mình lại khó chịu, cho rằng, mẹ lạc hậu thì hiểu gì, thời buổi này ai chẳng sống như thế.
Cơm thì mình nấu nhiều món cho cả nhà ăn. Mẹ dặn, chỉ nên nấu một món rau, canh, một món mặn. (ảnh minh họa)
Cái hồi thằng cu bị ốm, mình dùng thuốc mãi không khỏi, mẹ cứ bảo mình phải dùng cách dân gian. Mình nhất định không cho bà làm dù bà đã nói, trước con trai bà, tức chồng mình cũng bị như vậy và đã khỏi theo cách chữa trị kia. Vậy mà, mình chỉ sợ bà làm ăn lung tung, làm hại con mình nên mình kiên quyết không cho. Tối ấy, bà thấy mình ngủ, thương cháu, đã dùng cách đó và hiệu quả thật. Nhưng mình vẫn không chịu thừa nhận, khi đó mình còn nói, chắc là do thuốc kháng sinh phát huy tác dụng.
Cơm thì mình nấu nhiều món cho cả nhà ăn. Mẹ dặn, chỉ nên nấu một món rau, canh, một món mặn. Cùng lắm là hai món mặn cho cả nhà ăn vừa đủ. Còn cơm thì tiết kiệm gạo, nấu vừa phải vì nhà cũng không nuôi chó mèo. Mình xem câu đó như sự xúc phạm mà mẹ chồng dành cho mình, vì thật ra, người chưa ăn đã lo chuyện đổ cho chó mèo là không nên. Thế là mình giận mẹ, mình đòi ra ăn riêng.
Sau rất nhiều cái khó chịu như vậy (là do mình tự suy diễn), mình xin ra ngoài ở riêng. Chồng không đồng ý nhưng mình quyết định ăn vạ, làm khó chồng đủ thứ khiến anh phải dọn ra ngoài. Ngày mới chuẩn bị đi, mình hí hửng lắm, thích thú lắm. Mình cho rằng, bố mẹ mình thật sự cần không gian yên tĩnh, và gia đình mình cũng vậy.
Nhưng chỉ được 2 tuần, cuộc sống của mình đảo lộn và mình bắt đầu ân hận...
Khi ở gần, người ta rất khó yêu thương, gần gũi nhau, hoặc là tình cảm, tình người ấy sẽ không nhiều như lúc chúng ta chia xa nhau. (ảnh minh họa)
Bây giờ, mình lại thấy nhớ mẹ chồng da diết, có khi muốn rơi nước mắt vì chẳng còn ai làm phiền mình nữa, chẳng có ai tranh phần chăm cháu với mình nữa. Nhưng những gánh nặng đó giờ lại đè lên vai mình. Có khi con khóc, không thấy bà đâu, không thấy bà ra dỗ dành cháu mà buồn vô cùng. Giá như có mẹ chồng ở đây, mọi thứ sẽ khác. Thật ân hận vì đã làm mất đi tình cảm bạn bè.
Lúc này, mình mới thật sự thấm thía rằng, thứ mất đi với là thứ quan trọng. Khi ở gần, người ta rất khó yêu thương, gần gũi nhau, hoặc là tình cảm, tình người ấy sẽ không nhiều như lúc chúng ta chia xa nhau. Giờ thì, mình thật sự muốn van xin chồng cho tôi quay lại, sống cùng với mẹ, để mẹ quan tâm, lo lắng và chăm sóc cho cháu nội của bà. Mình không biết, mình đã đủ tuổi để chín chắn chưa, đã đủ tuổi để nghĩ thông suốt chưa hay là vẫn còn nông cạn, nhưng mình nhất định không hối hận về việc làm này. Vì thật sự, xa mẹ mới biết mẹ thực sự rất yêu thương gia đình, thương con dâu và cháu nội. Mẹ à, một lần nữa, con xin lỗi mẹ!
Theo VNE
'Đố ai nằm võng không đưa' Có ai ngồi lên võng mà lại không đưa võng, có mẹ chồng nàng dâu nào lại không xảy ra những mâu thuẫn, đố kị. Người ta ví cái chuyện 'nằm võng không đưa' giống như chuyện mẹ chồng con dâu. Có ai ngồi lên võng mà lại không đưa võng, có mẹ chồng nàng dâu nào lại không xảy ra những mâu...